Công tác thu BHXH bắt buộc

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc các doanh nghiệp trên địa bàn quận liên chiểu, thành phố đà nẵng (Trang 37 - 41)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu của đề tài

1.2.3. Công tác thu BHXH bắt buộc

Công tác thu BHXH bắt buộc là việc tổ chức quản lý các doanh nghiệp thực hiện các quy định pháp luật về BHXH và dựa trên nguyên tắc thu đúng, thu đủ và thu kịp thời nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời tham gia BHXH, đảm bảo nguồn quỹ BHXH đƣợc bảo toàn và phát triển. Gắn với yêu cầu thực hiện các chức năng quản lý thu BHXH bắt buộc bao gồm các khâu cơ bản sau:

a. Quản lý phát triển đối tượng

- Hằng tháng cán bộ chuyên quản thu BHXH bắt buộc ngoài xử lý nghiệp vụ của đơn vị đã tham gia BHXH, còn phải phối hợp với cơ quan quản lý lao động, xác định doanh nghiệp tăng mới đăng ký sản xuất, kinh doanh trên địa bàn, lập danh sách các doanh nghiệp thuộc đối tƣợng tham gia BHXH, gửi thông báo, hƣớng dẫn các doanh nghiệp kịp thời đăng ký tham gia BHXH cho ngƣời lao động theo quy định của pháp luật.

- Định kỳ hằng tháng báo cáo Ủy ban nhân dân quận, cơ quan quản lý nhà nƣớc về lao động địa phƣơng tình hình chấp hành pháp luật về BHXH của doanh nghiệp trên địa bàn, đề xuất biện pháp giải quyết đối với các đơn vị chậm đóng, nợ đọng, nợ kéo dài hoặc đơn vị cố tình trốn đóng, đóng không đủ số ngƣời thuộc diện tham gia BHXH theo quy định. Qua thanh tra, kiểm tra phát hiện đơn vị vi phạm pháp luật về đóng BHXH nhƣ: đăng ký đóng BHXH không đủ số lao động thuộc diện bắt buộc phải đóng, không đúng thời gian

theo quy định, cố tình chiếm dụng tiền đóng BHXH để sử dụng vào mục đích kinh doanh của doanh nghiệp, tiến hành xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực BHXH và yêu cầu đơn vị đóng và truy đóng đầy đủ cho ngƣời lao động.

b. Quản lý mức đóngBHXH

Cơ quan BHXH căn cứ hồ sơ của đơn vị và ngƣời tham gia để xác định đối tƣợng đóng, mức đóng và số tiền phải đóng BHXH. Hiện nay, mức tiền lƣơng tháng đóng BHXH bắt buộc tại các doanh nghiệp bằng 27,5 % mức lƣơng theo hợp đồng lao động căn cứ theo thang lƣơng, bảng lƣơng đơn vị xây dựng và gửi cơ quan quản lý nhà nƣớc về lao động địa phƣơng. Mức tiền lƣơng tháng đóng BHXH của ngƣời lao động đảm bảo không đƣợc thấp hơn mức mức lƣơng tối thiểu vùng do Chính phủ quy định hằng năm.

c. Quản lý đơn vị nợ tiền đóng BHXH bắt buộc

- Cán bộ chuyên quản thu BHXH bắt buộc liên hệ đến đơn vị để đôn đốc, đối chiếu công nợ và lập biên bản đối chiếu thu nộp mẫu C05-TS đối với những đơn vị nợ tiền đóng BHXH bắt buộc nhƣ sau:

+ Nợ tiền đóng BHXH bắt buộc đến 03 tháng đối với đơn vị đóng theo phƣơng thức đóng hằng tháng.

+ Nợ tiền đóng BHXH bắt buộc đến 6 tháng đối với đơn vị đóng theo phƣơng thức 3 tháng.

+ Nợ tiền đóng BHXH bắt buộc đến 9 tháng đối với đơn vị đóng theo phƣơng thức 6 tháng.

- Sau đó tiếp tục gửi văn bản đôn đốc đơn vị, 15 ngày gửi văn bản đôn đốc một lần; đồng thời lập danh sách đơn vị nợ gửi về Phòng khai thác và thu hồi nợ thuộc BHXH thành phố Đà Nẵng để phối hợp thực hiện thu hồi cho đến khi thu nợ xong.

- Đối với đơn vị nợ BHXH bắt buộc, cơ quan BHXH đã thực hiện đối chiếu, lập biên bản đối chiếu thu nộp theo mẫu C05-TS quy định, gửi văn bản đôn đốc thu nộp đến 03 lần nhƣng đơn vị vẫn không đóng BHXH bắt buộc thì

cơ quan BHXH tiếp tục đối chiếu thu nộp và lập Biên bản đối chiếu thu nộp, đồng thời gửi văn bản thông báo tình hình đóng BHXH của đơn vị cho cơ quan cấp trên hoặc cơ quan quản lý nhà nƣớc về lao động để có biện pháp đôn đốc đơn vị đóng BHXH. Sau đó, nếu đơn vị vẫn cố tình không đóng thì gửi văn bản báo cáo BHXH thành phố, Ủy ban nhân dân cùng cấp và cơ quan thanh tra nhà nƣớc, thanh tra lao động trên địa bàn thanh tra, xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.

- Trƣờng hợp quá thời hiệu xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHXH theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính (một năm kể từ ngày đơn vị nợ tiền BHXH) mà các cơ quan có thẩm quyền chƣa xử lý thì cơ quan BHXH lập hồ sơ chuyển Liên đoàn lao động cùng cấp khởi kiện đơn vị ra tòa án.

- Trƣờng hợp phát hiện đơn vị không còn tồn tại, không còn hoạt động sản xuất - kinh doanh nhƣng không thực hiện các thủ tục báo giảm, giải quyết chế độ BHXH cho ngƣời lao động thì bộ phận Thu báo cáo Giám đốc BHXH để báo cáo Ủy ban nhân dân quận, cơ quan quản lý Nhà nƣớc về lao động cùng cấp kiểm tra, lập biên bản xác định thời điểm đơn vị ngừng tham gia BHXH bắt buộc do không còn tồn tại, không tiếp tục hoạt động sản xuất - kinh doanh; căn cứ biên bản kiểm tra, cơ quan BHXH chốt số tiền nợ BHXH đến thời điểm đơn vị ngừng hoạt động và dừng tính lãi chậm đóng, dừng tính số phải thu phát sinh.

d. Quản lý tiền thu BHXH

- Hình thức đóng tiền: Đơn vị, ngƣời tham gia BHXH bắt buộc đóng tiền BHXH bằng hình thức chuyển khoản vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH đƣợc mở tại Ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nƣớc.

- Tính lãi chậm đóng BHXH: Đơn vị chậm đóng BHXH bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiêm thất nghiệp, bảo hiểm tai nại lao đông, bệnh nghề nghiệp từ 30 ngày trở lên thì phải đóng số tiền lãi tính trên số tiền BHXH bắt buộc,

bảo hiểm y tế, bảo hiêm thất nghiệp, bảo hiểm tai nại lao đông, bệnh nghề nghiệp chƣa đóng.

- Hằng ngày, BHXH quận kịp thời chuyển toàn bộ số tiền đã thu BHXH về tài khoản chuyên thu của BHXH cấp trên và thực hiện quyết toán hàng quý theo quy định.

- Sơ đồ quy trình thu BHXH bắt buộc

(1) (1) (2) (2) (2) (4) (4) (3) (3) (3) (5) (5) (5) (5) (6) (6)

Biểu đồ 1.1: Sơ đồ quy trình thu BHXH bắt buộc

Giải thích sơ đồ:

- (1) Chứng từ thu BHXH do ngân hàng cung cấp, danh sách tăng, giảm lao động do đơn vị sử dụng lao động lập gửi cơ quan BHXH

- (2) Cơ quan BHXH trả chứng từ cho đơn vị sau khi đã thẩm định và nhập dữ liệu vào phần mềm quản lý thu TST.

- (3) Cơ quan BHXH tổng hợp, ghi sổ theo dõi số phải thu và quá trình đóng BHXH của các đơn vị

- (4) Thông báo kết quả đóng hàng tháng cho tất cả đơn vị sử dụng lao

Chứng từ nộp tiền, Mẫu D02-TS Đơn vị sử dụng lao động Cơ quan BHXH cấp huyện Phần mềm quản lý thu TST Mẫu C12-TS Thông báo nợ Mẫu C05-TS Mẫu S01-TS Mẫu S03-TS Mẫu D02a-TS Cơ quan BHXH cấp tỉnh Mẫu B01-TS Mẫu B03-TS Mẫu B02a-TS Mẫu B04a-TS Mẫu K01-TS

động, thông báo nợ và lập Biên bản đối chiếu thu nộp BHXH đối với các đơn vị nợ đọng BHXH từ 3 tháng trở lên

- (5) Tổng hợp các loại báo cáo hàng tháng, hàng quý, hàng năm gửi cơ quan BHXH cấp tỉnh

- (6) Lập kế hoạch thu BHXH năm sau gửi cơ quan BHXH cấp tỉnh Giải thích biểu mẫu:

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc các doanh nghiệp trên địa bàn quận liên chiểu, thành phố đà nẵng (Trang 37 - 41)