GIỚI THIỆU VỀ AGRIBANK CHI NHÁNH EARAL BUÔN HỒ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại agribank chi nhánh earal buôn hồ (Trang 43)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1. GIỚI THIỆU VỀ AGRIBANK CHI NHÁNH EARAL BUÔN HỒ

2.1.1. Sơ lƣợc quá trình hình thành AgriBank Chi nhánh EaRal Buôn Hồ

AgriBank Chi nhánh EaRal Buôn Hồ, “ra đời” trên cơ sở điều chỉnh

và nâng cấp Chi nhánh AgriBank EaRal hoạt động hạn chế phụ thuộc AgriBank huyện EaH’leo về phụ thuộc AgriBank Chi nhánh Buôn Hồ theo Quyết định số 1278/QĐ/HĐQT-TCCB ngày 21/09/2009 của Hội đồng quản trị AgriBank Việt Nam. Chính thức đi vào hoạt động vào ngày 01/10/2009, trụ sở đặt tại Km86, QL14, Huyện EaH’leo, Tỉnh Đăk Lăk; với quy mô là chi nhánh cấp II loại 3, đến 31/12/2015, tổng số cán bộ nhân viên là 19 ngƣời; trực tiếp kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận theo phân cấp trên địa bàn Huyện Ea H’leo.

2.1.2. Tổ chức hoạt động của AgriBank Chi nhánh EaRal Buôn Hồ

AgriBank EaRal Buôn Hồ thực hiện toàn bộ các chức năng kinh doanh tiền tệ, dịch vụ ngân hàng theo luật các tổ chức tín dụng, nhƣ: Huy động vốn; cho vay; kinh doanh ngoại hối; cung ứng các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ; cầm cố, chiếc khấu thƣơng phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác theo quy định của Agribank; bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh đảm bảo chất lƣợng sản phẩm, bảo lãnh hoàn thanh toán, bảo lãnh đối ứng và các hình thức bảo lãnh ngân hàng khác cho các tổ chức, cá nhân trong nƣớc theo quy định của Agribank; kinh doanh các dịch vụ ngân hàng khác đƣợc Nhà nƣớc và Agribank cho phép.

-Cơ cấu tổ chức của chi nhánh

Trên cơ sở chức năng nhiệm vụ đƣợc AgriBank Việt Nam giao và căn cứ Quy chế tổ chức và hoạt động của AgriBank Việt Nam, Agribank EaRal Buôn Hồ có cơ cấu tổ chức nhƣ sau:

Các phòng nghiệp vụ của Agribank EaRal Buôn Hồ trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ chuyên môn theo quy định, trực tiếp kiểm tra, kiểm soát các hoạt động nghiệp vụ trên tất cả các lĩnh vực tại chi nhánh

2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2012-2015

Trong những năm qua, kể từ khi đƣợc nâng cấp cuối năm 2009, Agribank Chi nhánh EaRal Buôn Hồ luôn giữ đƣợc sự tăng trƣởng ổn định và là ngân hàng hàng đầu trong đầu tƣ lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân trên địa bàn Huyện EaH’leo.

Bảng 2.1. Một số chỉ tiêu chủ yếu trong hoạt động kinh doanh Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Nguồn vốn huy động 50 61 72 99 116 Dƣ nợ cho vay 211 252 293 325 363 Trong đó: dƣ nợ KHCN 198 246 285 312 345 Nợ xấu/Tổng dƣ nợ (%) 1.80% 1.14% 1.82% 1.40% 1.50% Trong đó: nợ xấu KHCN 1.91% 1.16% 1.87% 1.45% 1.58%

(Nguồn: Báo cáo thường niên của phòng Kế hoạch kinh doanh, Kế toán ngân quỹ)

Tốc độ tăng trƣởng bình quân huy động vốn và dƣ nợ của chi nhánh giai đoạn 2012-2015 đạt khá 33% và 18% so với kế hoạch đề ra là tăng trƣởng bình quân hàng năm đạt từ 18%-25% đối với nguồn vốn huy động và đạt từ 8% đến 12% đối với dƣ nợ; nợ xấu ở mức cho phép của Agribank (<3%); lợi nhuận hàng năm đảm bảo thu nhập cho ngƣời lao động. Điều này đƣợc thể hiện qua Bảng 2.1

a. Về hoạt động tín dụng

Tín dụng là hoạt động chủ yếu của Agribank. Với chiến lƣợc kinh doanh thận trọng, lấy an toàn và chất lƣợng tín dụng đặt lên hàng đầu; bên cạnh đó, sự thiếu ổn định của nền kinh tế đã làm cho các DN cũng nhƣ ngƣời dân e dè trong việc vay vốn đầu tƣ nên giai đoạn 2012 - 2015 tốc độ tăng trƣởng tín dụng của Agribank EaRal Buôn Hồ chậm lại, tốc độ tăng trƣởng bình quân giai đoạn này chỉ đạt 14.68%, đặc biệt năm 2015 chỉ đạt 11.69%.

Bảng 2.2. Hoạt động tín dụng giai đoạn 2012 - 2015 Đơn vị tính: tỷ đồng TT Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 1 Dư nợ 211 252 293 325 363 - Ngắn hạn 139.5 163.4 190.9 213.9 243 - Trung, dài hạn 63.3 80.4 92.5 101.5 110.4 - Ủy thác đầu tƣ 8.2 8.2 9.6 9.6 9.6

2 Doanh số giải ngân 249.5 298.3 338.8 384.6 405.7

- Ngắn hạn 162.5 237.2 250.9 281.2 276.1 - Trung, dài hạn 82.8 57.1 81.3 98.4 123.6 - Ủy thác đầu tƣ 4.2 4 6.6 5 6 3 Doanh số thu nợ 219.5 257.3 297.8 352.6 367.7 - Ngắn hạn 140.7 213.3 223.4 258.2 247 - Trung, dài hạn 74.6 40 69.2 89.4 114.7 - Ủy thác đầu tƣ 4.2 4 5.2 5 6 4 Tốc độ tăng trưởng (%) 19.43% 16.26% 10.92% 11.69% (Nguồn: Báo cáo cuối năm của phòng Kế hoạch kinh doanh)

Về cơ cấu dƣ nợ theo kỳ hạn ta thấy, trong 4 năm qua tốc độ tăng trƣởng bình quân dƣ nợ trung dài hạn là 18.60% và tốc độ tăng trƣởng bình quân của nợ ngắn hạn đạt 18.55%.

b. Kết quả hoạt động kinh doanh

Tổng thu nhập và tổng chi phí giảm đều qua các năm, năm 2011 tổng thu nhập là 35.7 tỷ đồng, năm 2012 giảm còn 35.2 tỷ đồng, năm 2013 giảm còn 34.3 tỷ đồng và năm 2014 chỉ còn 33.7 tỷ đồng. Nguyên nhân là do từ năm 2012, Ngân hàng Nhà nƣớc đã có những chính sách về lãi suất và liên tục giảm trần lãi suất huy động từ 14%/năm xuống còn 8%/năm chính vì vậy

đã làm cho tổng chi phí và tổng thu nhập của Chi nhánh giảm dần trong giai đoạn vừa qua vì trong tổng thu nhập thì thu nhập từ hoạt động tín dụng (thu lãi tiền vay) là chủ yếu chiếm 95.17% trong tổng thu năm 2012; 96.11% trong tổng thu năm 2013; 95.25% trong tổng thu năm 2014, 94.83% trong tổng thu năm 2015 và trong tổng chi thì chi cho hoạt động tín dụng (chi phí huy động vốn, phí sử dụng vốn của trụ sở chính) là chủ yếu.

Bảng 2.3. Kết quả kinh doanh giai đoạn 2012 - 2014

Đơn vị tính: tỷ đồng STT Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 1 Tổng thu 35.7 35.2 34.3 33.7 32.9

- Thu lãi từ hoạt động TD 33.8 33.5 32.9 32.1 31.2

2 Tổng Chi 28.1 26.7 24.5 22.9 21.8

- Chi phí cho hoạt động TD 23.8 22.6 20.9 19.7 18.3

- Chi lƣơng nhân viên 1.4 1.6 1.7 2 2.4

3 Quỹ thu nhập (Thu-Chi

chưa lương) 9.0 10.1 11.5 12.8 13.5 (Nguồn: Báo cáo thường niên của phòng Kế toán ngân quỹ)

Mặc dù thu nhập từ hoạt đồng tín dụng giảm dần qua các năm từ 33.8 tỷ đồng năm 2011 chỉ còn 33.5 tỷ đồng năm 2012 giảm 1% so với năm 2011. Năm 2013 giảm 2% so với năm 2012, năm 2014 giảm 2.4% so với năm 2013 và năm 2015 giảm 2.8% so với năm 2014 nhƣng do chi phí cho hoạt động tín dụng cũng giảm và tốc độ giảm nhanh hơn thu nhập, cụ thể năm 2012 giảm 5% so với năm 2011, năm 2013 giảm 7.5% so với năm 2012, năm 2014 giảm 6% so với năm 2013 và năm 2015 giảm 4.8% so với năm 2014 nên trong giai đoạn vừa qua lợi nhuận của chi nhánh vẫn đảm bảo thu nhập cho ngƣời lao động, cụ thể: lợi nhuận năm 2012 đạt 10.1 tỷ đồng tăng 12.22% so với năm

2011. Năm 2013 đạt 11.5 tỷ đồng tăng 13.86% so với năm 2012. Năm 2014 đạt 12.8 tỷ đồng tăng 11.3% so với năm 2013 và năm 2015 đạt 13.5 tỷ đồng tăng 5.47%.

2.2. HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG KHCN TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH EARAL BUÔN HỒ EARAL BUÔN HỒ

2.2.1. Quy trình cấp tín dụng KHCN.

Ngày 08/07/2014 Tổng giám đốc Agribank ban hành Quyết định số 836/QĐ-NHNo-HSX về “Quy trình cho vay đối với khách hàng là hộ gia đình, cá nhân trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam”. Quy trình này quy định về trình tự, thủ tục xử lý các bƣớc nghiệp vụ trong quá trình cho vay của Agribank đối với khách hàng là hộ gia đình, cá nhân. Nhằm đảm bảo đầy đủ, thống nhất, đồng bộ về trình tự, thủ tục của quy trình cho vay phù hợp với đối tƣợng khách hàng là hộ gia đình, cá nhân. Xác định trách nhiệm của mỗi đơn vị, cá nhân tham gia trong từng khâu của quy trình cho vay nhằm đáp ứng yêu cầu giám sát phòng ngừa, hạn chế rủi ro và nâng cao chất lƣợng tín dụng.

Thẩm định các điều kiện cho vay: Thực hiện: Ngƣời thẩm định. 1.Tiếp nhận và hƣớng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn

Đối với khách hàng quan hệ vay vốn lần đầu:

- Tiếp nhận nhu cầu vay vốn, hƣớng dẫn khách hàng cung cấp giấy chứng minh nhân dân/hộ chiếu, các thông tin cần thiết và thiết lập hồ sơ vay vốn.

- Giới thiệu danh mục sản phẩm, dịch vụ của Agribank và phối hợp với các bộ phận có liên quan hƣớng dẫn khách hàng lập hồ sơ, thủ tục đăng ký sử dụng dịch vụ (nếu khách hàng có nhu cầu sử dụng);

- Phối hợp với bộ phận khách hàng (CIF) thực hiện đăng ký thông tin và cấp mã khách hàng theo quy định hiện hành của Agribank (nếu khách hàng

chƣa đƣợc cấp mã).

Đối với khách hàng đã có quan hệ tín dụng với Agribank:

- Tiếp nhận nhu cầu vay vốn và hƣớng dẫn khách hàng bổ sung, hoàn thiện hồ sơ cho vay;

- Phối hợp với bộ phận khách hàng (CIF) thực hiện đăng ký sửa đổi, bổ sung thông tin khách hàng theo quy định.

2.Thẩm định và lập báo cáo thẩm định

Ngƣời thẩm định tiến hành thu thập tài liệu, thông tin cần thiết về khách hàng, khoản vay để thực hiện các nội dung sau:

Rà soát, đánh giá tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ vay vốn; Tổng hợp thông tin quan hệ tín dụng của khách hàng từ Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) của Ngân hàng Nhà nƣớc (trừ trƣờng hợp không phải tra cứu thông tin theo chính sách tín dụng của Agribank từng thời kỳ), chấm điểm xếp hạng khách hàng theo quy định của Agribank.

Thẩm định các điều kiện vay vốn:

- Đánh giá năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự của ngƣời đứng tên vay và ngƣời thực hiện/ngƣời tham gia thực hiện dự án, phƣơng án vay vốn, trƣờng hợp ngƣời vay vốn không đồng thời là ngƣời thực hiện dự án, phƣơng án vay vốn;

- Đánh giá tính hợp pháp của mục đích vay vốn;

- Phân tích đánh giá khả năng tài chính của khách hàng;

- Phân tích đánh giá tính khả thi, hiệu quả của Dự án/Phƣơng án vay vốn;

- Việc áp dụng bảo đảm tiền vay và thẩm định tài sản bảo đảm tiền vay. Lập Báo cáo thẩm định đề xuất cho vay/không cho vay (trƣờng hợp không đồng ý cho vay phải nêu rõ lý do) và trình Ngƣời kiểm soát khoản vay.

Kiểm soát hồ sơ vay vốn và báo cáo thẩm định: Thực hiện: Ngƣời kiểm soát khoản vay.

1.Kiểm soát tính hợp pháp, hợp lệ và đầy đủ của bộ hồ sơ vay vốn; 2.Kiểm soát việc chấm điểm và xếp hạng khách hàng;

3.Kiểm soát nội dung Báo cáo thẩm định nêu rõ ý kiến đồng ý/không đồng ý với nội dung báo cáo thẩm định; đề xuất cho vay/không cho vay, ký nháy từng trang, ký kiểm soát và ghi rõ họ tên trên Báo cáo thẩm định.

Trƣờng hợp không đồng ý cho vay phải nêu rõ lý do để trình Ngƣời phê duyệt khoản vay.

Trƣờng hợp đồng ý cho vay:

- Nếu khoản vay không phải thông qua Hội đồng tín dụng trình Ngƣời phê duyệt khoản vay.

- Khoản vay phải thông qua Hội đồng tín dụng thực hiện trình Hội đồng tín dụng.

Phê duyệt khoản vay: Thực hiện: Ngƣời phê duyệt khoản vay.

Quyết định cho vay hay không cho vay theo thẩm quyền quyết định cấp tín dụng.

1.Nếu từ chối cho vay: Thông báo từ chối cho vay bằng văn bản gửi khách hàng trong đó nêu rõ lý do từ chối cho vay.

2.Nếu đồng ý cho vay:

Trƣờng hợp khoản vay thuộc thẩm quyền: Ngƣời phê duyệt khoản vay ghi ý kiến đồng ý, ký phê duyệt trên Báo cáo thẩm định và giao Phòng TD hoàn thiện hồ sơ theo quy định.

Trƣờng hợp khoản vay vƣợt thẩm quyền Ngƣời phê duyệt khoản vay ghi ý kiến chấp thuận cho vay và ký trên Báo cáo thẩm định, giao Phòng TD lập hồ sơ trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2.2.2. Kết quả hoạt động tín dụng KHCN tại Agribank chi nhánh EaRal Buôn Hồ EaRal Buôn Hồ

a. Cơ cấu dư nợ theo đối tượng KH

Dƣ nợ KHCN chiếm tỷ trọng cao trong tổng dƣ nợ của chi nhánh. Trong 4 năm qua chủ yếu tăng dƣ nợ tập trung ở đối tƣợng KH là cá nhân/hộ gia đình. Năm 2012, dƣ nợ của KH cá nhân/hộ gia đình đạt 246 tỷ đồng tăng 24.24% so với năm 2011, chiếm tỷ trọng 97.61% trong tổng dƣ nợ. Năm 2013, dƣ nợ của đối tƣợng này đạt 285 tỷ đồng, tăng 15.85% so với năm 2012, chiếm tỷ trọng 97.26% trong tổng dƣ nợ. Năm 2014, đạt 312 tỷ đồng tăng 9.74% so với năm 2013, chiếm tỷ trọng 96% trong tổng dƣ nợ. Năm 2015, đạt 345 tỷ đồng tăng 10.58% so với năm 2014, chiếm tỷ trọng 95% trong tổng dƣ nợ. Trong khi đó dƣ nợ của các tổ chức kinh tế có xu hƣớng giảm mạnh vào năm 2012 và tăng chậm những năm sau. Năm 2012 đạt 6 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 2.38% trong tổng dƣ nợ, giảm 53.84% so với năm 2011. Năm 2013, dƣ nợ là 8 tỷ đồng, tăng 2 tỷ đồng so với năm 2012, chiếm tỷ trọng 2.73% trong tổng dƣ nợ. Năm 2014, dƣ nợ là 13 tỷ đồng tăng 5 tỷ đồng so với năm 2013 và chỉ chiếm tỷ trọng là 4% trong tổng dƣ nợ và năm 2015, dƣ nợ là 18 tỷ đồng tăng 5 tỷ đồng so với năm 2014 và chỉ chiếm tỷ trọng là 5% trong tổng dƣ nợ. Nguyên nhân là do, kinh tế những năm gần đây luôn biến động, sản xuất kinh doanh của các DN bị trì trệ, nhiều DN bị thua lỗ, phá sản cộng với chính sách cho vay an toàn của ngân hàng dẫn đến dƣ nợ của các tổ chức kinh tế có xu hƣớng giảm mạnh trong năm 2012 và tăng chậm giai đoạn vừa qua.

Bảng 2.4. Cơ cấu dư nợ theo đối tượng KH giai đoạn 2012 - 2015 Đơn vị tính: tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 Cá nhân/Hộ gia đình 198 246 285 312 363 Tổ chức kinh tế 13 6 8 13 18 Tổng dƣ nợ 211 252 293 325 345

(Nguồn: Báo cáo thường niên của phòng Kế hoạch kinh doanh)

b. Cơ cấu dư nợ theo thời hạn vay

Dƣ nợ cho vay khách hàng cá nhân tập trung nhiều vào cho vay ngắn hạn khi mà tỉ trọng cho vay ngắn hạn luôn trên 63% tỉ trọng tổng dƣ nợ khách hàng cá nhân, đồng thời dƣ nợ cho vay ngắn hạn khách hàng cá nhân tăng lên qua các năm, từ 126.5 tỉ đồng vào năm 2011, tăng lên 225 tỉ đồng vào năm 2015. Điều này là do phần lớn khách hàng đến vay tại ngân hàng chủ yếu là phục vụ mục đích sản xuất kinh doanh nhiều hơn là phục vụ mục đích tiêu dùng.

Bảng 2.5. Cơ cấu dư nợ KHCN theo thời hạn vay giai đoạn 2012 - 2015

Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Ngắn hạn 126.5 157.4 182.9 200.9 225 Trung, dài hạn 71.5 88.6 102.1 111.1 120 Tổng dƣ nợ KHCN 198 246 285 312 345

c. Cơ cấu dư nợ phân theo mục đích vay:

Chi nhánh tập trung cho vay phục vụ mục đích sản xuất kinh doanh nhiều hơn, tỉ trọng khách hàng vay để phục vụ mục đích sản xuất kinh doanh luôn trên 60% và tăng tỉ trọng qua các năm, năm 2012 đạt tỉ trọng 65%, năm

2013 đạt tỷ trọng 66%, năm 2014 đạt tỷ trọng 67% và năm 2015 đạt tỷ trọng 67.5%. Điều này có thể giải thích là do khu vực Đăk Lăk có điều kiện thuận lợi để phát triển các mặt hàng cà phê, cao su, hồ tiêu… do đó có nhiều điều kiện để phát triển sản xuất kinh doanh và các dịch vụ thƣơng mại. Đồng thời nhu cầu chi tiêu của ngƣời dân nơi đây ít phong phú hơn so với các thành phố

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại agribank chi nhánh earal buôn hồ (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)