6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.4.1. Những kết quả đạt đƣợc
Qua phân tích tình hình hoạt động của Agribank Chi nhánh EaRal Buôn Hồ ta thấy trong thời gian qua Chi nhánh đã đạt đƣợc những kết quả đáng khích lệ trong công tác quản trị RRTD KHCN, đảm bảo an toàn trong kinh doanh, góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội ở địa phƣơng. Các cấp lãnh đạo ý thức đƣợc tầm quan trọng của hoạt động tín dụng đối với sự sống còn của ngân hàng và sự cần thiết phải quản lý, kiểm soát RRTD.
Công tác quản trị RRTD tại Agribank Chi nhánh EaRal Buôn Hồ ngày càng hiệu quả, đóng góp và nâng cao hiệu quả kinh doanh bền vững của Agribank góp phần quan trọng vào thúc đầy phát triển kinh tế xã hội ở địa phƣơng nhất là lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân.
Tỷ lệ nợ xấu của Agribank Chi nhánh EaRal Buôn Hồ trong những năm gần đây luôn đạt ở mức thấp, thấp xa so với mức giới hạn có thể cho phép theo thông lệ quốc tế cũng nhƣ ở Việt Nam là 5% và thấp hơn mức cho phép của Agribank là 3%.
Việc thu hồi nợ sau xử lý rủi ro trong những năm qua luôn đạt và đạt vƣợt kế hoạch Agribank giao. Do đó, một mặt đảm bảo cho lợi nhuận của Agribank Chi nhánh EaRal Buôn Hồ tăng cao và bền vững, mặt khác vẫn đảm bảo mở rộng tín dụng, đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế với chất lƣợng tín dụng đƣợc quản lý chặt chẽ.
Agribank Chi nhánh EaRal Buôn Hồ là NHTM hàng đầu và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cho vay nông nghiệp, nông thôn và nông dân, đặc biệt là tín dụng hộ sản xuất và cá nhân chiếm trên 90% tổng dƣ nợ với hơn 3.000 KH cá nhân hộ gia đình là KH truyền thống của Agribank Chi nhánh EaRal Buôn Hồ.
Mô hình quản trị rủi ro tín dụng KHCN của Agribank nói chung và Agribank Chi nhánh EaRal Buôn Hồ nói riêng đã có nhiều đổi mới theo yêu cầu hoạt động và theo thông lệ quốc tế. Theo đó, chức năng nhiệm vụ của các Phòng, Ban tại trụ sở chính và chi nhánh đƣợc quy định rõ ràng, cụ thể. Qua đó, việc xác định trách nhiệm của mỗi phòng trong công tác quản trị rủi ro tín dụng KHCN cũng đƣợc rõ ràng, cụ thể hơn.
Ứng dụng công nghệ thông tin trong phòng ngừa rủi ro tín dụng đã có những bƣớc cải tiến tích cực. Chƣơng trình giao dịch KH hiện nay của Agribank (chƣơng trình IPCAS) với hệ thống cơ sở dữ liệu tập trung đã hỗ trợ
rất nhiều trong việc khai thác, tìm hiểu thông tin KH, đặc biệt là KH từng giao dịch tại các chi nhánh của Agribank.
Hệ thống chấm điểm và xếp hạng KH đang đƣợc xây dựng tiến gần với thông lệ quốc tế. Quy định chấm điểm và xếp hạng KH theo công văn 1197/QĐ-NHNo-XLRR đang thực hiện tại Agribank đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu và dễ thực hiện.
Công tác phân loại, quản lý và xử lý nợ xấu đƣợc thực hiện thƣờng xuyên. Các khoản nợ xấu đƣợc xử lý RRTD theo quy định sau khi đã xem xét thấy mọi nỗ lực cần thiết để thu hồi khoản nợ là không có kết quả; phù hợp với quy định của NHNN Việt Nam và của Agribank.
Trong thời gian qua, do ảnh hƣởng của suy thoái kinh tế đã làm cho nhiều DN, hộ kinh doanh cà phê, nông sản trên địa bàn làm ăn thua lỗ, phá sản mất khả năng trả nợ nên đã làm ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ của một bộ phận hộ nông dân trên địa bàn dẫn đến nợ xấu KHCN của chi nhánh tăng. Năm 2012 giảm đƣợc 0.93 tỷ so với năm 2011, thì năm 2013 tăng 2.46 tỷ so với năm 2012, năm 2014 giảm đƣợc 0.78 tỷ so với năm 2013 thì năm 2015 tăng 0.9 tỷ so với năm 2014, dƣ nợ xấu của chi nhánh đến 31/12/2015 lên đến 5.45 tỷ đồng tăng hơn 43% so với cuối năm 2011.
Tuy nhiên, do có sự quan tâm sát sao của Ban giám đốc, công tác thu hồi nợ XLRR đã đƣợc triển khai thực hiện quyết liệt nên cũng đã đạt đƣợc kết quả đáng khích lệ. Năm 2012, thu hồi đƣợc 1.12 tỷ chiếm 32% số dƣ đầu kỳ, năm 2013 thu hồi đƣợc 1.24 tỷ chiếm 38.39% dƣ nợ đầu kỳ, năm 2014 thu hồi đƣợc đƣợc 1.3 tỷ chiếm 48.32% dƣ nợ đầu kỳ và năm 2015 thu hồi đƣợc 1.32 tỷ chiếm 53% dƣ nợ ngoại bảng đầu kỳ.
Bảng 2.9. Tình hình nợ XLRR KHCN bằng quỹ dự phòng giai đoạn 2012 - 2015 Đơn vị tính: tỷ đồng ST T Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 1 Số dƣ đầu kỳ 2.85 3.50 3.23 2.69 2.49
2 Phát sinh tăng trong kỳ 1.55 0.85 0.70 1.10 1.25 3 Phát sinh giảm trong kỳ 0.90 1.12 1.24 1.30 1.32
4 Số dƣ cuối kỳ 3.5 3.23 2.69 2.49 2.42
(Nguồn: Báo cáo thường niên của phòng Kế toán ngân quỹ)
Biện pháp đảm bảo tiền vay đƣợc áp dụng cụ thể đối với từng KH, do Giám đốc Agribank Chi nhánh EaRal Buôn Hồ quyết định trên cơ sở tỷ lệ cho vay không có tài sản đảm bảo theo quy định của Agribank trong từng thời kỳ.
Bảng 2.10. Cơ cấu dư nợ theo TSĐB của KHCN giai đoạn 2012 - 2015
Đơn vị tính: tỷ đồng T T Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 1 Tổng dƣ nợ KHCN (TDN) 198.00 246.00 285.00 312.00 345.00 - Dƣ nợ có TSĐB 134.50 183.65 226.50 264.60 293.25 - Dƣ nợ không có TSĐB 63.50 62.35 58.50 47.40 48.25 2 DN không có TSĐB/TDN (%) 32.07 25.34 20.52 15.19 13.99
(Nguồn: Báo cáo thường niên của phòng Kế hoạch kinh doanh)
Tài sản đảm bảo trong hoạt động tín dụng chính là những tài sản có giá trị mà KH vay đƣa ra để làm căn cứ chứng minh khả năng tài chính, hậu thuẫn chắc chắn cho các khoản cho vay, bảo đảm khả năng thu hồi vốn của ngân hàng. Các khoản vay có tài khoản đảm bảo sẽ làm giảm mức RRTD mà ngân hàng phải gánh chịu. Trong thời gian qua cơ cấu dƣ nợ có tài sản bảo
đảm của Agribank Chi nhánh EaRal Buôn Hồ tăng lên rõ rệt điều này thể hiện ở bảng 2.10.
Trong những năm gần đây, công tác quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân đã đƣợc Agribank hết sức quan tâm. Ngoài việc kiểm soát tăng trƣởng tín dụng, tăng cƣờng chất lƣợng tín dụng, tập trung giải quyết nợ xấu và kiểm soát chặt chẽ nợ quá hạn. Agribank đã thực hiện đổi mới cơ bản quản trị điều hành trong công tác tín dụng thông qua việc sửa đổi, bổ sung các quy chế, quy trình và áp dụng có hiệu quả các công cụ kế hoạch, giới hạn, cơ cấu tín dụng, cơ cấu KH hiệu quả. Agribank nói chung và Agribank Chi nhánh EaRal Buôn Hồ nói riêng đã thực hiện đánh giá đúng thực trạng tín dụng theo các chuẩn mực mới của NHNN. Trên cơ sở đó, đã có những biện pháp nhằm nâng cao năng lực thẩm định, thực hiện chỉnh sửa đổi mới phân cấp uỷ quyền, chuyển biến cơ cấu KH, cơ cấu dƣ nợ nhằm mục đích hình thành hệ thống quản lý rủi ro tín dụng.
Agribank nói chung, Agribank Chi nhánh EaRal Buôn Hồ nói riêng thực hiện mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ phù hợp với phạm vi hoạt động, tình hình thực tế, đặc điểm kinh doanh của mình theo tinh thần Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN của NHNN. Đây là một bƣớc tiến trong tiếp cận an toàn vốn, không chỉ nhằm mục đích phân loại nợ, mà còn nhằm đánh giá rủi ro khoản vay, quản lý chất lƣợng tín dụng. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ không chỉ giúp Agribank Chi nhánh EaRal Buôn Hồ kiểm soát chất lƣợng tín dụng tốt hơn, đánh giá KH một cách thống nhất trong toàn chi nhánh để từ đó có chính sách KH phù hợp. Đây cũng là căn cứ để Agribank Chi nhánh EaRal Buôn Hồ hoàn thiện các quy trình, thủ tục cấp tín dụng, qua đó nâng cao đƣợc chất lƣợng tín dụng.
Công tác trích lập dự phòng đƣợc Agribank Chi nhánh EaRal Buôn Hồ thực hiện theo Quyết định 450/QĐ/HĐTV-XLRR ngày 30/05/2014, phù hợp
với các quy định của Ngân hàng Nhà nƣớc, bao gồm dự phòng cụ thể và dự phòng chung. Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro đƣợc thực hiện theo nguyên tắc: “... trích đúng, đủ, kịp thời theo kết quả phân loại nợ tại thời điểm tính trích lập dự phòng; phản ánh đầy đủ, trung thực chi phí hoạt động kinh doanh và bảo đảm an toàn, phát triển bền vững ...” [5].
Công tác đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đối với đội ngũ cán bộ tín dụng đã đƣợc Chi nhánh đặc biệt chú trọng, tạo điều kiện cho tất cả cán bộ tín dụng tham gia các khóa đào tạo về phân tích tín dụng, quản lý RRTD và đánh giá tín dụng.
Chi nhánh có chính sách nhằm duy trì đối với KH tốt, có uy tín trong quan hệ tín dụng đồng thời thu hẹp các khoản tín dụng đối với KH đƣợc xem là có nguy cơ nợ quá hạn, gây rủi ro.
Chi nhánh đã nhận diện, lƣờng trƣớc đƣợc những dấu hiệu các khoản vay, KH có vấn đề để có những biện pháp ứng phó kịp thời qua xếp hạng KH bằng hệ thống xếp hạng nội bộ.