Thực trạng công tác nhận dạng rủi ro

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại agribank chi nhánh earal buôn hồ (Trang 56 - 60)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.3.1. Thực trạng công tác nhận dạng rủi ro

Hoạt động nhận dạng rủi ro diễn ra thƣờng xuyên, liên tục đối với tất cả các khoản cấp tín dụng, trong tất cả các giai đoạn của quá trình cấp tín dụng.

Công tác nhận dạng rủi ro tại chi nhánh hiện nay chủ yếu đƣợc thực hiện thông qua: Phân tích tình hình tài chính, phi tài chính, phân tích hồ sơ đề nghị vay vốn, kiểm tra thực tế khách hàng và quy chế quản lý rủi ro tín dụng, cụ thể:

- Phân tích các thông tin tài chính, phi tài chính

CBTD tiếp xúc, trao đổi với khách hàng, tìm hiểu thông tin của khách hàng thông qua nhiều kênh khác nhau, nhằm:

+ Tìm hiểu các thông tin liên quan đến khách hàng nhƣ tƣ cách đạo đức, sức khỏe, thiện chí trả nợ và nguồn thu nhập để trả nợ...

+ CBTD căn cứ vào hồ sơ vay vốn của khách hàng để thu thập các thông tin liên quan đến khách hàng từ nhiều nguồn khác nhau nhằm phục vụ cho việc ra quyết định cho vay hay không cho vay.

+ Các nguồn thông tin có thể khai thác: Trung tâm thông tin tín dụng của ngân hàng Nhà nƣớc, bạn hàng, đối tác của khách hàng, các NHTM khác…

+ Khi khai thác các nguồn thông tin khác, CBTD đánh giá tính chính xác của thông tin đƣợc khách hàng cung cấp, uy tín của khách hàng trên thị trƣờng, các mối quan hệ của khách hàng…

- Phân tích hồ sơ đề nghị vay vốn

Căn cứ thông tin nhu cầu tín dụng của khách hàng, CBTD kiểm tra tính phù hợp giữa nhu cầu vay vốn với các danh mục đăng ký kinh doanh của khách hàng; tìm hiểu các nguồn thu để trả nợ gốc, lãi, các nội dung liên quan đến tình hình tài chính của khách hàng, đến phƣơng án vay vốn và trả nợ, đến TSBĐ tiền vay, xu hƣớng và đặc trƣng ngành nghề khách hàng đang hoạt động. Mục đích để đánh giá phƣơng án vay vốn của khách hàng, khả năng trả nợ của khách hàng, nhận biết các rủi ro khác trong khi thực hiện phƣơng án vay vốn nhƣ rủi ro từ TSĐB, rủi ro đầu vào và đầu ra của phƣơng án vay vốn

của khách hàng, rủi ro về phong tục tập quán, rủi ro do môi trƣờng pháp lý…để quyết định cho vay hay từ chối cho vay.

- Thẩm định thực tế

Sau khi đồng ý cấp tín dụng cho khách hàng, hoàn thiện xong các thủ tục giải ngân cho khách hàng. Sau mỗi lần giải ngân, tùy thuộc vào phƣơng án và thời gian vay vốn, CBTD, phụ trách phòng tín dụng hoặc Lãnh đạo chi nhánh sẽ tiến hành kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay của KH và định kỳ hàng quý hoặc đột xuất kiểm tra tình hình hoạt động, TSĐB của khách hàng trong suốt quá trình vay vốn. Từ đó tận mắt chứng kiến, kiểm tra những điều kiện về mục đích sử dụng vốn, nguồn thu nhập, giá trị hiện tại của TSĐB mà khách hàng đã cam kết trong hồ sơ vay vốn. Nếu phát hiện có sai sót, gian lận thì có thể có những biện pháp hữu hiệu để có thể khắc phục kịp thời.

- Nhận diện rủi ro theo quy chế quản lý rủi ro tác nghiệp do Agribank ban hành

Chính sách quản lý rủi ro tín dụng của Agribank quy định những nội dung cơ bản để xây dựng phƣơng thức quản lý các loại rủi ro liên quan đến hoạt động tín dụng nhằm đạt đƣợc các mục đích sau:

+ Đảm bảo việc tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan đến hoạt động tín dụng ngân hàng.

+ Xác lập một khuôn khổ thống nhất về cơ chế quản lý, công cụ đo lƣờng và các giới hạn kiểm soát rủi ro liên quan đến hoạt động tín dụng.

+ Đảm bảo an toàn, giảm thiểu đến mức thấp nhất những tổn thất có thể xảy ra trong hoạt động tín dụng.

Theo đó, định kỳ hàng tháng, quý tiến hành tự đánh giá rủi ro và xác định biện pháp kiểm soát rủi ro đối với quá trình xử lý công việc của bản thân. Xác định các rủi ro tín dụng có thể phát sinh trong quá trình xử lý công việc từ đó đánh giá xếp hạng mức độ rủi ro nội tại của từng sự kiện rủi ro tín

dụng thông qua rà soát và phân tích.

* Ƣu điểm: Sau khi thực hiện các bƣớc để nhận dạng rủi ro, cho thấy hiện tại 10 nguyên nhân chính gây ra rủi ro trong cho vay đối với KHCN tại Agribank Chi nhánh EaRal Buôn Hồ nhƣ sau:

- Khách hàng sử dụng vốn sai mục đích; - Khách hàng không có thiện chí trả nợ; - Khách hàng làm ăn thua lỗ;

- Khách hàng cố tình cung cấp thông tin sai lệch để lừa đảo ngân hàng; - Ngân hàng định giá TSĐB cao hơn giá trị thực tế của TSĐB, khi xử lý nợ TSĐB không đủ để thanh toán gốc, lãi cho khoản vay;

- Ngân hàng nhận TSĐB của bên thứ ba tiềm ẩn nhiều rủi ro và khó khăn khi xử lý TSĐB để thu hồi nợ do chủ TSĐB bất hợp tác;

- Thiên tai, dịch bệnh, tai nạn bất ngờ;

- CBTD cho vay lỏng lẽo, thiếu kiểm tra sau khi cho vay;

- CBTD không đủ năng lực thẩm định tài chính, phƣơng án vay vốn của khách hàng, thiếu kinh nghiệm trong cho vay;

- Năng lực quản lý của ngân hàng còn kém.

* Những tồn tại của công tác nhận diện RRTD: Công tác nhận diện rủi ro đã đƣợc thực hiện nhƣng vẫn còn nhiều bất cập, việc cảnh báo, phòng ngừa rủi ro từ xa còn thụ động và chƣa thật sự hiệu quả; chủ yếu là xử lý khi những dấu hiệu rủi ro đã xuất hiện nhƣ KH trả nợ không đúng hạn hay kinh doanh thua lỗ, KH liên quan đến các vụ án kinh tế... Chất lƣợng nguồn nhân lực còn hạn chế, nhiều cán bộ tín dụng chƣa nhận thức hết đƣợc yêu cầu và tính phức tạp của hoạt động tín dụng trong môi trƣờng cạnh tranh ngày càng cao, nhiều cán bộ tín dụng còn gặp nhiều khó khăn trong việc đánh giá tài chính của KH vay. Việc đánh giá không chính xác tài chính của KH còn xảy ra nhiều, còn tình trạng một KH vay tại nhiều ngân hàng nhƣng không có sự kiểm tra, đánh

giá về mức độ rủi ro.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại agribank chi nhánh earal buôn hồ (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)