CƠ SỞ TIỀN ĐỀ CHO VIỆC ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý đầu tư công tại huyện sa thầy, tỉnh kon tum (Trang 79)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.1. CƠ SỞ TIỀN ĐỀ CHO VIỆC ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

3.1.1. Một số dự báo xu hƣớng thay đổi trong tƣơng lai

- Dân số ngày một tăng lên, mật độ phân bố dân cứ ở các tỉnh đồng bằng cao họ sẽ có khả năng di dân lên các tỉnh Tây Nguyên. Do vậy dân số ở các tỉnh Tây Nguyên nói chung và huyện Sa Thầy nói riêng sẽ có xu hƣớng tăng. Dân số tăng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội, sử dụng hiệu quả các chƣơng trình đầu tƣ công.

- Chủ trƣơng của Chính Phủ cho xây dựng phát triển du lịch trên địa bàn huyện sẽ làm cho hạ tầng kinh tế phát triển, thu hút đƣợc nhiều nguồn vốn đầu tƣ vào phát triển dịch vụ du lịch dần dần làm thay đổi cơ cấu kinh tế, tăng hiệu quả sử dụng nguồn vốn, tạo công ăn việc làm cho ngƣời lao động, góp phần vào tăng trƣởng kinh tế của huyện.

- Quá trình biến đổi khí hậu đang diễn ra ngày càng nhanh, nhiệt độ có xu hƣớng tăng, mực nƣớc biển sẽ tăng cao. Đến lúc đó ngƣời dân ven biển sẽ di cƣ lên vùng cao hơn nhƣ Sa Thầy để sinh sống cũng góp phần gia tăng dân số, đến lúc đó Chính phủ sẽ tăng nguồn vốn đầu tƣ công cho huyện để xây dựng các cơ sở hạ tầng phục vụ cho ngƣời dân.

- Chính sách của Nhà nƣớc đối với khu vực Tây Nguyên sẽ thay đổi, sẽ tập trung xây dựng nhiều công trình, chƣơng trình trọng điểm quốc gia ở khu vực này cũng sẽ góp phần gia tăng đầu tƣ công cho khu vực.

- Nhà nƣớc sẽ không tập trung đầu tƣ ở khu vực đồng bằng mà sẽ chuyển hết lên cho Tây Nguyên. Đến lúc đó sẽ có nhiều thay đổi ví nhƣ đƣờng giao thông nông thôn nhà nƣớc sẽ làm hết thay vì theo tỷ lệ nhƣ hiện nay. Đến lúc

đó vùng Tây Nguyên sẽ có đƣờng liên thôn xuyên suốt toàn bộ khu vực góp phần đẩy mạnh giao thƣơng buôn bán, tạo thuận lợi để phát triển kinh tế.

3.1.2. Các văn bản pháp lý liên quan đến quản lý đầu tƣ công

a. Luật Đầu tư công năm 2014

Nhằm tạo lập hệ thống cơ sở pháp lý thống nhất, đồng bộ, nâng cao hiệu quả đầu tƣ công, tại kỳ họp thứ 7, ngày 18 tháng 6 năm 2014 Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật Đầu tƣ công số 49/2014/QH13. Luật Đầu tƣ công quy định nhiều nội dung đổi mới nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nguồn vốn đầu tƣ công và phù hợp với các thông lệ quốc tế. Phạm vi điều chỉnh Luật bao quát đƣợc việc quản lý sử dụng các nguồn vốn đầu tƣ công. Đã thể chế hóa quy trình quyết định chủ trƣơng đầu tƣ. Tăng cƣờng công tác theo dõi, đánh giá, kiểm tra, thanh tra kế hoạch, chƣơng trình, dự án đầu tƣ công. Đổi mới hoàn thiện quy chế phân cấp quản lý đầu tƣ công phân định quyền hạn đi đôi với trách nhiệm của từng cấp

Với việc quy định rõ ràng, cụ thể các quy định pháp lý trong toàn bộ hoạt động đầu tƣ trong Luật Đầu tƣ công, là một bƣớc tiến lớn trong quản lý, bảo đảm tính công khai, minh bạch trong quản lý, sử dụng nguồn lực của Nhà nƣớc, góp phần và tạo điều kiện pháp lý để đẩy mạnh công cuộc phòng chống tham nhũng, lãng phí và thực hành tiết kiệm trong đầu tƣ XDCB.

b. Luật Xây dựng năm 2014

Ngày 18/6/2014, Quốc Hội khóa XIII nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 (gọi tắt là Luật Xây dựng 2014. Đây là Bộ Luật quan trọng về lĩnh vực hoạt động đầu tƣ xây dựng với những đổi mới căn bản, có tính đột phá nhằm phân định quản lý các dự án đầu tƣ xây dựng sử dụng các nguồn vốn khác nhau thì có phƣơng thức, nội dung và phạm vi quản lý khác nhau. Phạm vi điều chỉnh của Luật Xây dựng năm 2014 đã điều chỉnh toàn diện các hoạt động đầu tƣ xây dựng từ khâu quy

hoạch xây dựng, lập báo cáo tiền khả thi, báo cáo khả thi, lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tƣ xây dựng cho đến khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng, nghiệm thu, bàn giao, bảo hành, bảo trì công trình xây dựng, áp dụng đối với các dự án đầu tƣ xây dựng thuộc mọi nguồn vốn.

Luật Xây dựng 2014 đã phân định rõ các dự án đầu tƣ xây dựng sử dụng các nguồn vốn khác nhau phải có phƣơng thức và phạm vi quản lý khác nhau. Trong đó, đối với các dự án có sử dụng vốn nhà nƣớc thì các cơ quan quản lý nhà nƣớc chuyên ngành phải quản lý chặt chẽ theo nguyên tắc “tiền kiểm” nhằm nâng cao chất lƣợng công trình, chống thất thoát, lãng phí và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tƣ. Luật cũng đã đổi mới mô hình quản lý dự án đầu tƣ xây dựng theo hƣớng chuyên nghiệp hóa, áp dụng các mô hình ban quản lý dự án đầu tƣ xây dựng chuyên nghiệp theo chuyên ngành hoặc theo khu vực để quản lý các dự án có sử dụng vốn nhà nƣớc.

c. Luật Đấu thầu năm 2013 và Nghị định số 63 /2014/NĐ-CP

Ngày 26/11/2013, Quốc hội Khóa XIII đã thông qua Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2014, đồng thời, ngày 26/6/2014, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 63 /2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đấu thấu về lựa chọn nhà thầu có hiệu lực ngày 15/08/2014 thay thế nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009. Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 gồm 13 chƣơng với 96 điều và Nghị định 63/2013/NĐ-CP bao gồm 15 chƣơng với 130 điều đƣợc xây dựng trên cơ sở yêu cầu khách quan trong quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về mua sắm sử dụng vốn nhà nƣớc, góp phần tăng cƣờng hiệu quả sử dụng vốn của Nhà nƣớc. Đã quy định cụ thể quản lý nhà nƣớc trong công tác đấu thầu, trách nhiệm của các bên có liên quan và các hoạt động đấu thầu, khắc phục những mâu thuẫn, chồng chéo giữa các văn bản quy

phạm pháp luật trong cùng một lĩnh vực và bảo đảm tính thống nhất, minh bạch của hệ thống pháp luật.

d. Nghị quyết của HĐND tỉnh Kon Tum

Nghị quyết số 69/2016/NQ-HĐND, ngày 09/12/2016 về Kế hoạch đầu tƣ công trung hạn giai đoạn 2016-2020 của HĐND tỉnh Kon Tum làm cơ sở để huyện xây dựng kế hoạch, phân bổ nguồn vốn đầu tƣ công. Tại khoản 5 điều 1 quy định nhƣ sau:

Các giải pháp triển khai thực hiện kế hoạch đầu tƣ công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020

Đẩy nhanh việc thực hiện tái cơ cấu lại chi ngân sách nhà nƣớc theo hƣớng sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, giảm các khoản chi thƣờng xuyên để tăng tỷ trọng chi đầu tƣ phát triển.

Hạn chế việc ứng trƣớc kế hoạch vốn đầu tƣ công trung hạn.

Quản lý chặt chẽ việc sử dụng nguồn vốn dự phòng trong kế hoạch đầu tƣ công trung hạn.

Bố trí phần vốn ngân sách nhà nƣớc và tăng cƣờng huy động các nguồn vốn đầu tƣ cơ sở hạ tầng theo hình thức đối tác công tƣ.

Tập trung bố trí vốn để xử lý dứt điểm nợ đọng xây dựng cơ bản trong giai đoạn 2016-2020.

Tăng cƣờng công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát việc chấp hành kỷ luật, kỷ cƣơng trong quản lý đầu tƣ công

Thực hiện tốt công tác dân vận ở cơ sở.

Tạo điều kiện để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; các đoàn thể các cấp tại cơ sở và nhân dân tăng cƣờng công tác giám sát cộng đồng, thực hiện tốt Quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở.

3.1.3. Kế hoạch đầu tƣ công huyện Sa Thầy giai đoạn 2016-2020

Sa Thầy là 133.941 triệu đồng, trong đó: phân bổ chi tiết để thực hiện các dự án là 127.789 triệu đồng và dự phòng để xử lý những vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai kế hoạch đầu tƣ trung hạn theo quy định của Luật Đầu tƣ công là 6.152 triệu đồng (xem bảng 3.1).

Bảng 3.1. Kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 huyện Sa Thầy

ĐVT: Triệu đồng

TT Nguồn vốn

KH trung hạn giai đoạn 2016-2020 huyện giao Tổng số Phân bổ thực hiện Dự phòng Tổng số 133.941 127.789 6.152 I. Vốn đầu tƣ trong cân đối NSĐP 114.960 108.808 6.152 1 Vốn đầu tƣ cân đối NSĐP theo tiêu chí 81.810 77.658 4.152

+ Phân cấp cân đối NSĐP theo tiêu chí quy định tại Nghị quyết số 24/2015/NQ-HĐND

41.520 37.368 4.152

+

Phân cấp đầu tƣ các xã biên giới (lồng ghép thực hiện Chƣơng trình MTQG xây dựng nông thôn mới)

10.000 10.000

+ Phân cấp thực hiện Quyết định 755/QĐ-TTg 950 950

+

Phân cấp đầu tƣ các xã trọng điểm đặc biệt khó khăn (lồng ghép thực hiện Chƣơng trình MTQG xây dựng NTM)

1.700 1.700

+

Phân cấp đầu tƣ các công trình giáo dục (lồng ghép thực hiện Chƣơng trình MTQG xây dựng NTM)

TT Nguồn vốn

KH trung hạn giai đoạn 2016-2020 huyện giao Tổng số Phân bổ thực hiện Dự phòng + Phân cấp hỗ trợ, bổ sung khác 20.000 20.000

2 Nguồn thu tiền sử dụng đất 20.000 18.000 2.000 3 Nguồn thu xổ số kiến thiết 13.150 13.150

+

Phân cấp đầu tƣ các công trình giáo dục (lồng ghép thực hiện Chƣơng trình MTQG xây dựng NTM)

6.410 6.410

+ Phân cấp đầu tƣ công trình nhà văn hóa, thể thao huyện

6.740 6.740

II. Bố trí trả nợ, chuyển tiếp, khởi công mới các từ nguồn kết dƣ, dự phòng, khác, vƣợt thu...

18.981 18.981

(Nguồn Phòng Tài chính- Kế Hoạch huyện Sa Thầy)

Về danh mục dự án đầu tƣ công trung hạn 2016-2020 xem tại biểu số 02 Quyết định số 3560/QĐ-UBND, ngày 21/12/2016 của UBND huyện Sa Thầy về việc giao chi tiết Kế hoạch đầu tƣ công trung hạn giai đoạn 2016-2020 tại phần phụ lục.

3.2. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẦU TƢ CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SA THẦY

3.2.1. Các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác lập và phê duyệt chủ trƣơng, kế hoạch đầu tƣ công

Công tác lập kế hoạch phải dựa trên quy hoạch phát triển của ngành, vùng và kế hoạch phát triển trung và dài hạn. Xây dựng kế hoạch ƣu tiên cho các mục tiêu, công trình trọng điểm cấp bách. Cụ thể là:

- Kế hoạch đầu tƣ công hàng năm và trung hạn phải lấy quy hoạch làm cơ sở, chỉ đƣa vào kế hoạch đầu tƣ công hàng năm các dự án đã đƣợc duyệt ở kế hoạch trung hạn. Việc xây dựng kế hoạch đầu tƣ công cần phải khách quan, công khai, minh bạch, khảo sát kỹ tình hình thực tế của các địa phƣơng tránh tình trạng đầu tƣ không hợp lý giữa các vùng hoặc đầu tƣ không hiệu quả dẫn đến không phát triển hết đƣợc tiềm năng của địa phƣơng.

- Việc xác định danh mục dự án để đƣa vào kế hoạch đầu tƣ công trung hạn cần bám sát nhu cầu thực tế, cần phân công hợp lý các đơn vị đầu mối để đề xuất danh mục dự án tránh tình trạng một dự án nhƣng có nhiều đơn vị cùng đề xuất gây trùng lặp. UBND huyện nên giao cho Phòng Tài chính làm công tác tổng hợp, phát hiện ra đề xuất nào trùng lặp để tổng hợp báo cáo UBND huyện. Để tránh tình trạng quá tải công việc cho phòng TCKH, UBND huyện nên bổ sung thêm cho phòng một biên chế chuyên phụ trách về lĩnh vực này tránh tình trạng kiêm nhiệm nhƣ hiện nay để hạn chế tình trạng sai sót xảy ra. Sau khi phòng TCKH tổng hợp trình UBND huyện thì nên có cán bộ thẩm định lại để hạn chế tối đa sai sót nhƣ hiện nay.

- Chỉ phê duyệt chủ trƣơng đầu tƣ các dự án đã có trong kế hoạch trung hạn nhằm đảm bảo nguồn vốn để thực hiện và tránh tình trạng phê duyệt chủ trƣơng các dự án không có trong kế hoạch trung hạn. UBND huyện cần ra thông báo cho tất cả các đơn vị biết để tránh đề nghị phê duyệt các chủ trƣơng không có trong kế hoạch trung hạn. Tuy nhiên cũng cần gắn trách nhiệm của cơ quan, đơn vị vào việc đƣa ra chủ trƣơng sai, không có trong kế hoạch. Có thể xử dụng hình thức kiểm điểm, cảnh cáo, trừ điểm thi đua để các cơ quan đơn vị không dám làm sai, làm ẩu.

- Đổi mới mạnh mẽ công tác lập kế hoạch đầu tƣ; chuyển từ việc lập kế hoạch ngắn hạn, hàng năm sang kế hoạch trung hạn 5 năm, phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm của huyện. Bởi vì việc lập kế hoạch

đầu tƣ trung hạn sẽ bảo đảm các chƣơng trình, dự án khi đƣợc phê duyệt sẽ đƣợc bố trí đủ vốn để hoàn thành theo đúng quyết định phê duyệt, khắc phục tình trạng không cân đối đƣợc nguồn vốn, bị động, đầu tƣ cắt khúc ra từng năm hiện nay.

- UBND huyện nên tìm hiểu, liên hệ với các chuyên gia ở các trƣờng đại học, sở xây dựng, sở đầu tƣ để mời họ cùng thẩm định kế hoạch đầu tƣ công để tránh tình trạng chỉ có một cán bộ lập kế hoạch mà không có ai thẩm định lại kế hoạch để tránh sai sót và xây dựng kế hoạch tốt hơn.

- Nên đƣa tài liệu trƣớc kỳ họp HĐND để các đại biểu nghiên cứu trƣớc và có những góp ý phù hợp hơn vào kế hoạch thay vì đến giờ họp mới phát tài liệu nhƣ hiện nay. Cần có những ghi nhận đóng góp của các đại biểu HĐND để chỉnh sửa kế hoạch cho phù hợp thay vì chỉ đƣa ra họp cho có, soạn sẵn nghị quyết, quyết định nhƣ trƣớc đây.

- Nâng cao chất lƣợng công tác lập quy hoạch:

Để đảm bảo công tác quy hoạch đầu tƣ theo hƣớng phát huy lợi thế vị trí địa lý của từng vùng, găn với mục tiêu phát triiển kinh tế xã hội và phát huy hiệu quả sử dụng nguồn vốn thì công tác quy hoạch, cần thực hiện những giải pháp sau:

+ Đổi mới nội dung và phƣơng pháp lập quy hoạch, tạo khuôn khổ pháp lý cho công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch phù hợp với điều kiện kinh tế của địa phƣơng và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Đối với quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng, quy hoạch đô thị gắn với quy hoạch vùng, kế hoạch sử dụng đất có tầm nhìn dài hạn và cụ thể, rõ ràng, tránh tình trạng phá vỡ quy hoạch, gây lãng phí nguồn vốn của nhà nƣớc. Muốn làm tốt quy hoạch loại này thì công tác thông tin và dự báo phải đƣợc thực hiện tốt, dự báo không chỉ dừng lại ở định hƣớng mà cần có những giải pháp, cơ chế, chính sách cụ thể. Đơi với quy hoạch cho sản xuất của các ngành thì nên định

hƣớng nhu cầu gắn với thị trƣờng, cân nhắc đầu tƣ khi thấy có lợi cho phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng. Trong quá trình xây dựng quy hoạch cần xác định thứ tự ƣu tiên đối với các dự án đầu tƣ.

+ Kiểm tra, rà soát, bổ sung, cập nhật và hiệu chỉnh các quy hoạch đã đƣợc phê duyệt cho phù hợp với tình hình phát triển của địa phƣơng. Các quy hoạch phát triển ngành, các sản phẩm chủ lực cần cân nhắc kỹ hiệu quả kinh tế, dự báo các yếu tố đầu vào, đầu ra cho phù hợp. Kết hợp giữa quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành với quy hoạch xây dựng và sử dụng đất.

+ Chấn chỉnh công tác lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch trên địa bàn huyện, cần tăng cƣờng cả về số lƣợng và chất lƣợng cùa đội ngũ cán bộ làm công tác quy hoạch để đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lƣợng lập, thẩm định và quản lý quy hoạch. Tổ chức tốt việc thẩm các dự án quy hoạch, phải đảm bảo tính kết nối giữa các quy hoạch ngành và quy hoạch vùng. Tăng cƣờng công

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý đầu tư công tại huyện sa thầy, tỉnh kon tum (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)