Nguyên nhân của những tồn tại hạn chế

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý đầu tư công tại huyện sa thầy, tỉnh kon tum (Trang 74 - 79)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại hạn chế

- Quy phạm pháp luật điều chỉnh quản lý đầu tƣ công chồng chéo, chƣa đầy đủ.

+ Quản lý đầu tƣ công của huyện Sa Thầy nói riêng và cả nƣớc nói chung hiện nay đang còn nhiều bất cập do chƣa có một khung khổ pháp lý rõ ràng, đầy đủ, nhất quán, minh bạch về đầu tƣ công. Các quy định liên quan đến quản lý đầu tƣ công ở trong nhiều văn bản luật, nhƣ: Luật Ngân sách nhà nƣớc năm 2003, Luật Xây dựng năm 2003, Luật Đầu tƣ năm 2005, Luật Đất đai ngày 26 tháng 11 năm 2003; Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003,... Luật đầu tƣ công 2014... đi kèm theo là các văn bản hƣớng dẫn, các quyết định, chỉ thị của Thủ tƣớng Chính phủ, các thông tƣ hƣớng dẫn của các bộ, ngành...Tuy nhiên, nhiều vấn đề vẫn trong tình trạng chƣa có văn bản pháp luật nào điều chỉnh, hoặc điều chỉnh chung chung, không cụ thể.

+ Hệ thống văn bản pháp luật về đầu tƣ và xây dựng trải qua nhiều lần bổ sung, sửa đổi nhƣng vẫn còn mang nặng tính chắp vá, thiếu đồng bộ, chỉ xử lý

đƣợc một số vấn đề cụ thể, bức xúc trƣớc mắt mà chƣa bao quát hết đƣợc nội dung cần sửa đổi. Song cơ chế hiện có vẫn vừa cồng kềnh vừa chồng chéo làm cho có quá nhiều ngƣời có thẩm quyền can thiệp vào công trình mà vẫn không xác định đƣợc trách nhiệm thuộc về ai, cơ chế không rõ ràng.

+ Chƣa có chế tài nghiêm khắc về xử phạt, cƣỡng chế khi có các sai phạm để xử lý các cá nhân tham gia dự án: Chủ đầu tƣ, tổ chức tƣ vấn, nhà thầu xây dựng. Các cơ chế quản lý chất lƣợng chƣa đƣợc coi trọng đúng mức, ở nhiều dự án còn hiện tƣợng cộng tác nghiệm thu không đúng trình tự quy định, chế độ bảo hành công trình thực hiện không nghiêm chỉnh dẫn đến chất lƣợng công trình không đảm bảo, gây đổ vỡ phải phá đi làm lại. Cơ chế chính sách về đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định cƣ còn nhiều bất cập về giá cả, chế độ đền bù, nên hầu hết các công trình xây dựng có nhu cầu về đền bù, giải phóng mặt bằng không đƣợc thực hiện đúng tiến độ khởi công do không giải phóng đƣợc mặt bằng. Do thời gian từ lúc xin chủ trƣơng, lên phƣơng án đến lúc thực hiện kéo dài, giá đền bù đã thay đổi nhƣng Nhà nƣớc vẫn chƣa điều chỉnh kịp thời nên việc di dời các công trình để giải phóng mặt bằng không thực hiện đƣợc, kéo dài thời gian chuẩn bị gây lãng phí vốn đầu tƣ.

Mặt khác, hệ thống các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật phục vụ quản lý đầu tƣ xây dựng bao gồm cả quản lý quy hoạch, chuẩn bị đầu tƣ, thực hiện đầu tƣ mặc dù đã thƣờng xuyên đƣợc nghiên cứu, sửa đổi nhƣng còn nhiều bất cập.

- Là huyện nghèo, xuất phát điểm thấp, địa bàn rộng, chia cắt, dân cƣ phân tán, suất đầu tƣ lớn. Trong khi đó các nguồn thu tại chỗ không lớn, chủ yếu là hỗ trợ của tỉnh. Bên cạnh đó công tác lập quy hoạch, tổ chức thực hiện quy hoạch, việc lựa chọn các dự án đầu tƣ còn nhiều yếu kém, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu đề ra, công tác xây dựng và phân bổ vốn chƣa hợp lý, để xảy ra nợ đọng xây dựng cơ bản lớn.

- Năng lực cán bộ quản lý Nhà nƣớc về đầu tƣ công còn chƣa cao, năng lực quản lý điều hành còn thấp.

Công tác quản lý đầu tƣ không đƣợc chú ý, gần nhƣ khoán gọn cho các ban quản lý dự án. Thiếu kiểm tra, kiểm soát, giám sát thƣờng xuyên. Chậm xử lý hoặc xử lý không nghiêm các sai phạm.

Chƣa quan tâm đúng mức đến việc tuyển dụng, phân công nhiệm vụ, đào tạo các CBCC tham gia vào quá trình lập, thẩm định các dự án đầu tƣ công dẫn đến nhiều tình trạng sai sót trong quá trình làm việc.

Mặc dù việc phân cấp quản lý trong đầu tƣ và xây dựng là rất cụ thể, rõ ràng và toàn diện từ khâu thẩm định, đấu thầu, bố trí nguồn vốn, quản lý thực hiện các dự án đầu tƣ, do vậy trách nhiệm của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân là hết sức lớn. Nhƣng trong công tác quản lý của Huyện chƣa vƣơn lên quản lý toàn diện, chƣa thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ đã đƣợc phân cấp.

Bên cạnh đó trong cơ chế giám sát, đánh giá hiện nay, các cơ quan dân cử nhƣ Hội đồng nhân dân còn chƣa phát huy đƣợc tiếng nói, vai trò của mình. Nhiều trƣờng hợp bức xúc đƣợc đại biểu Hội đồng nhân dân phản ánh qua các phiên họp; Tuy nhiên qua đến các phiên họp sau, vấn đề vẫn còn nguyên nhƣ vậy, chƣa đƣợc giải quyết. Dù vậy, những ngƣời chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề này vẫn không bị bất kỳ hình thức khiển trách, kỷ luật nào, thế nên chƣa tạo ra đƣợc áp lực để bắt buộc các cơ quan quản lý nhà nƣớc làm tốt nhiệm vụ đƣợc giao.

- Công tác xây dựng định hƣớng, quy hoạch và kế hoạch đầu tƣ công chƣa bám sát kế hoạch, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của huyện.

Định hƣớng đầu tƣ công của huyện đã đƣợc ghi trong các văn bản chiếu lƣợc và đồ án quy hoạch ngành, lĩnh vực. Những văn bản này đƣợc xây dựng với sự tham gia của các chuyên gia liên ngành và đƣợc lấy ý kiến đóng góp của các cơ quan liên quan. Tuy nhiên, hiện nay có quá nhiều đồ án quy hoạch

cần phải lập và phê duyệt trong một thời gian ngắn khiến chất lƣợng quy hoạch chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu.

Bên cạnh đó, việc xây dựng quy hoạch đầu tƣ công chƣa bám sát kế hoạch, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của huyện. Thực tế cho thấy, quy hoạch của các dự án đầu tƣ công, các công trình công cộng lại không gắn kết với quy hoạch đô thị chung của huyện và kế hoạch phát triển kinh tế. Điều đó thể hiện năng lực, tầm nhìn của các nhà quản lý trong chỉ đạo điều hành thực hiện các nhiệm vụ kinh tế xã hội. Hệ quả tất yếu của hạn chế trên, đó là nhiệm vụ, công trình đột xuất phải triển khai trong năm chiếm tỷ trọng lớn, đó là việc bố trí vốn thực hiện khi dự án chƣa đủ thủ tục đối với các dự án thực hiện các mục tiêu trọng điểm đầu tƣ, đó là việc phải bổ sung danh mục các dự án mới đã có thủ tục để ghi vào kế hoạch thực hiện năm sau để bổ sung lấp đầy phần vốn ghi cho các dự án không có khả năng thực hiện hoàn thành kế hoạch vốn của năm kế hoạch...

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Chƣơng 2 đã tiến hành phân tích những đặc điểm tự nhiên, tình hình KT- XH của huyện Sa Thầy. Đánh giá thực trạng công tác quản lý đầu tƣ công những năm vừa qua trên địa bàn huyện. Qua đó đã nêu lên những tồn tại, hạn chế rút ra các nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong công tác quản lý đầu tƣ công trên địa bàn huyện Sa Thầy giai đoạn 2013-2015. Qua đó làm cơ sở để đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý đầu tƣ công trong thời gian tới ở chƣơng 3.

CHƢƠNG 3

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẦU TƢ CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SA THẦY, TỈNH KON TUM

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý đầu tư công tại huyện sa thầy, tỉnh kon tum (Trang 74 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)