6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.1.2. Quản lý đầu tƣ công
a. Khái niệm:
Quản lý đầu tƣ công là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực Nhà nƣớc đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con ngƣời, do các cơ quan trong hệ thống hành pháp và hành chính thực hiện nhằm hỗ trợ các chủ đầu tƣ thực hiện đúng vai trò, chức năng, nhiệm vụ của ngƣời đại diện sở hữu Nhà nƣớc trong các dự án công, ngăn ngừa các ảnh hƣởng tiêu cực của các dự án, kiểm tra, kiểm soát, ngăn ngừa các hiện tƣợng tiêu cực trong việc sử dụng vốn Nhà nƣớc nhằm tránh thất thoát, lãng phí Ngân sách nhà nƣớc [14, tr.19-36].
Từ khái niệm trên, ta có cách hiểu: quản lý đầu tƣ công là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nƣớc đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con ngƣời, của các cơ quan trong bộ máy nhà nƣớc nhằm hỗ trợ các chủ đầu tƣ thực hiện đúng vai trò, chức năng, nhiệm vụ của ngƣời đại diện sở hữu nhà nƣớc trong các dự án công, ngăn ngừa các ảnh hƣởng tiêu cực của các dự án, kiểm tra, kiểm soát, ngăn ngừa các hiện tƣợng tiêu cực trong việc sử dụng vốn Nhà nƣớc nhằm tránh thất thoát, lãng phí Ngân sách nhà nƣớc; đảm bảo hoạt động đầu tƣ công đạt đƣợc tốt nhất mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội với chi phí thấp nhất. Chỉ khi đáp ứng đƣợc
những yêu cầu này thì hoạt động quản lý đầu tƣ công mới đƣợc coi là có hiệu quả.
Việc tăng cƣờng quản lý đầu tƣ công có ý nghĩa hết sức to lớn trong quá trình thực hiện đầu tƣ công. Quản lý đầu tƣ công nhằm quản lý vốn đầu tƣ của Nhà nƣớc đƣợc sử dụng đúng mục đích, phát triển hài hòa giữa lợi ích kinh tế và xã hội. Thực hiện các biện pháp đảm bảo dự án thực hiện đúng tiến độ đề ra, ngăn ngừa các tiêu cực trong quá trình thực hiện đầu tƣ và sử dụng vốn đầu tƣ hiệu quả.
b. Vai trò quản lý đầu tư công
Có thể nói trong giai đoạn hiện nay, đầu tƣ công là một lĩnh vực rất quan trọng của đất nƣớc nói chung, từng địa phƣơng nói riêng và là vấn đề bức xúc của xã hội, đƣợc xã hội và nhà nƣớc đặc biệt quan tâm. Đầu tƣ công đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia nói chung, một địa phƣơng nói riêng; nó tạo ra của cải, vật chất, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội tạo cơ sở, động lực để phát triển kinh tế, là chìa khoá của sự tăng trƣởng.
Nhìn một cách tổng quát, đầu tƣ công trƣớc hết là hoạt động đầu tƣ nên cũng có những vai trò chung của hoạt động đầu tƣ nhƣ: tác động đến tổng cung và tổng cầu, tác động đến sự ổn định, tăng trƣởng và phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao trình độ về khoa học và công nghệ của đất nƣớc, địa phƣơng. Ngoài ra với tính chất đặc thù của mình, đầu tƣ công là điều kiện trƣớc tiên và cần thiết phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội và có những ảnh hƣởng riêng đối với từng quốc gia và từng địa phƣơng.
Do đó, việc nhà nƣớc quản lý trong lĩnh vực đầu tƣ công là việc làm cần thiết, nhằm nâng cao hiệu quả việc sử dụng nguồn vốn của nhà nƣớc, hiệu quả nguồn vốn, tránh thất thoát, lãng phí trong quá trình triển khai, thực hiện các dự án, công trình nhằm đảm bảo chất lƣợng, nâng cao khả năng sử dụng
và đẩm bảo đạt hiệu quả của công trình trong quá trình khai thác công trình trong tƣơng lai.
Nguồn vốn NSNN nói riêng có vai trò rất quan trọng đối vớỉ tăng trƣởng kinh tế và phát triển xã hội. Đầu tƣ công không chỉ góp phần tạo ra vốn sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất của các doanh nghiệp và của nền kinh tế, mà còn là điều kiện để nâng cao trình độ khoa học - công nghệ, góp phần đáng kể vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo chiều sâu, hiện đại hóa quá trình sản xuất. Ngoài ra, đầu tƣ công nhất là các công trình đầu tƣ đƣợc thực hiện từ nguồn vốn NSNN tạo ra nguồn vốn, góp phần giải quyết các vấn đề xã hội thông qua sử dụng hệ thống thuế hiệu quả, tạo việc làm cho ngƣời lao động qua các hoạt động đầu tƣ xây dựng, mở rộng quy mô sản xuất, xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống ngƣời dân, góp phần nâng cao mức tăng trƣởng.
Tác động đến tăng trưởng kinh tế
Hoạt động đầu tƣ công, nhất là đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ kỹ thuật, hạ tầng xã hội tạo ra sự ảnh hƣởng đến tổng cung, tổng cầu và tác động đến sự ổn định của nền kinh tế trên địa bàn. Trong những năm qua, hằng năm Nhà nƣớc đã bố trí hàng chục nghìn tỷ đồng để đầu tƣ các công trình, nhà máy, đƣờng giao thông, các công trình thủy lợi,... quan trọng, mang lại lợi ích kinh tế cho xã hội. Ngoài ra đầu tƣ xây dựng các công trình còn làm tăng năng suất lao động, nâng cao chất lƣợng sản phẩm, nâng cao năng lực sản xuất, tác động trực tiếp đến tốc độ phát triển kinh tế. Vì vậy, đối với mỗi quốc gia cần có một cơ chế chính sách thích hợp để huy động và sử dụng nguồn vốn đầu tƣ có hiệu quả nhằm nâng cao tốc độ tăng trƣởng và phát triển kinh tế của quốc gia, địa phƣơng mình.
Bên cạnh đó, hoạt động đầu tƣ công làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với quy luật phát triển, chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội giữa các
ngành, lĩnh vực, giữa các vùng và tạo điều kiện thuận lợi cho quốc gia, địa phƣơng phát huy lợi thế, thế mạnh và so sánh giữa các ngành, vùng về tài nguyên, địa thế, kinh tế, chính trị. Trong thời gian qua, mặc dù Nhà nƣớc ta đã kêu gọi thu hút vốn đầu tƣ dƣới nhiều phƣơng diện, tập trung đẩy mạnh quá trình xã hội hóa bằng nhiều hình thức khác nhau nhƣng nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn và đóng vai trò chủ đạo trong tổng vốn đầu tƣ công vẫn là nguồn NSNN, nhất là khi đầu tƣ vào những lĩnh vực mang tính đột phá, làm tiền đề thúc đẩy phát triển các ngành khác nhƣ: nông nghiệp, công nghiệp, du lịch, giao thông, vận tải...và đầu tƣ ở những vùng kinh tế khó khăn nhƣ: vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xã, các vùng biên giới...
Thông qua hoạt động đầu tƣ công, Nhà nƣớc đã giải quyết sự mất cân đối giữa thành thị và nông thôn, tạo điều kiện thuận lợi cho các vùng kinh tế kém phát triển thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu bằng cách phát huy tối đa lợi thế của vùng, khu vực, phát triển những ngành nghề mang tính đặc trƣng của địa phƣơng, tiếp cận khoa học, kỹ thuật…. Nhìn chung, việc thực hiện đầu tƣ công đã tác động mạnh và trực tiếp đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế thông qua việc tăng giảm vốn đầu tƣ cho từng vùng, từng ngành trong từng thời kỳ.
Tác động đến phát triển xã hội
Đầu tƣ công, nhất là đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng từ nguồn vốn NSNN góp phần mở rộng sản xuất, tạo ra giá trị gia tăng, tăng tích lũy, là yếu tố quan trọng trong quá trình phát triển của xã hội. Kết quả của các hoạt động đầu tƣ công đều hƣớng tới mục tiêu tăng trƣởng kinh tế, phát triển xã hội nhƣng tác động đến tăng trƣởng ở mỗi lĩnh vực lại không giống nhau.
Đầu tƣ cơ sở hạ tầng vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh cho thấy hiệu quả đầu tƣ nhanh và rõ ràng hơn so với hoạt động đầu tƣ vào lĩnh vực xã hội. Đầu tƣ các công trình xây dựng từ nguồn vốn NSNN ở lĩnh vực xã hội thƣờng
là hoạt động đầu tƣ cho sức khỏe, phát triển trí tuệ, văn hóa xã hội và các hoạt động đầu tƣ khác nhƣ: Bộ máy quản lý nhà nƣớc, an ninh quốc phòng, quan hệ quốc tế... các hoạt động đầu tƣ này cũng tác động không nhỏ đến tăng trƣởng kinh tế, phát triển xã hội, dù gián tiếp qua nguồn nhân lực và các nhân tố về môi trƣờng đầu tƣ. Hơn nữa, tác động của đầu tƣ xây dựng ở các lĩnh vực này mang tính chiến lƣợc. Bởi vậy, phải sau thời gian dài mới có thể đánh giá cụ thể hiệu quả của việc đầu tƣ vào các lĩnh vực xã hội.
Trên thực tế, mỗi năm có một lƣợng vốn khá lớn trong tổng vốn đầu tƣ công đƣợc sử dụng với mục đích đầu tƣ cho nghiên cứu, nâng cao chất lƣợng cuộc sống, giáo dục, thể dục, thể thao, xóa đói giảm nghèo... Các hoạt động đầu tƣ này đã góp phần nâng cao mức sống của ngƣời dân, giảm thất nghiệp và ổn định xã hội, trên cơ sở đó góp phần nâng cao chất lƣợng cho sự tăng trƣởng.
Từ việc phân tích vai trò, tác động của đầu tƣ công đối với kinh tế, xã hội ta có thể nhận thấy công tác quản lý đầu tƣ công có ý nghĩa vô cùng quan trọng, là một hoạt động không thể tách rời trong suốt quá trình thực hiện đầu tƣ một công trình, dự án và công tác quản lý đàu tƣ công có các vai trò cơ bản sau:
- Quản lý đầu tƣ công giữ vai trò liên kết, là điểm nối của tất cả các hoạt động, các công việc liên quan đến hoạt động đầu tƣ xây dựng, là nhân tố quan trọng quyết định đến hiệu quả của quá trình thực hiện đầu tƣ của một công trình, dự án.
- Công tác quản lý đầu tƣ công giữ vai trò quyết định đến tiến độ thực hiện, chất lƣợng và hiệu quả của các công trình, dự án.
- Tạo mối quan hệ gắn bó giữa nhà đầu tƣ với đơn vị thiết kế, giám sát và đơn vị thi công; tăng cƣờng sự hợp tác giữa các đơn vị, tổ chức, các thành
viên và xác định rõ trách nhiệm, quyền hạn của các thành viên tham gia vào quá trình thực hiện đầu tƣ xây dựng công trình, dự án.
- Thực hiện tốt công tác quản lý đầu tƣ công nhằm phát hiện những khó khăn, vƣớng mắc nảy sinh trong qua trình thực hiện đầu tƣ dự án, công trình và có giải pháp để khắc phục, điều chỉnh kịp thời trƣớc những thay đổi hoặc các yếu tố không dự đoán đƣợc trong quá chuẩn bị triển khai thực hiện các công trình, dự án.