Bản chất hoạt động của BHXH

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc các doanh nghiệp trên địa bàn quận liên chiểu, thành phố đà nẵng (Trang 25 - 27)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu của đề tài

1.1.3. Bản chất hoạt động của BHXH

- Con ngƣời sống, lao động, làm việc nhằm thoả mãn các nhu cầu của mình, từ các nhu cầu cơ bản, thiết yếu nhƣ ăn, mặc, ở, đi lại… Đến các nhu cầu cao hơn nhƣ vui chơi giải trí, có địa vị trong xã hội, đƣợc tôn trọng bảo vệ… Tuy nhiên trong cuộc sống không phải lúc nào con ngƣời cũng gặp thuận lợi có đƣợc một cuộc sống ổn định.

- Trái lại có rất nhiều khó khăn, bất lợi ít nhiều ngẫu nhiên phát sinh nhƣ ốm đau, tai nạn, mất việc làm, hết tuổi lao động. Khi rơi vào trƣờng hợp này, các nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống không bị giảm đi mà còn tăng lên. Bởi vậy để đảm bảo ổn định cuộc sống của mỗi cá nhân, gia đình của họ cũng nhƣ toàn xã hội, con ngƣời đã có nhiều cách giúp đỡ lẫn nhau nhƣ vay mƣợn, kêu gọi hỗ trợ từ các nhà hỗ tâm, sự giúp đỡ của nhà nƣớc... Các hình thức này chỉ mang tính tạm thời không ổn định.

- Trong nền kinh tế thị trƣờng luôn tồn tại hai lực lƣợng đó là ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động. Ban đầu ngƣời lao động chỉ nhận đƣợc tiền công và tự đối phó với những rủi ro trong cuộc sống cũng nhƣ trong lao động của họ. Về sau do sự đấu tranh của ngƣời lao động mà ngƣời sử dụng lao động buộc phải chịu một phần trách nhiệm về những rủi ro trong lao động và cuộc sống của họ. Vì vậy nhà nƣớc đã phải đứng ra can thiệp bắt buộc ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động phải nộp một khoản tiền nhất định để chi trả cho các rủi ro trong cuộc sống của ngƣời lao động, từ đó nguồn quỹ BHXH đã đƣợc thành lập.

- Nhƣ vậy, bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho ngƣời lao động khi họ gặp phải những rủi ro trong cuộc sống, làm giảm hoặc mất khả năng lao động, mất việc làm trên cơ sở hình thành và sử dụng một quỹ BHXH tập trung nhằm bảo đảm đời sống cho ngƣời lao động và gia đình họ, góp phần bảo đảm an toàn xã hội. Vậy bản chất của Bảo hiểm xã hội đó là:

+ Bảo hiểm xã hội là nhu cầu khách quan, đa dạng, phức tạp của xã hội, nhất là trong xã hội mà sản xuất hàng hoá hoạt động theo cơ chế thị trƣờng, mối quan hệ thuê mƣớn lao động phát triển tới một mức độ nào đó. Kinh tế càng phát triển thì Bảo hiểm xã hội càng đa dạng và hoàn thiện.

+ Mối quan hệ giữa các bên trong bảo hiểm xã hội đƣợc phát sinh trên cơ sở quan hệ lao động diễn ra giữa 3 bên: bên BHXH ( là cơ quan nhận nhiệm vụ làm BHXH), bên tham gia BHXH (là ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động), bên đƣợc BHXH ( là ngƣời lao động và gia đình họ).

+ Những biến cố làm giảm hoặc mất khả năng lao động, mất việc làm của ngƣời tham gia BHXH, có thể là rủi ro ngẫu nhiên trái với ý muốn của con ngƣời nhƣ: ốm đau, tai nạn, bệnh nghề nghiệp hoặc không hoàn toàn ngẫu nhiên nhƣ thai sản, hết tuổi lao động hoặc chết.

+ Phần thu nhập của đối tƣợng tham gia BHXH bắt buộc bị mất đi hoặc bị giảm đƣợc thay thế, bù đắp từ nguồn quỹ BHXH. Nguồn này đƣợc hình thành từ ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động đóng góp và nguồn quỹ này đƣợc nhà nƣớc bảo hộ khi cần.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc các doanh nghiệp trên địa bàn quận liên chiểu, thành phố đà nẵng (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)