Thực trạng công tác giám sát, đánh giá đầu tƣ công

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý đầu tư công tại huyện sa thầy, tỉnh kon tum (Trang 71 - 72)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.5. Thực trạng công tác giám sát, đánh giá đầu tƣ công

Huyện đã phối hợp chặt chẽ với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, các tổ chức xã hội, phát huy sức mạnh tổng hợp trong hệ thống chính trị, phát huy dân chủ tạo điều kiện tốt nhất để nhân dân tham gia kiểm tra, giám sát tiến trình đầu tƣ công.

Hàng năm, HĐND huyện đều xây dựng kế hoạch, chƣơng trình giám sát đầu tƣ công. Trên cơ sở kế hoạch giám sát của HĐND, UBND huyện chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn chuẩn bị nội dung giám sát và giải trình các vƣớng mắc của ban giám sát HĐND cấp huyện.

Bảng 2.13. Bảng thống kê mô tả các điều tra về công tác kiểm tra, giám sát đầu tư công

hiệu Biến quan sát

Nhà thầu CBCC có liên quan đến ĐTC Trung bình Mode Trung bình Mode GS1 Công tác giám sát, đánh giá đầu tƣ đã

thực sự phát huy hiệu quả 3,5 4 3,33 4 GS2 Tạo điều kiện tốt nhất để nhân dân tham

gia giám sát ĐTC 3,63 4 3,6 3 GS3 Công tác đánh giá ĐTC đúng với thực tế 3,6 4 3,47 4 (Nguồn: Tính toán của tác giả)

Kết quả tại bảng 2.13 cho ta thấy công tác giám sát, đánh giá đầu tƣ công đã thật sự phát huy đƣợc hiệu quả, đánh giá đúng với thực tế và tạo điều kiện tốt để ngƣời dân tham gia đánh giá đầu tƣ công. Tuy nhiên các xã, phƣờng và các đơn vị có dự án đầu tƣ tại địa phƣơng chƣa phối hợp thành lập ban giám sát cộng đồng khi tiến hành đầu tƣ các công trình cơ sở hạ tầng trên địa bàn

để thực hiện, phát huy vai trò giám sát của nhân dân. Việc cấp kinh phí để Ban thanh tra nhân dân các cấp hoạt động theo Nghị định số 99/2005/NĐ-CP ngày 28/07/2005 của Chính phủ chƣa đƣợc thực hiện tốt.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý đầu tư công tại huyện sa thầy, tỉnh kon tum (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)