6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu của đề tài
1.1.4. Khái niệm và nguyên tắc thu BHXH
a. Khái niệm thu BHXH
Thu BHXH là việc nhà nƣớc sử dụng các quy định bắt buộc các đối tƣợng tham gia, phải đóng BHXH theo mức đóng quy định đối với các đối tƣợng tham gia BHXH bắt buộc hoặc các đối tƣợng tham gia BHXH tự nguyện đƣợc lựa chọn mức đóng và phƣơng thức đóng phù hợp với thu nhập của mình, đảm bảo không thấp hơn mức lƣơng cơ sở tại từng thời điểm, theo quy định của Chính phủ để hình thành nguồn quỹ BHXH.
b. Nguyên tắc thu BHXH bắt buộc
- Thu đúng, thu đủ, thu kịp thời:
+ Thu đúng: Việc thu BHXH bắt buộc dựa trên nguyên tắc là thu đúng đối tƣợng tham gia BHXH, đúng mức tiền lƣơng, tiền công ngƣời lao động đƣợc hƣởng và đúng thời gian theo phƣơng thức đóng hằng tháng, hằng quý... Từ năm 2018, ngƣời lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ 01 tháng trở lên tại các doanh nghiệp đều thuộc đối tƣợng đóng BHXH bắt buộc. Mức tiền lƣơng, tiền công làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc của ngƣời lao động là mức lƣơng và các khoản phụ cấp theo quy định ngƣời lao động đƣợc hƣởng.
+ Thu đủ: là việc xác định đúng số ngƣời lao động tham gia BHXH bắt buộc và số tiền phải đóng theo tỷ lệ phần trăm trích nộp của ngƣời sử dụng lao động và ngƣời lao động.
+ Thu kịp thời: là việc thu BHXH bắt buộc theo đúng phƣơng thức đóng của từng loại hình doanh nghiệp (đóng hằng tháng, đóng theo phƣơng
thức 3 tháng, đóng theo phƣơng thức 6 tháng). Mặt khác thu BHXH bắt buộc kịp thời là việc khi các doanh nghiệp có phát sinh quan hệ lao động (ký kết hợp đồng lao động giữa ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động) thì chậm nhất 30 ngày kể từ ngày ký kết hợp đồng lao động phải đăng ký đóng BHXH cho ngƣời lao động.
- Tập trung, thống nhất, công bằng, công khai: Nguồn thu BHXH bắt buộc đƣợc quản lý tập trung tại BHXH Việt Nam. Việc tham gia BHXH của ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động đảm bảo công khai, thực hiện công bằng ở tất cả các thành phần kinh tế. Các đơn vị tham gia BHXH đều phải công khai minh bạch số lao động phải đóng BHXH và số tiền đóng theo đúng quy định, có sự kiểm tra, thanh tra, kiểm soát của Nhà nƣớc và giám sát của các cơ quan chức năng và các tổ chức chính trị - xã hội. Tính công bằng đƣợc thể hiện trong việc thu nộp BHXH, không phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế, tức là đều có tỷ lệ phần trăm thu BHXH nhƣ nhau.
- An toàn, hiệu quả: Thực hiện quản lý chặt chẽ tiền thu BHXH theo chế độ quản lý tài chính của Nhà nƣớc và sử dụng nguồn thu đúng mục đích. Nguồn thu BHXH do đƣợc tồn tích cộng đồng, nên thƣờng có khối lƣợng tiền nhàn rỗi tƣơng đối lớn chƣa sử dụng, cần đƣợc đầu tƣ tăng trƣởng, vừa nâng cao hiệu quả sử dụng, vừa an toàn tiền thu BHXH về mặt giá trị do các yếu tố trƣợt giá. Vì vậy, thông qua cơ chế quản lý nghiêm ngặt về thu BHXH để tránh lạm dụng, thất thoát, đồng thời nghiên cứu các lĩnh vực đầu tƣ để đảm bảo thu hồi đƣợc vốn và có lãi, tức là sử dụng nguồn thu hiệu quả.