6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.1. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM
Bƣớc vào giai đoạn mới hội nhập sâu hơn, toàn diện hơn, nhƣng đồng thời cũng phải đối mặt nhiều hơn với cạnh tranh, thách thức, Agribank xác định kiên trì mục tiêu và định hƣớng phát triển theo hƣớng Tập đoàn tài chính - ngân hàng mạnh, hiện đại có uy tín trong nƣớc, vƣơn tầm ảnh hƣởng ra thị trƣờng tài chính khu vực và thế giới. Những năm tiếp theo, Agribank xác định mục tiêu chung là tiếp tục giữ vững, phát huy vai trò NHTM hàng đầu, trụ cột trong đầu tƣ vốn cho nền kinh tế đất nƣớc, chủ lực trên thị trƣờng tài chính, tiền tệ ở nông thôn, kiên trì bám trụ mục tiêu hoạt động cho “Tam nông”. Tập trung toàn hệ thống và bằng mọi giải pháp để huy động tối đa nguồn vốn trong và ngoài nƣớc. Duy trì tăng trƣởng tín dụng ở mức hợp lý.
Căn cứ Đề án tái cơ cấu tổ chức bộ máy và hoạt động của Agribank giai đoạn 2013 - 2018 đã đƣợc Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc phê duyệt tại quyết định 53/QĐ-NHNN.m ngày 15/11/2013, mục tiêu hoạt động của
Agribank giai đoạn 2013 - 2018: tiếp tục là ngân hàng chủ chốt trong hệ thống các TCTD Việt Nam trực tiếp đảm trách và thực hiện chính sách của Đảng, Nhà nƣớc về hỗ trợ phát triển và cung cấp các dịch vụ tài chính cho khu vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân.
- Thứ nhất, tập trung cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân, lĩnh vực xuất khẩu, công nghiệp chế biến, DN nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Đến năm 2018 đạt tỷ lệ cho vay lĩnh vực này khoảng 80% dƣ nợ, riêng lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân khoảng 70%; cơ cấu tỷ trọng cho vay, trung, dài hạn phù hợp cơ cấu nguồn vốn và đảm bảo an toàn hệ thống. Duy trì tỷ lệ nợ trung, dài hạn dƣới 40%/tổng dƣ nợ cho vay toàn hệ thống; tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn sử dụng để cho vay trung, dài hạn không vƣợt quá 30% theo quy định của NHNN.
- Thứ hai, tập trung xử lý nợ xấu, giảm tỷ lệ nợ xấu về mức tiêu chuẩn, đến cuối năm 2015 phải đạt dƣới 3%; tiến hành phân loại, đánh giá lại toàn bộ các khoản nợ để xác định chính xác nguyên nhân, thực trạng chất lƣợng hoạt động.
- Thứ ba, xây dựng mô hình quản trị rủi ro tín dụng có hiệu quả, phù hợp với điều kiện Việt Nam nhằm đảm bảo hạn chế rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng, hƣớng đến các chuẩn mực quốc tế trong quản trị rủi ro và phù hợp với môi trƣờng hội nhập.
- Thứ tư, cơ cấu lại bộ máy tổ chức, đặc biệt là hệ thống kiểm tra kiểm soát, kiểm toán nội bộ. Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, sắp xếp lại lao động. Tiếp tục mở rộng mạng lƣới tại địa bàn nông thôn, nơi có điều kiện kinh doanh theo yêu cầu về phục vụ và chỉ đạo của chính quyền địa phƣơng.
Thứ năm, đa dạng hóa sản phẩm huy động vốn, tập trung huy động vốn từ dân cƣ gắn phát triển sản phẩm dịch vụ với việc tăng tỷ trọng nguồn tiền gửi thanh toán; tăng tỷ trọng tiền gửi huy động có thời hạn trên 01 năm, tạo nguồn để đầu tƣ trung dài hạn...