Các công cụ để quản lý đầu tƣ công

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý đầu tư công tại huyện sa thầy, tỉnh kon tum (Trang 31 - 33)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.1.3. Các công cụ để quản lý đầu tƣ công

a. Công cụ pháp luật

Trong xã hội nhà nƣớc pháp quyền, các quan hệ xã hội chủ yếu đƣợc điều chỉnh bằng các quy phạm pháp luật. Pháp luật trở thành công cụ quan trọng của nhà nƣớc để điều chỉnh các hoạt động đầu tƣ theo mục tiêu đã định. Nhà nƣớc ta là nhà nƣớc pháp quyền, thực hiện sự quản lý của mình đối với xã hội nói chung và nền kinh tế quốc dân nói riêng, chủ yếu bằng luật pháp và theo pháp luật.

Hệ thống văn bản pháp luật trong QLNN về kinh tế nói chung và quản lý đầu tƣ công nói riêng có hai loại: văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng quy phạm pháp luật.

Pháp luật bao gồm một hệ thống các quy phạm có tính bắt buộc chung, do nhà nƣớc ban hành và đƣợc nhà nƣớc bảo đảm thực thi trong một thời gian dài để điều chỉnh mọi quan hệ trong hoạt động đầu tƣ. Nó đòi hỏi các cơ quan nhà nƣớc, các tổ chức kinh tế - xã hội và mọi công dân đều phải nghiêm chỉnh chấp hành, đấu tranh phòng ngừa và chống lại các tội phạm và các vụ việc vi phạm pháp luật. Công cụ này bao gồm: hệ thống luật có liên quan đến hoạt động đầu tƣ công nhƣ: luật đầu tƣ công, luật xây dựng, luật đất đai, luật bảo vệ môi trƣờng, luật lao động, luật bảo hiểm, luật thuế… và các văn bản dƣới luật kèm theo về quản lý hoạt động đầu tƣ nhƣ các qui chế về quản lý tài

chính, vật tƣ, thiết bị, lao động, tiền lƣơng, sử dụng đất đai và tài nguyên thiên nhiên khác...

b. Công cụ kế hoạch

Hiện nay nhiều nƣớc trên thế giới coi kế hoạch là công cụ quan trọng để quản lý nền kinh tế quốc dân trong đó có quản lý hoạt động đầu tƣ công. Ở nƣớc ta quy định về lập kế hoạch ĐTC trung hạn là một bƣớc tiến bộ rõ rệt để tăng cƣờng sự gắn kết giữa kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và kế hoạch ngân sách (trƣớc hết là ngân sách đầu tƣ). Nhờ đó, kế hoạch ĐTC thực sự trở thành một công cụ hữu hiệu để thực hiện đƣờng lối, chính sách và kế hoạch phát triển của Nhà nƣớc, các bộ ngành và địa phƣơng. Nếu hiểu kế hoạch này là danh mục các dự án đƣợc đề xuất theo thứ tự ƣu tiên và phù hợp với khả năng cân đối nguồn vốn thì đây cũng là một nỗ lực để xác lập trần ngân sách đầu tƣ trung hạn, tức là bƣớc đầu áp dụng kỷ luật tài khóa tổng thể. Một khi bị khống chế bởi mức “trần”, các bộ, ngành địa phƣơng phải cân nhắc lựa chọn những dự án nào đƣợc ƣu tiên nhất để đƣa vào danh mục.

Nhƣ vậy, có thể thấy kế hoạch ĐTC trung hạn bƣớc đầu đã khiến các đơn vị sử dụng ngân sách phải sắp xếp thứ tự ƣu tiên các dự án đầu tƣ để phục vụ mục tiêu phát triển. Theo nghĩa này, hiệu quả phân bổ sẽ đƣợc nâng cao.

c. Công cụ chính sách

Chính sách là một trong những công cụ chủ yếu và quan trọng mà nhà nƣớc sử dụng để thực hiện chức năng quản lý đầu tƣ của mình. Mỗi chính sách cụ thể là một tập hợp các giải pháp nhất định để thực hiện các mục tiêu bộ phận trong quá trình đầu tƣ nhằm hƣớng tới đạt mục tiêu chung của quá trình tăng trƣởng và phát triển kinh tế - xã hội. Trong hệ thống các công cụ quản lý đầu tƣ công chính sách là công cụ năng động nhất, có độ nhạy cảm cao. Thực tiễn ở nƣớc ta và kinh nghiệm của nhiều nƣớc trên thế giới đã chứng tỏ phần lớn những thành công trong công cuộc đổi mới và cải cách

kinh tế đều bắt nguồn từ việc lựa chọn và áp dụng những chính sách liên quan đến đầu tƣ thích hợp, có hiệu quả cao để khai thác tối ƣu các lợi thế so sánh của đất nƣớc. Một hệ thống chính sách liên quan đến đầu tƣ đồng bộ, phù hợp với yêu cầu đầu tƣ phát triển của đất nƣớc trong từng thời kỳ sẽ bảo đảm vững chắc cho sự vận hành của nền kinh tế. Kinh nghiệm thực tế cũng cho thấy sự sai lầm của một chính sách đầu tƣ có ảnh hƣởng xấu đến cuộc sống hàng triệu ngƣời trong xã hội, thậm chí đến sự cả nền kinh tế quốc dân. Cái giá phải trả cho sự sai lầm của một chính sách đầu tƣ là rất lớn cả về mặt vật chất lẫn tinh thần. Việc khắc phục những hậu quả của một chính sách đầu tƣ sai lầm thƣờng gặp phải rất nhiều khó khăn và trở ngại, đòi hỏi phải mất nhiều thời gian, công sức và tiền của. Các chính sách liên quan đến đầu tƣ nhƣ chính sách giá cả, chính sách tiền lƣơng, chính sách xuất nhập khẩu, chính sách thuế, chính sách tài chính tín dụng, chính sách tỷ giá hối đoái, chính sách khuyến khích đầu tƣ, chính sách phân phối thu nhập...

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý đầu tư công tại huyện sa thầy, tỉnh kon tum (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)