Đối tƣợng, mức đóng và phƣơng pháp đóngBHXH bắt buộc

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc các doanh nghiệp trên địa bàn quận liên chiểu, thành phố đà nẵng (Trang 28 - 33)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu của đề tài

1.1.5. Đối tƣợng, mức đóng và phƣơng pháp đóngBHXH bắt buộc

a. Đối tượng đóng BHXH bắt buộc

- Ngƣời lao động tham gia BHXH bắt buộc là công dân Việt Nam, bao gồm:

+ Ngƣời lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 1 tháng trở lên và hợp đồng lao động không xác định thời hạn theo quy định của Pháp luật về lao động;

+ Ngƣời quản lý doanh nghiệp hƣởng tiền lƣơng, tiền công thuộc các chức danh: Chủ sở hữu, Thành viên hợp danh công ty hợp danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc và các chức danh quản lý khác do Điều lệ công ty quy định.

- Đơn vị tham gia BHXH bắt buộc cho ngƣời lao động bao gồm:

+ Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật doanh nghiệp (kể cả các doanh nghiệp thuộc lực lƣợng vũ trang) và Luật Đầu tƣ.

+ Hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mƣớn, sử dụng và trả công cho ngƣời lao động.

+ Các tổ chức khác có sử dụng lao động đƣợc thành lập và hoạt động theo quy định của Pháp luật. [23, tr.1].

b. Mức đóng và trách nhiệm đóng BHXH bắt buộc

- Mức đóng hằng tháng của các đối tƣợng bằng tỷ lệ phần trăm (%) mức tiền lƣơng, tiền công tháng nhƣ sau:

+ Từ 01/01/2010 đến 31/12/2011: bằng 22%, trong đó: ngƣời lao động đóng 6%; đơn vị đóng 16%.

+ Từ 01/01/2012 đến 31/12/2013: bằng 24%, trong đó: ngƣời lao động đóng 7%; đơn vị đóng 17%.

+ Từ 01/01/2014 đến 31/5/2017: bằng 26%, trong đó ngƣời lao động đóng 8%; đơn vị đóng 18%

+ Từ 01/6/2017 đến nay: bằng 25,5%, trong đó ngƣời lao động đóng 8%; đơn vị đóng 17,5% [3, tr.7].

c. Tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH bắt buộc

Tiền lƣơng, tiền công tháng của ngƣời lao động trong các doanh nghiệp là tiền lƣơng, tiền công do ngƣời sử dụng lao động quyết định:

- Từ ngày 01/01/2016 đến ngày 31/12/2017, tiền lƣơng tháng đóng BHXH bắt buộc là mức lƣơng và phụ cấp lƣơng theo quy định. Mức lƣơng

tính theo thời gian của công việc hoặc chức danh theo thang lƣơng, bảng lƣơng do ngƣời sử dụng lao động xây dựng theo quy định của pháp luật lao động mà hai bên đã thỏa thuận. Đối với ngƣời lao động hƣởng lƣơng theo sản phẩm hoặc lƣơng khoán thì ghi mức lƣơng tính theo thời gian để xác định đơn giá sản phẩm hoặc lƣơng khoán. Bên cạnh đó còn có các các khoản phụ cấplƣơng để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lƣơng thỏa thuận trong hợp đồng lao động chƣa đƣợc tính đến hoặc tính chƣa đầy đủ và các khoản phụ cấp lƣơng gắn với quá trình làm việc nhƣ phụ cấp chức vụ, chức danh; phụ cấp trách nhiệm; phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thâm niên; phụ cấp khu vực; phụ cấp lƣu động; phụ cấp thu hút và các phụ cấp có tính chất tƣơng tự và các khoản phụ cấp lƣơng gắn với quá trình làm việc và kết quả thực hiện công việc của ngƣời lao động [10, tr.5].

- Từ ngày 01/01/2018 trở đi, tiền lƣơng tháng đóng BHXH bắt buộc là mức lƣơng, phụ cấp lƣợng và các khoản bổ sung khác theo lƣơng đƣợc xác định mức tiền cụ thể cùng với mức lƣơng thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thƣờng xuyên trong mỗi kỳ trả lƣơng.

- Tiền lƣơng tháng đóng BHXH bắt buộc không bao gồm các khoản chế độ và phúc lợi khác, nhƣ tiền, tiền thƣởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi ngƣời lao động có thân nhân bị chết, ngƣời lao động có ngƣời thân kết hôn, sinh nhật của ngƣời lao động, trợ cấp cho ngƣời lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác.

- Tiền lƣơng tháng đóng BHXH bắt buộc đối với ngƣời quản lý doanh nghiệp có hƣởng tiền lƣơng là tiền lƣơng do doanh nghiệp quyết định.

hợp tác xã có hƣởng tiền lƣơng là tiền lƣơng do đại hội thành viên quyết định. - Tiền lƣơng tháng đóng BHXH bắt buộc đối với ngƣời đại diện phần vốn nhà nƣớc không chuyên trách tại các tập đoàn kinh tế, tổng công ty, công ty nhà nƣớc sau cổ phần hóa; công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là tiền lƣơng theo chế độ tiền lƣơng của cơ quan, tổ chức đang công tác trƣớc khi đƣợc cử làm đại diện phần vốn nhà nƣớc.

- Tiền lƣơng tháng đóng BHXH bắt buộc đối với ngƣời đại diện phần vốn nhà nƣớc chuyên trách tại các tập đoàn, tổng công ty, công ty là tiền lƣơng theo chế độ tiền lƣơng do tập đoàn, tổng công ty, công ty quyết định.

- Mức tiền lƣơng tháng đóng BHXH bắt buộc không thấp hơn mức lƣơng tối thiểu vùng tại thời điểm đóng đối với ngƣời lao động làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thƣờng.

- Ngƣời lao động làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lƣơng tối thiểu vùng;

- Ngƣời lao động làm công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lƣơng của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tƣơng đƣơng, làm việc trong điều kiện lao động bình thƣờng.

- Mức tiền lƣơng tháng đóng BHXH bắt buộc quy định tại Điều này cao hơn 20 tháng lƣơng cơ sở thì mức tiền lƣơng tháng đóng BHXH bắt buộc bằng 20 tháng lƣơng cơ sở [3, tr.9].

d. Phương thức đóng BHXH bắt buộc

- Đóng hằng tháng: Hằng tháng, chậm nhất đến ngày cuối cùng của tháng, đơn vị trích tiền đóng BHXH bắt buộc trên quỹ tiền lƣơng tháng của những ngƣời lao động tham gia BHXH bắt buộc, đồng thời trích từ tiền lƣơng

tháng đóng BHXH bắt buộc của từng ngƣời lao động theo mức quy định, chuyển cùng một lúc vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH mở tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nƣớc.

- Đóng 03 tháng hoặc 06 tháng một lần: Đơn vị là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngƣ nghiệp, diêm nghiệp trả lƣơng theo sản phẩm, theo khoán thì đóng theo phƣơng thức hằng tháng hoặc 03 tháng, 06 tháng một lần. Chậm nhất đến ngày cuối cùng của phƣơng thức đóng, đơn vị phải chuyển đủ tiền vào quỹ BHXH.

- Đóng theo địa bàn: Đơn vị đóng trụ sở chính ở địa bàn tỉnh nào thì đăng ký tham gia đóng BHXH tại địa bàn tỉnh đó theo phân cấp của BHXH tỉnh. Trƣờng hợp chi nhánh của doanh nghiệp hoạt động tại địa bàn nào thì đóng BHXH tại địa bàn đó.

- Đối với ngƣời lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật ngƣời lao động Việt Nam đi làm việc ở nƣớc ngoài theo hợp đồng tham gia BHXH bắt buộc phƣơng thức đóng là 03 tháng, 06 tháng, 12 tháng một lần hoặc đóng trƣớc một lần theo thời hạn ghi trong hợp đồng đƣa ngƣời lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài. ngƣời lao động đóng trực tiếp cho cơ quan BHXH trƣớc khi đi làm việc ở nƣớc ngoài hoặc đóng qua đơn vị, tổ chức sự nghiệp đƣa ngƣời lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài.

- Trƣờng hợp đóng qua đơn vị, tổ chức sự nghiệp đƣa ngƣời lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài thi đơn vị, tổ chức sự nghiệp thu, nộp BHXH cho ngƣời lao động và đăng ký phƣơng thức đóng cho cơ quan BHXH.

- Trƣờng hợp ngƣời lao động đƣợc gia hạn hợp đồng hoặc ký hợp đồng lao động mới ngay tại nƣớc tiếp nhận lao động thì thực hiện đóng BHXH theo phƣơng thức nêu trên hoặc truy nộp cho cơ quan BHXH sau khi về nƣớc.

của ngƣời lao động chết đóng một lần cho số tháng còn thiếu tại cơ quan BHXH huyện nơi cƣ trú [3, tr.10].

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc các doanh nghiệp trên địa bàn quận liên chiểu, thành phố đà nẵng (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)