6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.3.4. Thực trạng công tác tài trợ rủi ro:
* Tài trợ rủi ro bằng nguồn xử lý nợ xấu
Thu hồi nợ xấu là biện pháp tích cực nhất đƣợc áp dụng nhằm hạn chế mức độ ảnh hƣởng của rủi ro tín dụng phát sinh, CBTD trực tiếp quản lý món vay là ngƣời thƣờng xuyên nắm bắt diễn biến nợ, khi nợ xấu phát sinh, CBTD trực tiếp thƣơng thảo với khách hàng nhằm đƣa ra các phƣơng án xử lý và đƣợc ghi nhận thông qua các biên bản làm việc.
* Tài trợ rủi ro bằng nguồn phát mại TSĐB
Đây là biện pháp chủ yếu để tài trợ rủi ro tại chi nhánh. Ngân hàng và khách hàng cùng thỏa thuận phƣơng thức xử lý TSĐB, phƣơng thức thƣờng đƣợc sử dụng là:
- Thỏa thuận để khách hàng tự tìm đối tác để bán TSĐB trong một thời gian nhất định.
- Ngân hàng khởi kiện việc vi phạm hợp đồng vay vốn ra Toà án, căn cứ vào bản án để đƣa ra Cơ quan thi hành án để xử lý TSĐB.
* Tài trợ rủi ro bằng nguồn bảo hiểm
Đối với các khoản vay có mua bảo hiểm thì khi rủi ro xảy ra, ngân hàng là đơn vị thụ hƣởng phần đền bù của các công ty bảo hiểm, phần thu này sẽ đƣợc hạch toán để bù đắp rủi ro.
* Tài trợ bằng việc trích lập dự phòng:
Tại Agribank nói chung, Agribank Chi nhánh EaRal Buôn Hồ nói riêng, việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý RRTD dựa trên
nguyên tắc phản ánh đầy đủ, trung thực, chính xác; cho vay gắn liền với đảm bảo an toàn và phát triển ổn định, bền vững theo đúng quy định của NHNN. Kết quả chấm điểm xếp hạng tín dụng KH theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đƣợc sử dụng để thực hiện phân loại nợ. Việc phân loại nợ đƣợc thực hiện mỗi quý một lần chậm nhất là vào ngày 10 của tháng đầu quý tiếp theo, Agribank Chi nhánh EaRal Buôn Hồ căn cứ vào kết quả phân loại nợ tại ngày cuối cùng của quý trƣớc để thực hiện trích lập dự phòng; riêng quý IV, chậm nhất là ngày 10 tháng 12 Agribank Chi nhánh EaRal Buôn Hồ thực hiện trích lập dự phòng rủi ro tại thời điểm phân loại nợ tại thời điểm cuối ngày 30/11.
Hiện tại Agribank Chi nhánh EaRal Buôn Hồ đang thực hiện phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro tín dung theo văn bản 450/QĐ-HĐTV-XLRR ngày 30/05/2014 của Hội đồng thành viên về ban hành Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín trong hoạt động của Agribank. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 01/06/2014 thay thế cho Quyết định 469/QĐ-HĐQT-XLRR ngày 30/03/2012 của Hội đồng thành viên.
- Dự phòng chung: Agribank Chi nhánh EaRal Buôn Hồ thực hiện trích lập và duy trì dự phòng chung bằng 0.75% tổng dƣ nợ và giá trị cam kết ngoại bảng từ nhóm 1 đến nhóm 4.
- Dự phòng cụ thể: Agribank Chi nhánh EaRal Buôn Hồ áp dụng tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với năm (5) nhóm nợ nêu trên nhƣ sau:
Nhóm 1: 0%; Nhóm 2: 5%; Nhóm 3: 20%; Nhóm 4: 50%; Nhóm 5: 100%.
Riêng đối với khoảng nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý, Hội đồng thành viên hƣớng dẫn trích lập dự phòng theo khả năng tài chính của Agribank trong từng thời kỳ.
Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro đƣợc thực hiện theo nguyên tắc: “... trích đúng, đủ, kịp thời theo kết quả phân loại nợ tại thời điểm tính
trích lập dự phòng; phản ánh đầy đủ, trung thực chi phí hoạt động kinh doanh và bảo đảm an toàn, phát triển bền vững ...” [5].
* Tài trợ rủi ro bằng hoạt động bán nợ
Agribank bán nợ cho VAMC về bản chất là làm sạch nợ trong bảng cân đối, Chi nhánh vẫn phải thực hiện các biện pháp xử lý rủi ro khác để thu hồi nợ vay. Hiện tại Agribank chi nhánh EaRal Buôn Hồ đã bán 1 món vay với dƣ nợ khoảng 500 triệu đồng cho VAMC.
* Đánh giá công tác tài trợ rủi ro tín dụng KHCN tại Agribank chi nhánh EaRal Buôn Hồ:
- Tích cực đƣa ra giải pháp tốt nhất để thu nợ từ khách hàng, thanh lý TSĐB trƣớc khi sử dụng biện pháp cuối cùng là sử dụng nguồn dự phòng từ trích lập DPRR
- Tài trợ rủi ro bằng nguồn phát mại TSĐB: Thông thƣờng quá trình xử lý TSĐB rất mất thời gian vì phải qua nhiều công đoạn, khách hàng thƣờng có tâm lý chây ỳ, không chịu trả nợ. Trình độ cán bộ tham gia việc xử lý nợ còn hạn chế.
- Việc yêu cầu mua bảo hiểm bảo an tín dụng đối với khách hàng vay tín chấp chƣa đƣợc triển khai rộng rãi và chƣa có tính bắt buộc nên chƣa đƣợc thực hiện đồng bộ.
2.4. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH EARAL BUÔN HỒ