6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.2.1. Hoàn thiện công tác nhận dạng RRTD
Từ các nguyên nhân gây nên RRTD đã nhận diện, với việc phân tích số liệu nợ quá hạn bình quân của Agribank chi nhánh EaRal Buôn Hồ từ năm 2012 đến năm 2015 ta có bảng số liệu 3.1 phản ánh mức độ tác động của các nguyên nhân nợ quá hạn đến tình hình rủi ro tín dụng KHCN, sau đó sắp xếp các loại nguyên nhân theo tỷ lệ nợ quá hạn giảm dần.
Bảng 3.1. Dư nợ quá hạn KHCN bình quân qua các năm 2012 đến năm 2015 theo các nhóm nguyên nhân chủ yếu.
STT Nguyên nhân nợ quá hạn
Dƣ nợ quá hạn bình quân 4 năm (tỷ đồng) Tỷ lệ NQH bình quân Luỹ kế tỷ lệ NQH 1 Khách hàng sử dụng vốn sai mục đích 2.28 23.48% 23.48% 2 Khách hàng không có thiện chí trả nợ 1.51 15.55% 39.03% 3 Khách hàng làm ăn thua lỗ 1.35 13.90% 52.94% 4 Khách hàng cố tình cung cấp
thông tin sai lệch để lừa đảo 1.04 10.71% 63.65% 5 Ngân hàng định giá TSĐB cao
hơn giá trị thực tế của TSĐB 0.81 8.34% 71.99% 6 Ngân hàng nhận TSĐB của
bên thứ ba tiềm ẩn rủi ro 0.76 7.83% 79.81% 7 Thiên tai, dịch bệnh, tai nạn
bất ngờ 0.63 6.49% 86.30%
8 Cán bộ tín dụng CV lỏng lẽo 0.57 5.87% 92.17% 9 Cán bộ tín dụng không đủ
năng lực 0.45 4.63% 96.81%
10 Năng lực quản lý của ngân
Tại bảng 3.1, Dƣ nợ quá hạn bình quân 4 năm (2012 - 2015) đƣợc tính bằng tổng dƣ nợ quá hạn của 4 năm chia cho 4 và sắp xếp nợ quá hạn theo nguyên nhân phát sinh nợ quá hạn từ cao đến thấp. Tỷ lệ nợ quá hạn bình quân (%) đƣợc tính bằng dƣ nợ quá hạn theo từng nguyên nhân chia cho tổng dƣ nợ quá hạn của tất cả các nguyên nhân chủ yếu (10 nguyên nhân).
Để công tác nhận diện rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân đƣợc tốt cần: * Thu thập và khai thác thông tin trong hoạt động tín dụng: đây là một công việc hết sức quan trọng trong việc nhận dạng RRTD nhƣng hiện nay, tại chi nhánh, việc thu thập và phân tích dữ liệu vẫn chƣa đƣợc đề cao, chƣa đƣợc tiến hành một cách khoa học và liên tục. Trong khi đó hoạt động tín dụng lại đòi hỏi thông tin liên tục cập nhật và chính xác. Do vậy, muốn nắm bắt đƣợc những thay đổi của thị trƣờng, của KH thì chi nhánh cần phải đẩy mạnh hơn nữa việc thu thập thông tin tín dụng. Thu thập thông tin đầy đủ và chính xác sẽ giúp chi nhánh thuận lợi hơn trong nhận dạng rủi ro.
Đẩy mạnh hoạt động thông tin tín dụng sẽ cung cấp thông tin hữu hiệu cho công tác đánh giá nội bộ, hỗ trợ thực hiện tốt công tác quản trị RRTD của Agribank chi nhánh EaRal Buôn Hồ. Thông tin đầy đủ, chính xác về KH, về thị trƣờng có vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo chất lƣợng cho vay, hạn chế rủi ro. Do vậy, Agribank chi nhánh EaRal Buôn Hồ cần quan tâm, chú trọng hơn nữa trong việc đẩy mạnh hoạt động thông tin tín dụng vì lợi ích của chính mình.
Để khai thác sử dụng thông tin hiệu quả nhằm áp dụng các phƣơng pháp tính toán, đo lƣờng rủi ro Agribank chi nhánh EaRal Buôn Hồ cần thực hiện có hiệu quả các khâu sau đây:
- Thu thập thông tin về KH: Trong hoạt động tín dụng, nhiệm vụ này đóng vai trò rất quan trọng, nó ảnh hƣởng trực tiếp đến quyết định cho vay. Hiện nay, việc khai thác thông tin KH tại Agribank chi nhánh EaRal Buôn Hồ cũng giống nhƣ hầu hết các NHTM khác, thƣờng thông qua các báo cáo của
KH. Do vậy, đối với cán bộ tín dụng Agribank chi nhánh EaRal Buôn Hồ, bên cạnh việc thu thập thông tin từ KH cần thu thập thông tin từ các đối tác của KH, từ những ngân hàng mà KH có quan hệ, từ cơ quan quản lý KH, từ Trung tâm thông tin tín dụng và phòng ngừa RRTD của NHNN (CIC), từ phản ánh của cán bộ, công nhân viên,...
- Thu thập thông tin về thị trường: Khi KH đặt quan hệ tín dụng, bên cạnh việc khai thác thông tin về KH, cán bộ tín dụng Agribank chi nhánh EaRal Buôn Hồ còn phải khai thác thông tin mang tính chất thị trƣờng về sản phẩm KH kinh doanh nhƣ dự đoán tình hình cung cầu, giá cả sản phẩm, tài sản đảm bảo, ...
- Phân tích xử lý thông tin: Sau khi đã thu thập các nguồn thông tin, bộ phận tín dụng Agribank chi nhánh EaRal Buôn Hồ phải sàng lọc nguồn thông tin đã thu thập để phân tích, đánh giá KH, khả năng tài chính của KH, khả năng trả nợ vốn vay. Trên cơ sở đó ra quyết định cho vay, cho vay có thêm điều kiện hay từ chối cho vay, nhằm hạn chế rủi ro có thể xảy ra.
Cần tổ chức lƣu trữ, thu thập các thông tin về KH, thông tin thị trƣờng, thông tin công nghệ, xây dựng hệ thống cung cấp thông tin chấm điểm và xếp hạng tín dụng KH, dựa trên việc sử dụng các phần mềm tin học. Đây sẽ là căn cứ để đánh giá chính xác hơn về KH vay vốn và nâng cao khả năng, tốc độ xử lý, ra quyết định cho vay và đầu tƣ. Từng bƣớc hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hệ thống thông tin báo cáo, đảm bảo Ban Giám đốc nắm đƣợc mọi vấn đề liên quan đến hoạt động tín dụng một cách đầy đủ, cập nhật; có khả năng phản ứng kịp thời, hiệu quả khi có vấn đề nảy sinh.
* Nâng cao chất lƣợng công tác thẩm định hồ sơ tín dụng:
Chất lƣợng thẩm định hồ sơ tín dụng có ảnh hƣởng trực tiếp đến chất lƣợng tín dụng và khả năng thu hồi vốn và lãi cho ngân hàng. Chất lƣợng thẩm định tốt, chặt chẽ sẽ lựa chọn đƣợc những dự án có hiệu quả, loại trừ đƣợc những rủi ro và đảm bảo khả năng thu hồi vốn cho ngân hàng. Nếu chất lƣợng thẩm định không tốt, lỏng lẻo sẽ dễ dẫn đến sai lầm trong việc quyết
định cho vay, ngân hàng sẽ khó có khả năng thu hồi vốn.
Kiểm soát chặt chẽ hồ sơ pháp lý, hồ sơ chi tiết của dự án, khoản vay, báo cáo tài chính, tài sản đảm bảo từng KH nhằm thể hiện tính đầy đủ, hợp pháp và tính trong sạch của hồ sơ tín dung. Phân tích chi tiết hơn thông tin về KH qua việc xem xét quá trình hoạt động cần có đánh giá thêm về thay đổi quá trình hoạt động kinh doanh …
Khi thẩm định, cần xem xét kỷ về tài chính… để có cơ sở phân tích về tình hình sản xuất kinh doanh và năng lực tài chính của KH, làm cơ sở cho việc ra quyết định cho vay hoặc không cho vay.
Ngoài ra phân tích các yếu tố phi tài chính nhƣ hoạt động và triển vọng; quan hệ tín dụng với ngân hàng để đánh giá chi tiết hơn về tiềm năng, cơ hội trong quan hệ với KH trong tƣơng lai và mức độ hợp tác của KH trong việc trả vốn vay và lãi.