Kiến nghị đối với Agribank Buôn Hồ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại agribank chi nhánh earal buôn hồ (Trang 100 - 115)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.3.3. Kiến nghị đối với Agribank Buôn Hồ

* Nâng cao vai trò kiểm tra, kiểm soát nội bộ:

Công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ trong hoạt động ngân hàng là hết sức quan trọng nó ảnh hƣởng rất lớn đến việc tuân thủ quy trình nghiệp vụ, ảnh hƣởng rất lớn đến chất lƣợng cũng nhƣ rủi ro trong hoạt động ngân hàng. Hiện nay, đa phần cán bộ kiểm tra kiểm soát nội bộ của Agribank Buôn Hồ là cán bộ không đƣợc đào tạo chính thức, bài bản về nghiệp vụ kiểm toán, khả năng thu thập, phân tích, đánh giá và tổng hợp thông tin không cao nên chất lƣợng công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ không đƣợc tốt lắm.

Trong thời gian tới, Agribank Buôn Hồ nên quan tâm hơn đến công tác này; xây dựng chính sách, cán bộ làm công tác này phải có đạo đức, năng lực, đƣợc đào tạo bài bản về nghiệp vụ kiểm toán đồng thời thƣờng xuyên đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, kiến thức pháp luật cho bộ phận kiểm toán nội bộ trong quá trình tác nghiệp. Quy định trách nhiệm đối với cán bộ kiểm soát nội bộ, có chế độ khuyến khích thƣởng phạt để nâng cao tinh thần trách nhiệm trong hoạt động kiểm soát.

Quan tâm hơn nữa công tác phúc tra, và công tác sửa sai sau kiểm tra kiểm soát. Tránh việc sau khi kiểm tra xong thì mọi việc vẫn nhƣ cũ, công tác sửa sai chỉ đƣợc báo cáo bằng giấy, sai sót vẫn bị lặp lại nếu tiếp tục kiểm tra.

* Tiêu chuẩn hóa và có chế độ đãi ngộ đối với cán bộ làm công tác tín dụng:

Phẩm chất đạo đức cán bộ tín dụng là một nhân tố quan trọng trong việc quản trị rủi ro tín dụng. Do vậy, Agribank Buôn Hồ cần xây dựng một bộ quy định đối với cán bộ tín dụng, yêu cầu mỗi cán bộ tín dụng phải luôn tu dƣỡng về phẩm chất đạo đức, nêu cao ý thức trách nhiệm công việc, tuân thủ tuyệt đối quy định đối với một cán bộ tín dụng. Bên cạnh đó, Agribank Buôn Hồ cũng cần thƣờng xuyên tuyên truyền, phổ biến tƣ tƣởng cho ngƣời làm tín dụng, để mọi ngƣời hiểu và chấp hành đúng quy trình nghiệp vụ. Cán bộ ở cƣơng vị càng cao càng phải gƣơng mẫu trong việc thực hiện và tuân thủ các quy định. Có nhƣ vậy, không những giữ đƣợc phẩm chất đạo đức cán bộ tín dụng mà ý thức trách nhiệm cũng đƣợc nâng lên, xử lý công việc tín dụng của ngân hàng hiệu quả hơn, tích cực hơn. Hiện nay, các NHTM cổ phần đang cố gắng chiêu dụ những cán bộ ngân hàng có năng lực và kinh nghiêm về đầu quân cho họ. Do vậy, Agribank Buôn Hồ cần có những chính sách đãi ngộ tốt hơn để tránh việc chảy máu chất xám.

Đối với cán bộ có thành tích xuất sắc, Agribank Buôn Hồ cần biểu dƣơng, khen ngợi, tƣởng thƣởng xác đáng cả về vật chất lẫn tinh thần, kể cả việc nâng lƣơng trƣớc thời hạn hoặc đề bạt lên đảm nhiệm vị trí cao hơn. Đối với cán bộ có sai phạm, tuỳ theo tính chất, mức độ mà có thể giáo dục thuyết phục hoặc phải xử lý kỷ luật; phải thực hiện tiêu chuẩn hoá cán bộ tín dụng và kiên quyết loại bỏ, thuyên chuyển sang bộ phận khác những cán bộ yếu về tƣ cách đạo đức, thiếu trung thực, những cán bộ tín dụng thiếu kiến thức chuyên môn nghiệp vụ. Có nhƣ vậy, không những kỷ cƣơng trong hoạt động tín dụng và uy tín của Agribank sẽ ngày càng nâng cao mà chất lƣợng tín dụng chắc chắn sẽ đƣợc cải thiện đáng kể.

Kết luận Chƣơng 3

Trên cơ sở định hƣớng chung của Agribank và định hƣớng của Agribank chi nhánh EaRal Buôn Hồ, kết hợp lý luận và thực tiễn công tác quản trị RRTD KHCN giai đoạn 2012- 2015 của Agribank chi nhánh EaRal Buôn Hồ, luận văn đã mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cƣờng công tác quản trị RRTD KHCN của Agribank chi nhánh EaRal Buôn Hồ nói riêng và Agribank nói chung; đồng thời cũng nêu lên một số đề xuất kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nƣớc nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động tác nghiệp của các NHTM. Luận văn cũng kiến nghị với Agribank những giải pháp nhằm hoàn thiện hơn công tác quản trị rủi ro của Agribank nói chung và Agribank chi nhánh EaRal Buôn Hồ nói riêng.

KẾT LUẬN

Hoạt động tín dụng luôn tiềm ẩn rủi ro, việc nghiên cứu và áp dụng các biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng nhằm giảm thiểu tối đa những thiệt hại có thể xảy ra là nhiệm vụ hàng đầu của các NHTM. Thành công trong quản trị rủi ro tín dụng chính là kiểm soát đƣợc rủi ro ở một tỷ lệ tổn thất thấp nhất hoặc tối đa là bằng tổn thất dự kiến.

Luận văn “Quản trị rủi ro tín dụng KHCN tại Agribank Chi nhánh EaRal Buôn Hồ” đƣợc thực hiện trên cơ sở kết hợp giữa lý luận, thực trạng công tác quản trị rủi ro tại Agribank chi nhánh EaRal Buôn Hồ cùng với những kiến thức mà tác giả thu thập đƣợc trong quá trình học tập và thực tiễn công tác. Luận văn đã tập trung giải quyết các nội dung sau:

Một là, luận văn hệ thống hoá mang tính lý luận về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng đối với NHTM; nêu lên quy trình quản trị rủi ro tín dụng theo hiệp ƣớc Basel II.

Hai là, nghiên cứu thực trạng hoạt động tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng KHCN tại Agribank chi nhánh EaRal Buôn Hồ giai đoạn 2012 - 2014, trên cơ sở đó phân tích và đánh giá những kết quả đạt đƣợc và những mặt còn hạn chế, những nguyên nhân còn tồn tại trong quản trị rủi ro tín dụng KHCN tại Chi nhánh.

Ba là, đề xuất một số giải pháp cơ bản và kiến nghị mang tính khả thi đối với Ngân hàng Nhà nƣớc và Agribank nhằm nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng KHCN tại Agribank chi nhánh EaRal Buôn Hồ.

Hy vọng với đề tài này, luận văn sẽ có đóng góp một phần nhỏ vào việc giúp Agribank chi nhánh EaRal Buôn Hồ quản trị rủi ro tín dụng KHCN đƣợc chặt chẽ hơn, kiểm soát đƣợc các khoản nợ xấu, các khoản nợ có vấn đề, sớm

nhận diện đƣợc những rủi ro để từ đó có biện pháp xử lý hiệu quả, nâng cao chất lƣợng tín dụng trong thời gian đến.

Mặc dù đã rất cố gắng nhƣng luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận đƣợc sự góp ý của quí thầy, cô cũng nhƣ bạn bè, đồng nghiệp để luận văn đƣợc hoàn thiện và tốt hơn. Qua đây, em cũng xin chân thành cảm ơn Thầy GS.TS Nguyễn Trƣờng Sơn đã tận tình hƣớng dẫn em hoàn thành luận văn này.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

[1]. Nguyễn Minh Kiều (2009), Quản trị rủi ro trong ngân hàng, Nxb Thống Kê.

[2]. Nguyễn Minh Kiều (2009), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Nxb Thống Kê.

[3]. Ngân hàng Nhà nƣớc (2001), Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN, ngày 31/12/2001.

[4]. Ngân hàng Nhà nƣớc (2005), Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN, ngày 22/04/2005

[5]. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (2014), Quyết định 450/QĐ-HĐTV-XLRR, ngày 30/05/2014 và một số văn bản của Agribank liên quan đến công tác quản trị rủi ro tín dụng, Hà Nội. [6]. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh

Buôn Hồ (các năm từ 2012 đến 2014), Thông báo chỉ tiêu kế hoạch. [7]. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh

EaRal Buôn Hồ (các năm từ 2012 đến 2014). Website: [8].www.luanvanaz.com/su-can-thiet-cua-cong-tac-quan-tri-rui-ro-tin- dung.html. [9]. www.vi.wikipedia.org/. [10]. www.khoahockiemtoan.vn/Category.aspx?newsID=617. [11].www.ncseif.gov.vn/sites/vie/Pages/phuongphapxephangtindung-nd- 15933.html. [12].www.voer.edu.vn/m/tong-quan-ve-tin-dung-va-hoat-dong-tin-dung-cua- ngan-hang-thuong-mai/6523461e\

PHỤ LỤC

Phụ lục 1 - Phân loại tài sản “Có” theo trọng số rủi ro tín dụng

Tên nhóm Loại hình tài sản có

Nhóm A1 TSRR: 0%

Tiền mặt, chứng khoán phát hành bởi Kho bạc nhà nƣớc, chính phủ, khoản phải đòi đối với tổ chức vay đƣợc xếp hạng tín dụng AA - trở lên

Nhóm A2 TSRR: 20%

Khoản tiền mặt đang trong quá trình thu; khoản đặt cọc, bảo lãnh liên ngân hàng. Một số chứng khoán có tài sản thế chấp; trái phiếu bắt buộc trong nƣớc. Khoản phải đòi đối với tổ chức vay đƣợc xếp hạng tín dụng từ A+ đến A-

Nhóm A3 TSRR: 50%

Một số loại trái phiếu trong nƣớc khác

Các khoản phải đòi đối với tổ chức vay đƣợc xếp hạng tín dụng từ BBB+ đến BBB-

Nhóm A4 TSRR: 100%

Khoản phải đòi đối với tổ chức vay đƣợc xếp hạng tín dụng từ BB+ đến B-

Các tài sản nội bảng khác không thuộc các nhóm trên, gồm các khoản phải đòi đối với các Doanh nghiệp tƣ nhân, cá nhân, bất động sản và khoản vay đầu tƣ vào các chi nhánh và công ty con

Nhóm A5 TSRR: 150%

Khoản phải đòi đối với các tổ chức vay,các ngân hàng khác, các công ty chứng khoán bị xếp hạng tín dụng dƣới B-

Phụ lục 2 - Trọng số rủi ro tín dụng theo phương pháp tiêu chuẩn Đối tƣợng KH AAA tới AA- A+ tới A- BBB+ tới BBB- BB+ tới B- Dƣới B- Không XĐ CP và NHTW các nƣớc 0 % 20 % 50% 100% 150% 100% NH khác - tuỳ chọn1 20% 50% 100% 100% 150% 100% NH khác - tuỳ chọn 2 (HSTN dài hạn) 20% 50% 50% 100% 150% 50% Ngân hàng khác - tuỳ chọn 2 (HSTN ngắn hạn) 20% 20% 20% 50% 150% 20% Doanh nghiệp (gồm cả CTy bảo hiểm) 20% 50% 100% (tới BB-) 150% (từ BB-) Vay đầu tƣ vào chi

nhánh 75% Bảo đảm bởi TS dân cƣ 35% Bảo đảm bởi BĐS TM

100% (có thể thấp hơn khi đáp ứng các điều kiện khắt khe)

Nợ quá hạn trả 100% hoặc 150% Tất cả các tài sản

khác

Phụ lục 3 - Phân loại nợ đối với KH chưa xếp hạng (chưa đủ điều kiện xếp hạng hoặc chưa đúng lộ trình)

Tiêu chí phân loại Phân loại nhóm

nợ Các khoản nợ trong hạn.

Nợ nhóm 1 – Nợ đủ tiêu chuẩn

Các khoản nợ quá hạn dƣới 10 ngày.

Các khoản nợ đƣợc cơ cấu lại thời hạn trả nợ mà KH đã trả nợ đầy đủ trong thời gian 6 tháng đối với khoản vay trung và dài hạn, 3 tháng đối với khoản vay ngắn hạn. Các cam kết ngoại bảng đƣợc đánh giá KH có khả năng thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ theo cam kết.

Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày.

Nợ nhóm 2 – Nợ cần chú ý Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu.

Các khoản nợ thuộc nhóm 1 mà Agribank có đủ căn cứ đánh giá là khả năng trả nợ của KH bị suy giảm.

Các cam kết ngoại bảng (khi Agribank chƣa phải thực hiện nghĩa vụ cam kết) nhƣng đánh giá KH không có khả năng thực hiện các nghĩa vụ theo cam kết.

Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày.

Nợ nhóm 3 – Nợ dƣới tiêu chuẩn

Các khoản nợ đƣợc gia hạn lần đầu.

Các khoản nợ thuộc nhóm 1, nhóm 2 nhƣng đƣợc miễn hoặc giảm lãi do KH không có khả năng trả nợ theo hợp đồng.

Các khoản nợ thuộc nhóm 2 mà Agribank có đủ căn cứ đánh giá là khả năng trả nợ của KH bị suy giảm

Các cam kết ngoại bảng quá hạn dƣới 30 ngày tính từ ngày Agribank thực hiện nghĩa vụ theo cam kết

Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày Nợ nhóm 4 - Nợ nghi ngờ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn

Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai

Các cam kết ngoại bảng quá hạn từ 30 ngày đến 90 ngày tính từ ngày Agribank thực hiện nghĩa vụ theo cam kết Các khoản nợ thuộc nhóm 3 mà Agribank có đủ căn cứ đánh giá là khả năng trả nợ của KH bị suy giảm

Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày

Nợ nhóm 5 – Nợ có khả năng mất vốn Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn

trên 90 ngày theo thời hạn trả nợ đƣợc cơ cấu lại

Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai theo thời hạn trả nợ đƣợc cơ cấu lại

Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên

Các cam kết ngoại bảng quá hạn trên 90 ngày tính từ ngày Agribank thực hiện nghĩa vụ theo cam kết

Các khoản nợ thuộc nhóm 4 mà Agribank có đủ căn cứ đánh giá là khả năng trả nợ của KH bị suy giảm

Phụ lục 4 - Hạng mục và điểm số tín dụng trong tín dụng tiêu dùng

STT Các hạng mục xác định chất lƣợng tín dụng Điểm

1

Nghề nghiệp của người vay

Chuyên gia hay phụ trách kinh doanh 10

Công nhân có kinh nghiệm 8

Nhân viên văn phòng 7

Sinh viên 5

Công nhân không có kinh nghiệm 4

Công nhân bán thất nghiệp 2

2

Trạng thái nhà ở

Nhà riêng 6

Nhà thuê hay căn hộ 4

Sống cùng bạn hay ngƣời thân 2

3 Xếp hạng tín dụng Tốt 10 Trung bình 5 Không có hồ sơ 2 Kém 0 4

Kinh nghiệm nghề nghiệp

Nhiều hơn 1 năm 5

Từ 1 năm trở xuống 2

5

Thời gian sống tại địa chỉ hiện hành

Nhiều hơn 1 năm 2

Từ 1 năm trở xuống 1

6 Điện thoại cố định

Không 0 7 Số người sống cùng (phụ thuộc) Không 4 Một 4 Hai 3 Ba 3 Nhiều hơn ba 2 8

Các tài khoản tại ngân hàng

Cả tài khoản tiết kiệm và tài khoản phát hành Séc 4

Chỉ tài khoản tiết kiệm 3

Chỉ tài khoản phát hành Séc 2

Phụ lục 5- Khung chính sách hạn mức tín dụng theo mô hình điểm số

Tổng số điểm của KH Hạn mức tín dụng Từ 28 điểm trở xuống Từ chối cấp tín dụng

Từ 29 đến 30 điểm Đến 20 triệu VNĐ Từ 31 đến 32 điểm Đến 30 triệu VNĐ Từ 33 đến 34 điểm Đến 50 triệu VNĐ Từ 35 đến 36 điểm Đến 70 triệu VNĐ Từ 37 đến 38 điểm Đến 100 triệu VNĐ Từ 39 đến 40 điểm Đến 150 triệu VNĐ Từ 41 đến 43 điểm Đến 200 triệu VNĐ

Phụ lục 6- Xếp hạng của Moody's và Standard & Poor's

Cty xếp hạng Xếp hạng Tình trạng

Moody's

Aaa Chất lƣợng cao nhất Aa Chất lƣợng cao

A Chất lƣợng cao hơn vừa Baa Chất lƣợng vừa

Ba Chất lƣợng thấp hơn vừa

B Đầu cơ

Caa Chất lƣợng kém Ca Đầu cơ có rủi ro cao

C Chất lƣợng kém nhất

Standard & Poor's

AAA Chất lƣợng cao nhất AA Chất lƣợng cao

A Chất lƣợng cao hơn vừa BBB Chất lƣợng vừa

BB Chất lƣợng thấp hơn vừa

B Đầu cơ

CCC - CC Đầu cơ có rủi ro cao C Trái phiếu có lợi nhuận D Không đƣợc hoàn vốn

Phụ lục 7- Phân loại nhóm nợ theo kết quả xếp hạng KH

Xếp hạng KH theo HTXH nội bộ Phân loại nhóm nợ Nhóm nợ AAA Nợ đủ tiêu chuẩn Nhóm 1 AA A BBB Nợ cần chú ý Nhóm 2 BB B

Nợ dƣới tiêu chuẩn Nhóm 3 CCC

CC

C Nợ nghi ngờ Nhóm 4

D Nợ có khả năng mất

vốn Nhóm 5

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại agribank chi nhánh earal buôn hồ (Trang 100 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)