6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.2.3. Thực trạng dòng lưu chuyển trong kênh phân phối
a. Dòng chảy quyền sở hữu
Công ty thực hiện việc chuyển quyền sở hữu cho nhà phân phối theo hình thức mua đứt bán đoạn và được ràng buộc bằng các điều khoản hợp đồng kinh tế. Sau đó nhà phân phối bán lại cho các thành viên khác. Quan hệ kinh tế giữa Công ty và nhà phân phối được thể hiện qua quan hệ tiền - hàng. Các trung gian tiếp nhận hàng và trả tiền hay ghi nhận công nợ nhưng quyền sở hữu được chuyển cho các trung gian ngay khi hàng hóa được xuất ra từ kho của Công ty.
Hình 2.4. Sơ đồ Dòng chảy quyền sở hữu
Nhận xét: Hình thức mua đứt bán đoạn giúp các nhà phân phối chủ động trong quyết định sử dụng sản phẩm.
b. Dòng đàm phán
Các thành viên trong kênh phân phối tiến hành đàm phán với nhau về các điều kiện, điều khoản trong hợp đồng như số lượng hàng hóa, giá cả, trách nhiệm của các bên, phương thức thanh toán, giao nhận – vận chuyển.
Nhận xét: Nội dung đàm phán tập trung, khá rõ ràng và chi tiết về trách nhiệm giữa các bên.
c. Dòng chảy sản phẩm
Sản phẩm Phân bón được vận chuyển từ Công ty đến kho của các nhà phân phối với số lượng lớn. Nhà phân phối bán cho các điểm bán lẻ và từ điểm bán lẻ sẽ đến tay người tiêu dùng.
Nhận xét: Trách nhiệm dòng chảy sản phẩm trong kênh do Công ty chủ động thực hiện. Công ty duy trì đội xe và hệ thống kho bãi riêng của mình.
d. Dòng thanh toán
quy định cụ thể với nhau. Công ty thường yêu cầu các thành viên trong kênh phải trả tiền sau khi nhận hàng. Hình thức thanh toán bằng tiền mặt và trao đổi hàng hóa (cà phê, Tiêu).
Nhận xét: Việc thanh toán giữa các trung gian thương mại với khách hàng chủ yếu bằng tiền mặt, điều này thường gây ra sự chậm trễ và làm tăng rủi ro trong dòng thanh toán của kênh.
e. Dòng thông tin
Dòng thông tin của kênh được thực hiện hai chiều ở cấp nhà phân phối với công ty. Nhờ vào việc áp dụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật mà dòng thông tin trong hệ thống kênh được cải thiện hơn trước.
Nhận xét: Công ty chỉ quan tâm quản lý những thông tin để quản lý hoạt động phân phối hàng ngày chứ chưa quản lý được thông tin thị trường để điều hành về mặt chiến lược. Ngoài ra, phạm vi thông tin truyền tải qua kênh còn hạn chế, chủ yếu là những thông tin về giá cả, điều kiện mua bán, thời gian và địa điểm giao nhận, thanh toán. Tốc độ truyền tin còn chậm, chưa kịp thời, chính xác, các thông tin còn cũng bị ngắt quãng theo từng khâu lưu thông. Phạm vi thông tin truyền tải qua kênh còn hạn chế, chủ yếu là những thông tin để chỉ đạo hoạt động phân phối hàng ngày.
f. Dòng chảy xúc tiến
Công ty luôn chủ động tiến hành và phối hợp với các thành viên trong kênh phân phối tổ chức các hoạt động xúc tiến dưới nhiều hình thức như quảng cáo sản phẩm, khuyến mãi nhằm thúc đẩy khả năng tiêu thụ.
Nhận xét: Việc tổ chức các hoạt động xúc tiến tại Công ty chưa thực sự mạnh mẽ, toàn diện.
g. Dòng đặt hàng
Các thành viên trong kênh phân phối chủ yếu đặt hàng qua điện thoại, Email. Dựa trên hợp đồng tiêu thụ được tiêu thụ được ký kết giữa công ty với
nhà phân phối, hàng tháng công ty sẽ giao chỉ tiêu cho nhà phân phối, nhà phân phối có trách nhiệm tiêu thụ với số lượng được giao, cuối tháng nhân viên giám sát bán hàng sẽ thu thập thông tin từ nhà phân phối để đánh giá và giao chỉ tiêu tiêu thụ sao cho phù hợp với thực tế tiêu thụ của nhà phân phối.
Nhận xét: Dòng đặt hàng được tổ chức có hệ thống. Chính điều này đã góp phần làm giảm bớt một phần chi phí bảo quản và dự trữ hàng.
h. Dòng chia sẻ rủi ro
Trong quá trình phân phối sản phẩm luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro như rách bao khi vận chuyển, sản phẩm bị quá hạn sử dụng, các bên tham gia không thực hiện đúng các điều khoản trong hợp đồng.
Nhận xét: Rủi ro trong quá trình vận chuyển hay lưu kho là điều khó tránh khỏi. Dòng san sẻ rủi ro được thực hiện từ Công ty đến nhà phân phối là khá tốt, nhưng đối với các thành viên còn lại như giữa nhà phân phối với các nhà bán buôn và bán lẻ trong kênh thì dòng san sẻ rủi ro còn sơ sài.