Lập, thẩm định, phê duyệt và giao nhiệm vụ đầu tƣ công

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý đầu tư công tại huyện sa thầy, tỉnh kon tum (Trang 37 - 39)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.2. Lập, thẩm định, phê duyệt và giao nhiệm vụ đầu tƣ công

Việc lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tƣ công phải tuân theo các quy định của Luật Đầu tƣ công năm 2014; Luật Xây dựng năm 2014 và các văn bản hƣớng dẫn khác. Đối với cấp huyện chỉ có thẩm quyền quyết định các dự án đầu tƣ công Nhóm B và Nhóm C. Cụ thể nội dung công tác này bao gồm:

a. Lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư công

dung nghiên cứu về sự cần thiết, mức độ khả thi và hiệu quả của việc đầu tƣ xây dựng theo phƣơng án thiết kế cơ sở đƣợc lựa chọn, làm cơ sở xem xét, quyết định đầu tƣ xây dựng. Nội dung Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tƣ xây dựng gồm có thiết kế cơ sở và các nội dung khác.

- Quy trình lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tƣ xây dựng đối với các dự án thuộc ngân sách cấp huyện:

1. Chủ đầu tƣ tổ chức lập Báo cáo nghiên cứu khả thi sau khi đã có quyết định chủ trƣơng đầu tƣ của cấp có thẩm quyền.

2. Chủ đầu tƣ gửi hồ sơ dự án đến ngƣời quyết định đầu tƣ, đồng thời gửi tới cơ quan chuyên môn về xây dựng để tổ chức thẩm định dự án.

Cơ quan chuyên môn về xây dựng là: Sở Xây dựng, Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành đối với dự án có tổng mức 4 tỷ đồng trở lên. Phòng quản lý đô thị đối với dự án có tổng mức đầu tƣ dƣới 4 tỷ đồng.

3. Sau khi có kết quả thẩm định của Cơ quan chuyên môn về xây dựng, chủ đầu tƣ gửi hồ sơ dự án đến Phòng Tài chính – Kế hoạch để thẩm định các nội dung khác của Báo cáo nghiên cứu khả thi và trình phê duyệt dự án.

b. Lập và thẩm định dự toán xây dựng công trình

- Dự toán xây dựng công trình là toàn bộ chi phí cần thiết để xây dựng công trình đƣợc xác định ở giai đoạn thực hiện dự án phù hợp với thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và các yêu cầu công việc phải thực hiện của công trình. Nội dung dự toán xây dựng công trình gồm chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí quản lý dự án, chi phí tƣ vấn đầu tƣ xây dựng, chi phí khác và chi phí dự phòng.

- Chủ đầu tƣ chịu trách nhiệm xác định và quản lý dự toán công trình đến khi kết thúc xây dựng đƣa công trình của dự án vào khai thác sử dụng trong phạm vi tổng mức đầu tƣ của dự án đƣợc phê duyệt. Dự toán xây dựng công trình đƣợc xác định trên cơ sở khối lƣợng tính toán từ thiết kế kỹ thuật, thiết

kế bản vẽ thi công, chỉ dẫn kỹ thuật, các yêu cầu công việc phải thực hiện của công trình và định mức xây dựng, giá xây dựng của công trình.

- Dự toán xây dựng công trình đƣợc cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định đồng thời với việc thẩm định thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công. Cơ quan chuyên môn về xây dựng là: Sở Xây dựng, Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành đối với dự án có tổng mức 4 tỷ đồng trở lên. Phòng quản lý đô thị đối với dự án có tổng mức đầu tƣ dƣới 4 tỷ đồng.

- Sau khi đƣợc thẩm định, Ngƣời quyết định đầu tƣ phê duyệt thiết kế kỹ thuật, dự toán xây dựng trƣờng hợp thiết kế ba bƣớc; phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng trƣờng hợp thiết kế hai bƣớc (hoặc trƣờng hợp chỉ lập Báo cáo Kinh tế kỹ thuật); Chủ đầu tƣ phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng trƣờng hợp thiết kế ba bƣớc.

c. Tổ chức đấu thầu và lựa chọn nhà thầu

Luật Đấu thầu năm 2014 quy định 5 hình thức lựa chọn nhà gồm: đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chỉ định thầu, chào hàng cạnh tranh và tự thực hiện. Ngƣời quyết định đầu tƣ quyết định hình thức lựa chọn nhà thầu cho từng gói thầu tùy thuộc vào đặc điểm của gói thầu, điều kiện cụ thể của bên mời thầu về nguồn vốn, chi phí, thời gian cho lựa chọn nhà thầu. Hình thức chỉ định thầu chỉ áp dụng cho các gói thầu có giá trị nhỏ, dƣới 01 tỷ đồng; hình thức đấu thầu là hình thức tiến bộ hơn trong lựa chọn nhà thầu.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý đầu tư công tại huyện sa thầy, tỉnh kon tum (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)