TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY PHÂN BÓN TÂY NGUYÊN

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị kênh phân phối tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu phân bón tây nguyên (Trang 37)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY PHÂN BÓN TÂY NGUYÊN

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Phân bón Tây Nguyên, tên viết tắt là Công ty Phân bón Tây Nguyên. Thành lập theo giấy chứng nhận kinh doanh số 6001388393 do Phòng đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đắk Lắk cấp ngày 08/7/2013.

Công ty Phân bón Tây Nguyên có văn phòng Đại diện đặt tại Lô C13 Khu Công nghiệp Phú Tài, Thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.

Trụ sở : Khu Công nghiệp Hòa Phú, Xã Hòa Phú, TP Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk Lắk

Điện thoại: 02623.773399 Fax: 02623.763939

a.Ngành nghề kinh doanh

Sản xuất phân bón và hợp chất ni tơ đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước. Trực tiếp nhập khẩu đóng gói các sản phẩm phân bón của nước ngoài. Bán buôn nông lâm sản nguyên liệu. Vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ. Kho bãi và lưu gửi hàng hóa.

b.Tầm nhìn

Công ty phấn đấu để trở thành một trong những Công ty sản xuất và kinh doanh sản phẩm phân bón hàng đầu Việt Nam vào năm 2020.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức và nguồn lực của công ty

Bộ máy tổ chức của Công ty tương đối gọn gàn và đầy đủ các bộ phận chức năng đáp ứng như cầu kinh doanh và quản trị tốt kênh phân phối cũng như việc điều hành hoạt động kinh doanh.

Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức của công ty

Nguồn: Phòng tổ chức

a. Nguồn lực tài chính

Bảng 2.1. Bảng cân đối kế toán

Đơn vị tính: Ngàn đồng

Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

TÀI SẢN 134.015.284 214.533.881 229.240.797

1. Tài sản ngắn hạn 117.072.021 190.600.947 207.530.760

- Tiền và các khoản tương đương tiền

8.258.987 8.141.119 8.541.450

- Các khoản phải thu ngắn hạn 46.764.835 105.591.979 64.017.636

- Hàng tồn kho 57.306.252 73.738.234 129.801.265

- Tài sản ngắn hạn khác 4.741.947 3.129.615 5.170.409 2. Tài sản dài hạn 16.943.263 23.932.933 21.710.036

- Tài sản cố định 16.943.263 23.932.933 21.710.036

- Tài sản dài hạn khác 0 0 0 Đại hội đồng cổ đông

Hội đồng quản trị

Ban giám đốc

Ban kiểm soát

Phòng Hành chính Phòng kỷ thuật KCS Phòng Kế toán Phòng Kinh doanh Bộ phận quản lý kho Bộ phận sản xuất

Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 NGUỒN VỐN 134.015.284 214.533.881 229.240.797 1. Nợ phải trả 110.214.369 190.732.966 205.439.882 - Nợ ngắn hạn 106.440.500 187.870.000 204.210.000 - Nợ dài hạn 3.773.869 2.862.966 1.229.882 2. Vốn chủ sở hữu 23.800.915 23.800.915 23.800.915

(Nguồn: Phòng kế toán công ty 2015-2017 Báo cáo tài chính)

Theo số liệu bảng trên của công ty qua các năm thì ta thấy tổng tài sản tăng đều qua các năm chứng tỏ công ty luôn chủ động được nguồn lực của trong hoạt động kinh doanh.

Hàng hóa tồn kho qua các năm đều tăng cho thất nguồn hàng của công ty rất sẵn sàng cung ứng kịp thời và đầy đủ đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Việc cho đại lý gối đầu công nợ nên các khoản phải thu của công ty còn chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản và công ty phải đi vay để bù đắp nguồn tiền này.

b. Cơ cấu lao động

Vấn đề nhân lực là một yếu tố quan trọng, nó ảnh hưởng rất lớn đến sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp. Để hiểu rõ tình hình nguồn nhân lực tại Công ty, ta cần phân tích và đánh giá cơ cấu lao động của Công ty. Cụ thể như sau:

- Xét theo trình độ lao động: Qua bảng thống kê ta thấy lao động chủ yếu trong công ty là lao động phổ thông chiếm 55% tổng số lao động của Công ty, điều đó phù hợp với mô hình là công ty sản xuất, cần nhiều lao động phổ thông. Bên cạnh đó số lao động có trình độ Đại học, Sau Đại học và Cao đẳng chiếm 27% tổng số lao động.

- Xét theo độ tuổi: Công ty có nguồn nhân lực trẻ, năng động trong công việc, thuận lợi cho Công ty trong việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao tay

nghề và trình độ chuyên môn. Lao động có độ tuổi dưới 30 chiếm 53% trong tổng số lao động của Công ty. Lao động có độ tuổi trên 46 chỉ có 12 người, chiếm 6,5%. Tổng số lao động của Công ty tại thời điểm 31/12/2017 là 200 người. Công ty có nguồn lao động trẻ, năng động, đam mê với nghề.

Bảng 2.2. Nguồn nhân lực của công ty

Chỉ tiêu Số lao động Tỷ lệ

Tổng số lao động 200 100% - Theo trình độ chuyên môn

+ Đại học và sau Đại học 26 13

+ Cao đẳng 28 14 + Trung cấp 36 18 + Lao động phổ thông 110 55 - Theo độ tuổi + Dưới 30 106 53 + 30 – 45 82 40,5 + Trên 46 12 6,5 (Nguồn: Phòng Hành chính)

2.1.3. Tình hình kinh doanh của công ty

a. Thị trường tiêu thụ sản phẩm qua các năm

Bảng 2.3. Thị trường tiêu thụ chính của công ty

Đơn vị tính: kg

Thị trường Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Sản lượng % Sản lượng % Sản lượng %

Tây Nguyên 3.188.954 79 5.113.579 71 5.532.676 69 Miền Trung 847.696 21 2.078.921 29 2.485.694 31

Tổng cộng 4.036.650 100 7.193.500 100 8.018.370 100

Với diện tích hơn 2 triệu ha cây trồng, Tây Nguyên được xác định là vùng đất nông nghiệp trọng điểm của cả nước. Đây là thị trường cây công nghiệp lâu năm do đó nhu cầu phần bón ít biến động do cơ cấu cây trồng tương đối ổn định. Với lợi thế là “sân nhà” cộng thêm là đại lý phân phối độc quyền của các nhà cung cấp phân bón lớn trong nước nên đây được coi là thị trường trọng điểm của Công ty phân bón Tây Nguyên. Do có lợi thế lớn như vậy nên Công ty luôn chiếm vị thế dẫn đầu so với các đối thủ cạnh tranh khác trên khu vực, tuy nhiên do các năm gần đây tình hình sử dụng phân bón trên khu vực đã bão hòa cộng thêm các đại lý lựa chọn các nhà phân phối từ các khu vực khác và thêm một số đối thủ cạnh tranh mới cùng các loại phân bón mới xuất hiện nên sản lượng đạt được qua các năm chỉ tăng nhẹ. Một số khách hàng lớn của công ty như Công ty Minh Dũng, Công ty Vật tư NN Quãng Ngãi, Công ty Huy Chính, Công ty Cà phê 721, Công ty Cao su Krông Buk, Đại lý Bảo Liên, Đại lý Khánh Hiệp, Đại lý Nhật Phát, ...

Công ty phân bón Tây Nguyên hiện có khoảng 368 đại lý và các Điểm kinh doanh được phân bố rải rác ở khắp các tỉnh khu vực Tây Nguyên được liệt kê như bảng bên dưới:

Bảng 2.4. Tổng hợp các trung gian phân phối của Công ty năm 2017

STT Doanh số hàng năm

Số lượng đại lý

Khu vực Tây Nguyên Miền Trung

1 Dưới 500 triệu 129 107 22 2 500 triệu - 1 tỷ 109 97 12 3 1 tr - 1,5 tỷ 63 57 16 4 1,5 tỷ - 2 tỷ 29 22 7 5 2 tỷ - 2,5 tỷ 9 7 2 6 2,5 tỷ - 3 tỷ 7 4 3 7 3 tỷ - 3,5 tỷ 7 5 2

STT Doanh số hàng năm

Số lượng đại lý

Khu vực Tây Nguyên Miền Trung

8 3,5 tỷ - 4 tỷ 5 3 2 9 4 tỷ - 4,5 tỷ 3 3

10 4,5 tỷ - 5 tỷ 4 3 1

11 Trên 5 tỷ 3 2 1

Tổng cộng 368 310 68

(Nguồn: Phòng kinh doanh công ty)

b. Kết quả hoạt động kinh doanh

Bảng 2.5. Kết quả hoạt động kinh doanh

Đơn vị tính: Ngàn đồng

Khoản mục Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Doanh thu 33.681.922.606 46.965.758.034 57.826.455.113 Lợi nhuận trước thuế 278.072.345 311.221.749 389.272.349 Nộp ngân sách 55.614.469 62.244.350 77.855.469

Trả cổ tức (%) 12 12 13

(Nguồn: Phòng kế toán công ty, 2015-2017, Báo cáo tài chính)

Qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty cho thấy Công ty kinh doanh có hiệu quả, tương đối ổn định trong ba năm trở lại đây. Doanh thu và lợi nhuận của Công ty không ngừng tăng qua các năm. Cụ thể doanh thu năm 2016 tăng 39% so với năm 2015. Doanh thu năm 2017 tăng 23% so với năm 2016. Việc gia tăng cả doanh thu lẫn lợi nhuận của Công ty đã đóng góp nộp ngân sách nhà nước tăng qua từng năm. Trong năm 2017, Công ty đã nộp ngân sách nhà nước gần 80 triệu đồng. Việc trả cổ tức cũng được thực hiện đều đặn, ổn định qua các năm, thu nhập của công nhân và nhân viên được cải thiện đáng kể.

2.2. THỰC TRẠNG CẤU TRÚC TỔ CHỨC KÊNH PHÂN PHỐI TẠI CÔNG TY PHÂN BÓN TÂY NGUYÊN CÔNG TY PHÂN BÓN TÂY NGUYÊN

2.2.1. Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến kênh phân phối

a. Đặc điểm sản phẩm

- Phân bón là thức ăn của cây trồng, thiếu phân cây không thể sinh trưởng và cho năng suất, phẩm chất cao. Phân bón có vai trò rất quan trọng trong việc thâm canh tăng năng suất, bảo vệ cây trồng và nâng cao độ phì nhiêu của đất. Mặt hàng phân bón yêu cầu phải được cung ứng kịp thời vụ sản xuất, đầy đủ số lượng và đúng địa điểm.

- Phân bón là một loại vật tư thiết yếu của sản xuất nông nghiệp nói riêng và của nền kinh tế nói chung, những biến động về giá cả phân bón, về chính sách kinh doanh phân bón đều tạo ra những ảnh hưởng rất lớn, rất nhạy cảm đến đời sống bà con nông dân và của xã hội.

- Phân bón là một loại sản phẩm có giá trị rất lớn đồng thời cũng có những tiêu chuẩn kỹ thuật để bảo quản rất cao, rất dễ bị bón cục, chảy rữa, hao hụt. Vì vậy cần phải có kho chuyên dùng để dự trữ. Bên cạnh đó phân bón cũng là một loại sản phẩm công nghiệp hoá học, độc hại nên phải bảo quản ở xa khu vực dân cư.

- Mặt hàng phân bón yêu cầu phải được cung ứng kịp thời vụ sản xuất, đầy đủ số lượng và đúng địa điểm. Điều này đòi hỏi các nhà quản trị phải có sự tính toán cân đối nguồn hàng cụ thể, xây dựng và quản trị hệ thống kênh phân phối tối ưu nhằm phát huy được hiệu quả cao nhất.

Điều này đòi hỏi các nhà quản trị phải có sự tính toán cân đối nguồn hàng cụ thể, xây dựng và quản trị hệ thống kênh phân phối tối ưu nhằm phát huy được hiệu quả cao nhất. Mặt khác việc quản trị hệ thống kênh phân phối phân bón phải căn cứ vào các mục tiêu và chiến lược kinh doanh của Công ty. Hiện tại công ty đang phân phối và sản xuất các loại phân bón chủ yếu:

- Phân đạm là tên gọi chung của các loại phân đạm cung cấp chất đạm (Nitơ) cho cây. Bón đạm sẽ thúc đẩy sự tăng trưởng của cây, giúp cho chồi, cành lá phát triển, làm lá có kích thước to, xanh quang hợp mạnh và làm tăng năng suất cây trồng. Phân đạm cần cho cây trồng trong suốt quá trình sinh trưởng, đặc biệt là giai đoạn cây tăng trưởng mạnh, nhất là các loại sâu ăn lá, thiếu đạm cây trồng tăng trưởng còi cọc, đẻ nhánh kém, ít phát triển mầm non, phân cành ra lá đều kém, lá nhỏ. Cây ra hoa kết quả muộn, ít hoa, ít quả, khả năng tích lũy chất có đạm, bột đường đều kém. Tuy nhiên nếu bón đạm nhiều cho cây sẽ có tác dụng ngược lại: cây lớn mạnh, đẻ nhánh nhiều, phân nhiều nhánh, lá phát triển quá mức, bộ rễ phát triển kém, thân non mềm. Đó là hiện tượng “lốp cây”, cây dễ bị đổ, chậm ra hoa, hoa ít và khó đậu quả, quả không chắc hạt, củ khó hình thành vì tinh bột tích luỹ về củ chậm, nhiều rễ đực ít củ,... Các loại phân đạm chủ yếu phổ biến là: phân đạm (urea) và phân đạm sulphate (thường gọi là SA).

- Phân lân là những phân có chứa nguyên tố dinh dưỡng photpho, dùng bón cho cây trồng. Phân lân có nhiều loại, có thể được phân ra phân lân thiên nhiên và phân lân chế biến.

- Phân Kali là một trong 3 nguyên tố dinh dưỡng, chỉ đứng sau đạm, lân. Phân Kali được sản xuất chú yếu ở 2 dạng: Kali Clorua (KC1) và Kali Sulphate (K2SO4). Hiện nay trên thị trường có thêm loại Multi - K (KNO3) nhưng loại này rất hiếm và đắt nên chỉ dùng trong một số trường hợp đặc biệt. - Phân hỗn hợp NPK: Là loại phân phối trộn 2 hoặc 3 loại phân nói trên, nhằm mục đích tạo sự thuận lợi cho việc sử dụng phân bón của người nông dân nhằm hạn chế việc sử dụng phân đơn một cách thiếu khoa học. Dùng hỗn hợp NPK phải căn cứ vào thành phần dinh dưỡng có ghi trên vỏ bao. Ví dụ: loại phân NPK 16 - 16 - 8 có nghĩa là trong phân có 16% đạm, 16% lân, 8% kali,...

Với những đặc tính riêng có của phân bón và đặc điểm của sản xuất phân bón vô cơ nói trên ảnh hưởng lớn đến hoạt động phân phối phân bón trên thị trường như: Cần phải bảo quản ở nơi khô ráo để tránh hiện tượng vón cục. Không dùng móc trong quá trình bốc xếp để hạn chế rách bể bao và hao hụt. Để lâu ngày có thể bị vón cục, chảy rữa, mất phẩm chất do đặc điểm kỹ thuật của phân bón.

Bảng 2.6. Cơ cấu mặt hàng hóa phân phối của Công ty

Đơn vị tính: 1000kg

Loại phân Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Sản lượng % Sản lượng % Sản lượng %

Urea 105.000 26 192.000 26.7 220.000 27.4 SA 78.000 19.3 131.200 18.2 152.800 19.1 Lân 51.000 12.6 87.300 12.1 93.300 11.6 Kali 50.700 12.6 78.100 10.9 88.500 11 NPK 80.200 19.9 179.400 24.9 187.000 23.3 Loại khác 38.700 9.6 51.300 7.1 60.200 7.5 Tổng 403.600 100 719.300 100 801.800 100

(Nguồn: Phòng kinh doanh )

Qua số liệu trân bảng cơ cấu hàng hóa phân phối ta nhận thấy:

+ Đối với Phân Urea, Phân SA và Phân NPK: là 03 mặt hàng luôn chiếm tỷ trọng cao trong các mặt hàng mà Công ty phân phối do nhu cầu về mặt hàng này luôn cao với nhà cung cấp chủ yếu là Công ty Cổ phần Phân Bón và Hóa Chất Dầu Khí Miền Trung, Công ty CP Phân Bón Dầu Khí Cà Mau, Công ty CP Phân Đạm và Hóa Chất Hà Bắc, Công ty TNHH MTV Đạm Ninh Bình,Công ty Bình Điền nên nguồn cung luôn đảm bảo cho thị trường.

+ Đối với Phân Lân: Giữ ở mức bình ổn do nhu cầu về mặt hàng này đã tương đối ổn định.

+ Đối với Phân Kali: Tỷ trọng của mặt hàng này không cao và trong những năm gần đây giảm đột biến do nhu cầu phân bón trong các năm gần đây có biến động mạnh.

+ Đối với các loại Phân khác DAP, Phân bón vi lượng,…do giá cao và nhu cầu tiêu thụ không nhiều nên tỷ trọng của mặt hàng này không cao và giảm nhiều trong vài năm trở lại đây.

b. Đặc điểm môi trường kinh doanh

- Yếu tố tự nhiên: Tây Nguyên được xác định là vùng đất nông nghiệp trọng điểm của cả nước. Đây là thị trường cây công nghiệp lâu năm do đó nhu cầu phần bón ít biến động do cơ cấu cây trồng tương đối ổn định. Đây là khu vực thường xuyên chịu nhiều ảnh hưởng xấu bởi thời tiết khắc nghiệt. Tình trạng hạn hán kéo dài tại Tây Nguyên vào những năm gần đây làm thiệt hại nhiều diện tích cà phê, Hồ Tiêu. Còn Miền Trung lại liên tục phải đối phó với bão, lũ. Thời tiết bất lợi làm ảnh hưởng lớn tới hoạt động sản xuất nông nghiệp, sản lượng thu hoạch giảm trong khi giá nhiều mặt hàng nông sản giảm thấp, đặc biệt như giá cà phê xuất khẩu. Tuy nhiên, do nhu cầu sử dụng sản phẩm phân bón bình quân vẫn đạt ở mức cao, nên miền Trung - Tây Nguyên luôn là một thị trường tiềm năng để Công ty khai thác việc kinh doanh của mình.

- Yếu tố kinh tế: Trong giai đoạn từ năm 2014-2017 bức tranh kinh tế của nước ta diễn biến khá tích cực, mở ra nhiều cơ hội phát triển bền vững trong những năm tới. Các chỉ báo về kinh tế vĩ mô như tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, tỷ giá, thanh khoản của ngân hàng thương mại; tiếp tục được cải thiện so với các năm trước. GDP năm 2015 đạt 6,68%, GDP năm 2017 đạt 6,81%, là mức tăng cao nhất trong 5 năm qua. Tốc độ tăng trưởng của ngành phân bón trung bình 1,6%/ năm.

- Yếu tố chính trị - pháp luật: Việt Nam có nền chính trị ổn định, hệ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị kênh phân phối tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu phân bón tây nguyên (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)