6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.2.6. Các giải pháp hỗ trợ
a. Củng cố bộ phận giám sát bán hàng
- Định kỳ sàng lọc, đánh giá năng lực làm việc của các thành viên trong bộ phận giám sát bán hàng.
- Hàng năm tổ chức các khóa học, buổi giao lưu trao đổi kinh nghiệm, kỹ năng bán hàng và giám sát cho lực lượng này.
- Tìm kiếm những gương mặt mới có tiềm năng.
b. Yêu cầu của nhân viên thị trường
- Phải nhanh nhẹn, lịch sự, có khả năng giao tiếp tốt, có kiến thức về sản phẩm phân bón, cây trồng.
- Có khả năng nắm bắt, hiểu tâm lý khách hàng, biết khai thác thu thập thông tin từ khách hàng.
- Kịp thời nắm bắt, hiểu rõ các thông tin về các chương trình hỗ trợ, khuyến mãi của Công ty để cung cấp cho khách hàng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trên cơ sở những hạn chế trong công tác tổ chức, quản trị kênh phân phối sản phẩm tại Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu phân bón Tây Nguyên đã đề cập ở Chương 2. Chương 3 đã đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện kênh phân phối sản phẩm tại Công ty để tạo điều kiện cho hệ thống kênh phân phối của Công ty hoạt động hiệu quả và đạt được mục tiêu. Đó là tối đa hóa lợi nhuận, tiết kiệm chi phí, tăng khả năng bao phủ thị trường, tăng cao khả năng cạnh tranh của Công ty. Với các nội dung nghiên cứu như sau:
- Những căn cứ để hoàn thiện kênh phân phối - Hoàn thiện cấu trúc kênh phân phối hiện tại
- Hoàn thiện công tác khuyến khích các thành viên kênh - Hoàn thiện công tác quản lý mâu thuẫn
- Hoàn thiện công tác đánh giá thành viên kênh - Các giải pháp hỗ trợ
Đây là những giải pháp cơ bản và cốt lõi nhằm phát huy vai trò của từng thành viên trong kênh phân phối. Những giải pháp này mang tính bổ trợ cho nhau do đó đòi hỏi phải thực hiện đồng bộ nhằm phát huy tối đa tác dụng của từng giải pháp. Tóm lại, việc xây dựng kênh phân phối vững mạnh đòi hỏi quá trình không ngừng hoàn thiện. Nếu Công ty thực hiện thành công thì kênh phân phối sẽ là vũ khí sắc bén giúp Công ty cạnh tranh một cách hiệu quả trên thương trường.
KẾT LUẬN
Đứng trước những cơ hội và thách thức của thị trường, với những thay đổi không ngừng về mọi mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, áp lực cạnh tranh ngày càng gia tăng khốc liệt, các doanh nghiệp Việt Nam cần tìm cho mình những định hướng phát triển phù hợp để có thể đứng vũng trên thị trường và ngày càng phát triển lớn mạnh. Trong đó, việc xây dựng và quản trị kênh phân phối có hiệu quả luôn là mục tiêu hướng đến của các doanh nghiệp, trong đó Công ty phân bón Tây Nguyên. Trên tinh thần đó, luận văn đã hoàn thành nghiên cứu một số nội dung sau:
Chương 1: Luận văn đã đề cập đến những vấn đề lý luận chung về kênh phân phối và các hoạt động trong kênh phân phối sản phẩm. Trong đó đi sâu vào nghiên cứu lý luận về cấu trúc và nội dung quản trị kênh phân phối để lựa chọn ra các tiếp cận phù hợp nhất cho đề tài nghiên cứu và làm cơ sở cho việc vận dụng lý thuyết vào thực tế hoạt động kênh phân phối của Công ty phân bón Tây Nguyên.
Chương 2: Luận văn đã giới thiệu và đánh giá được tình hình hoạt động, môi trường kinh doanh của Công ty trong thời gian qua, đã nêu ra được cấu trúc, hình thức tổ chức kênh, tình hình hoạt động của kênh. Đề tài cũng đã phân tích và nêu ra được thực trạng hoạt động của kênh phân phối tại Công ty, bao gồm các nội dung: quản trị dòng lưu chuyển vật chất, công tác tuyển chọn, khuyến khích, đánh giá hoạt động của các thành viên kênh và giải quyết các mâu thuẫn. Từ các phân tích trên, tìm ra những ưu điểm và những hạn chế làm cơ sở cho việc hoàn thiện cấu trúc và tổ chức kênh phân phối tại Công ty phân bón Tây Nguyên.
Chương 3: Trên cơ sở những căn cứ về các mục tiêu phát triển của ngành và thực trạng tổ chức hoạt động của kênh phân phối hiện tại, đề ra
những giải pháp thiết thực nhằm hoàn thiện cấu trúc và hoạt động quản trị kênh phân phối trong thời gian đến.
Với tất cả những nội dung được nghiên cứu ở trên, hy vọng đề tài sẽ góp phần nào giúp Công ty phân bón Tây Nguyên có được những quyết định đúng đắn để cải tiến, hoàn thiện kênh phân phối và tăng cường các chính sách quản trị làm cho hoạt động phân phối trở nên hiệu quả hơn, tăng sức cạnh tranh so với đối thủ và giữ được vị thế của mình trên thị trường ngành phân bón..
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Báo cáo tài chính, Các tài liệu nội bộ của Công ty Tây Nguyên các năm 2014-2017.
[2] Trương Đình Chiến (2012), Quản Trị Kênh Phân Phối, Nhà xuất bản Đại học Kinh Tế Quốc Dân.
[3] Nguyễn Thị Thùy Dương (2014), Quản trị kênh phân phối tại công ty cổ phần dược vật tư y tế Quảng Nam, Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng.
[4] Nguyễn Thị Bích Hà (2014), Quản trị kênh phân phối tại công ty xăng dầu Bình Định, Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng.
[5] Nguyễn Thị Diệu Linh, (2015), Hoàn thiện kênh phân phối sản phẩm tại công ty cổ phần bia Hà Nội-Quảng Bình, Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng.
[6] Philip Kotler (2013) dịch giả PGS.TS Vũ Trọng Hùng dịch, PGS.TS Phan Thăng hiệu đính, Quản trị marketing, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội.
[7] Đào Thị Minh Thanh (2010), Quản Trị Kênh Phân Phố”, Nhà xuất bản Tài chính.
[8] Trần Thị Thập (2012), Quản trị bán hàng, Nhà xuất bản Thông Tin Truyền Thông.
[9] Bộ Công Thương (2010), Quyết định phê duyệt quy hoạch phát triển hệ thống sản xuất và hệ thống phân phối mặt hàng phân bón giai đoạn 2011-2020, có xét đến năm 2025.
[10] Thủ tướng chính phủ (2013), Quyết định số 1621/QĐ-TTg phê duyệt “Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp hóa chất đến 2020, có
tính đến năm 2030” .
[11] Trần Thị Ngọc Trang (2014), Quản Trị Kênh Phân Phối, Nhà xuất bản Thống kê.
Các trang thông tin điện tử
[12] http:// www.itgvietnam.com [13] http://www.brandsvietnam.com/4585-Quan-ly-cac-dong-chay-trong- kenh-phan-phoi. [14] http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/kinh-doanh/2018-03-09/khai- thac-nguon-loi-khong-lo-tren-thi-truong-phan-bon-54642.aspx [15] http://baocongthuong.com.vn/thi-truong-phan-bon-nam-2017-nhieu- chuyen-bien-tich-cuc.html [16] http://www.marketervietnam.vn/news/quan-ly-kenh-phan-phoi-thanh- cong-1556.html [17] http://www.marketingchienluoc.com [18] https://doanhnhansaigon.vn [19] http://agro.gov.vn/vn [20] http://www.sggp.org.vn