6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu của đề tài
1.4.3. Bài học kinh nghiệm cho BHXH quận Liên Chiểu, thành phố Đà
Đà Nẵng
Từ những kinh nghiệm thu BHXH ở một số địa phƣơng nêu trên, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm sau đây đối với BHXH quận Liên Chiểu trong công tác quản lý thu BHXH bắt buộc trong các doanh nghiệp nhƣ sau:
Một là, phối hợp với cơ quan quản lý lao động, nắm chắc số lƣợng lao động trong các doanh nghiệp thuộc diện tham gia BHXH, thƣờng xuyên cập nhật danh sách các đơn vị mới đƣợc cấp phép hoạt động kinh doanh để đƣa vào diện đôn đốc, khai thác mới đối tƣợng tham gia BHXH,
Hai là, thực hiện tốt công tác hƣớng dẫn nghiệp vụ, đặc biệt đối với các đơn vị đăng ký mới, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho các đơn vị làm thủ tục tham gia để đơn vị không cảm thấy khó khăn khi tham gia BHXH.
thanh tra, kiểm tra, tuyên truyền chính sách BHXH đến với ngƣời lao động. Bốn là, không ngừng đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính, ứng dựng công nghệ thông tin trong quản lý nghiệp vụ, nâng cao ý thức, trách nhiệm, tác phong phục vụ của cán bộ trong cơ quan nói chung và các bộ làm công tác thu BHXH nói riêng.
Năm là, chỉ đạo cán bộ chuyên quản thu BHXH phải bám sát cơ sở, kịp thời đối chiếu xác định số phải nộp BHXH bắt buộc của đơn vị, thƣờng xuyên đôn đốc đơn vị thực hiện nghĩa vụ trích nộp BHXH.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Chƣơng này tác giả luận văn đã đƣa ra đƣợc cơ sở lý luận về công tác quản lý thu BHXH. Trong đó, đã nêu đƣợc bản chất, vai trò, chức năng của BHXH; hệ thống cơ bản về công tác quản lý thu BHXH, chỉ ra đƣợc nguyên tắc hoạt động, nội dung của công tác thu BHXH bắt buộc, đƣa ra các nhân tố ảnh hƣởng đến công tác thu BHXH, dẫn chứng một số kinh nghiệm về công tác quản lý thu BHXH ở các địa phƣơng khác để rút ra đƣợc bài học kinh nghiệm cho cơ quan BHXH quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng, từ đó làm cơ sở nghiên cứu xuyên suốt của luận văn.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BHXH BẮT BUỘC CÁC DN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN LIÊN CHIỂU,
TP ĐÀ NẴNG
2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI 2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên
Quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng là một quận công nghiệp trẻ, nằm dọc theo quốc lộ 1A và có đƣờng sắt Bắc Nam đi qua, có ƣu thế về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, thuận lợi phát triển giao thông vận tải, du lịch và là nơi tập trung 3 khu công nghiệp lớn của thành phố Đà Nẵng và là điều kiện đặc biệt thuận lợi cho việc giao lƣu với các tỉnh và khu vực xung quanh, trong nƣớc và quốc tế.
2.1.2. Đặc điểm tình hình kinh tế
- Kinh tế quận Liên Chiểu phát triển theo cơ cấu: công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp. Trong đó, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp giữ vai trò chủ đạo, thƣơng mại và dịch vụ giữ vị trí quan trọng, nông nghiệp sẽ giảm dần tỷ trọng. Mục tiêu trong những năm đến là "Xây dựng quận Liên Chiểu trở thành đô thị lớn phía Tây Bắc của Đà Nẵng, là trọng điểm phát triển công nghiệp, du lịch, dịch vụ và là cửa ngõ, đầu mối giao thông quan trọng; một trong những trung tâm giáo dục - đào tạo, triển khai tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất; là địa bàn giữ vị trí chiến lƣợc quan trọng về quốc phòng, an ninh.
- Quận Liên Chiểu là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của thành phố Đà Nẵng, có 03 khu công nghiệp lớn: Khu công nghiệp Liên Chiểu, khu công nghiệp Hòa Khánh và khu công nghiệp Hoà Khánh mở rộng, có hơn 972 doanh nghiệp vừa và nhỏ, thu hút hơn 25.457 lao động. Với chính sách thông thoáng, cởi mở của các cấp chính quyền tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tƣ đến đây yên tâm đầu tƣ và có xu hƣớng gia tăng trong thời gian tới cụ thể số liệu tại bảng 2.1.
Bảng 2.1. Bảng tổng hợp đơn vị tham gia BHXH giai đoạn 2013-2017 Stt Năm ĐVT 2013 2014 2015 2016 2017 Chỉ tiêu 1 Tổng số đơn vị tham gia BHXH DN 585 636 718 842 972 1.1 Các DN Đơn vị 460 512 584 691 809 1.2 Đơn vị HCSN Đơn vị 125 124 134 151 163 1.3 Loại hình khác Đơn vị 0 0 0 0 0 2 Tổng số LĐ Ngƣời 19.662 20.995 23.125 26.297 25.457
(Nguồn số liệu X quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng)
- Qua bảng tổng hợp tình hình đơn vị tham gia BHXH ta thấy số lƣợng các doanh nghiệp tăng nhanh, năm sau cao hơn năm trƣớc. Năm 2017 số lƣợng doanh nghiệp tăng gấp 1,57 lần năm 2013. Đây là số lƣợng doanh nghiệp đã đăng ký tham gia đóng BHXH; tuy nhiên, vẫn chƣa tƣơng xứng với tiềm năng thế mạnh của địa bàn bởi lẽ công tác quản lý các doanh nghiệp đa phần còn lỏng lẻo. Một số doanh nghiệp còn thực hiện ký kết hợp đồng lao động, thoả ƣớc lao động chƣa đầy đủ mang tính hình thức, việc xây dựng thang lƣơng, bảng lƣơng để làm cơ sở kết kết hợp động lao động và đăng ký mức đóng BHXH cho ngƣời lao động chƣa hợp lý. Ở một số doanh nghiệp, nội dung ký kết trong hợp đồng lao động còn chƣa chặt chẽ, chƣa thể hiện đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ của ngƣời lao động cũng nhƣ ngƣời sử dụng lao động nhất là trong việc đóng BHXH.
- Đa phần các doanh nghiệp chỉ thực hiện tham gia BHXH ở phạm vi bộ máy quản lý và số lao động có tay nghề cao, ổn định. Nhiều doanh nghiệp chỉ tham gia 20% đến 30% số lao động hiện có. Một số doanh nghiệp chƣa ký thỏa ƣớc lao động tập thể, vì vậy khi có tranh chấp xảy ra thì việc bảo vệ quyền lợi cho ngƣời lao động gặp khó khăn.
- Doanh nghiệp trên địa bàn quận Liên Chiểu đa dạng về loại hình, Doanh nghiệp tƣ nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp doanh và chiếm trên 96% là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy có nhiều lợi thế về tính năng động, tổ chức bộ máy gọn nhẹ, cơ chế quản lý linh hoạt dễ thích ứng với những biến động của thị trƣờng, dễ thay đổi công nghệ sản phẩm. Nhƣng hầu hết các doanh nghiệp đều ẩn chứa những yếu tố chƣa mạnh nhƣ quản trị, tầm nhìn, năng lực quản lý.
Các Doanh nghiệp phần lớn có quy mô nhỏ, khả năng cạnh tranh còn thấp, thiếu chiến lƣợc kinh doanh bền vững, sử dụng ít vốn và lao động; khả năng trang bị máy móc thiết bị kỹ thuật, công nghệ tiên tiến là rất hạn chế, việc trang bị tài sản cố định cho một lao động ở mức rất thấp.
Do trình độ khoa học công nghệ, trang thiết bị kỹ thuật lạc hậu, tay nghề của công nhân thấp hơn so với doanh nghiệp có vốn đâu tƣ nƣớc ngoài. Vì vậy, chất lƣợng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ không cao, khả năng cạnh tranh yếu nên rất khó tiêu thụ trên thị trƣờng trong nƣớc và nƣớc ngoài. Bên cạnh đó, trình độ quản lý của các doanh nghiệp này còn yếu. Việc hiểu biết các cơ chế chính sách Pháp luật để kinh doanh còn hạn chế, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm bản thân, gia đình. Nhiều chủ doanh nghiệp và cán bộ quản lý chƣa qua đào tạo. Quản lý tài chính trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa thiếu minh bạch nên số liệu báo cáo chƣa phản ánh đúng thực trạng tình hình tài chính của doanh nghiệp.
- Những năm qua, mặc dù có những thay đổi về cơ cấu lao động và có sự phát triển đáng kể doanh nghiệp trong các thành phần kinh tế, nhiều khu, cụm công nghiệp ra đời, nhiều doanh nghiệp đƣợc thành lập mới, song chất lƣợng, hiệu quả hoạt động công tác quản lý thu BHXH vẫn chƣa cao, số lƣợng doanh nghiệp so với dân số chƣa tƣơng xứng với tiềm năng phát triển kinh tế trên địa bàn.
2.1.3. Đặc điểm tình hình xã hội
Quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng đƣợc thành lập theo Nghị định số 07/CP ngày 23 tháng 01 năm 1997 của Thủ tƣớng Chính phủ. Trên địa bàn quận đƣợc thành lập gồm 05 phƣờng: Hòa Minh, Hòa Hiệp Bắc, Hòa Hiệp Nam, Hòa Khánh Bắc và Hòa Khánh Nam. Quận Liên Chiểu có phía Đông giáp quận Thanh Khê, phía Tây giáp huyện Hòa Vang, phía Nam giáp quận Cẩm Lệ, phía Bắc giáp huyện Phú Lộc (tỉnh Thừa Thiên Huế), có diện tích hơn 7.912 ha với số dân 167.000 ngƣời, cung cấp khoản 35.000 lao động cho 3 khu công nghiệp: Khu công nghiệp Liên Chiểu, khu công nghiệp Hòa Khánh và khu công nghiệp Hoà Khánh mở rộng.
2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BHXH BẮT BUỘC 2.2.1. Thực trạng công tác tuyên truyền phổ biến các văn bản quy 2.2.1. Thực trạng công tác tuyên truyền phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về BHXH
- BHXH quận Liên Chiểu xác định công tác tuyên truyền chính sách BHXH là nhiệm vụ trọng tâm của Ngành. Ngay từ đầu năm, BHXH quận đã tổ chức thực hiện ký Hợp đồng với Đài truyền thanh quận phát sóng nội dung tuyên truyền các chế độ BHXH, BHYT. Phát hàng nghìn tờ rơi cho các đơn vị sử dụng lao động, treo băng rôn tại Ủy ban nhân dân 05 phƣờng, 31 Trƣờng Đại học, Cao đẳng, Trung học cơ sở, tiểu học trên địa bàn quận, Hội trƣờng trung tâm tại các tổ dân phố, các Trung tâm y tế, trạm y tế, nơi công cộng có đông ngƣời qua lại. Phối hợp với Công đoàn Khu công nghiệp và chế xuất trên địa bàn quận tƣ vấn đối thoại chính sách tại các doanh nghiệp với 420 ngƣời lao động tham gia BHXH. Đặc biệt BHXH quận Liên Chiểu đã chủ động triển khai sâu rộng những nội dung của luật BHXH và các văn bản hƣớng dẫn tới hơn 1.000 đơn vị trên địa bàn thông qua các hội nghị tập huấn, hƣớng dẫn những nội dung mới của chính sách BHXH, BHYT, bƣớc đầu đã đạt đƣợc nhiều thành tựu quan trọng, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, ổn
định chính trị, trật tự, an toàn xã hội theo định hƣớng của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nƣớc.
- Qua công tác điều tra tại các doanh nghiệp trên địa bàn quận Liên Chiểu, mức độ hiểu biết chính sách pháp luật về BHXH của chủ sử dụng lao động ở mức cao đạt 83,74 %. Tuy nhiên, cũng có nhiều chủ sử dụng lao động chƣa hiểu hoặc hiểu chƣa đầy đủ chính sách pháp luật về BHXH cụ thể xem bảng 2.2.
Bảng 2.2. Bảng tổng hợp mức độ hiểu biết của DN về pháp luật BHXH
Chỉ tiêu ĐVT
DN đang tham gia BHXH DN có hiểu biết về
PL BHXH
DN chƣa hiểu biết về PL BHXH
Số lƣợng DN DN 237 46
Tỷ lệ % 83,74 16,26
(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra doanh nghiệp năm 2018)
Qua bảng trên ta thấy trong 283 doanh nghiệp có 237 chủ sử dụng lao động hiểu biết chính sách, pháp luật về BHXH chiếm 83,74 % và có 46 chủ sử dụng lao động chƣa hiểu biết hoặc hiểu chƣa đầy đủ chính sách pháp luật về BHXH chiếm 16,26 %. Nhƣ vậy nếu trình độ hiểu biết của chủ sử dụng lao động trong các doanh nghiệp càng cao thì việc chấp hành pháp luật về BHXH càng cao và ngƣợc lại.
- Bên cạch đó, nhận thức của ngƣời lao động về các chế độ BHXH, đặc biệt là việc bảo lƣu thời gian tham gia BHXH để hƣởng chế độ hƣu trí vẫn còn hạn chế, dẫn đến tình trạng yêu cầu giải quyết chế độ BHXH một lần ngày càng tăng cao. Việc so sánh quyền lợi giữa tham gia bảo hiểm thƣơng mại và gửi tiền tiết kiệm với quyền lợi khi tham gia BHXH, tạo tâm lý bất an về chính sách BHXH. Một bộ phận ngƣời lao động do không nắm đƣợc những quy định của chính sách BHXH nên còn băn khoăn, lo lắng về tính ổn
định của chính sách do những thay đổi của chính sách BHXH từ ngày 01/01/2018.
2.2.2. Thực trạng công tác lập dự toán thu BHXH bắt buộc
Ngay từ những tháng đầu năm, công tác lập dự toán thu BHXH bắt buộc đƣợc BHXH quận tổ chức thực hiện. Xác định mục tiêu cơ bản của ngành là không ngừng mở rộng và phục vụ đối tƣợng tham gia, thụ hƣởng các chế độ BHXH, BHYT. Trong đó có công tác thu BHXH bắt buộc là một trong những nhiệm vụ trọng tâm nhằm đáp ứng các yêu cầu về sự tăng trƣởng quỹ và đảm bảo chi trả các chế độ BHXH, BHYT đối với ngƣời lao động. Vì vậy hàng năm, sau khi dự toán năm, dự toán quý, dự toán tháng đƣợc giao, BHXH quận đã chỉ đạo chuyên quản thu thực hiện nghiệp vụ, rà soát chặt chẽ số lao động tham gia BHXH, mức tiền lƣơng tháng đóng BHXH. Cân đối, giao chỉ tiêu thu BHXH bắt buộc và phân công cán bộ chuyên quản phụ trách từng đơn vị, từng khu vực, thƣờng xuyên bám sát cơ sở, kiểm tra nắm chắc diễn biến tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của từng đơn vị. Tuy nhiên công tác lập dự toán hiện nay vẫn chƣa đƣợc chặt chẽ, vẫn còn tồn tại một số nội dung sau:
- Việc khai thác phát triển số doanh nghiệp chƣa tham gia BHXH để đƣa vào lập dự toán thu BHXH bắt buộc hàng năm vẫn còn bất cập, chƣa có phƣơng án cụ thể, công tác khai thác tình hình doanh nghiệp đăng ký tăng mới hoạt động kinh doanh vẫn còn gặp nhiều khó khăn, chƣa liên thông đƣợc cơ sở dữ liệu giữa các cơ quan ban ngành.
- Công tác giao dự toán cho chuyên quản thu BHXH vẫn còn chung chung, chƣa chi tiết. Hàng tháng chƣa đánh giá mức độ hoàn thành kế hoạch thu của từng chuyên quản thu để tổng hợp đánh giá, bình xét thi đua khen thƣởng hằng quý.
2.2.3. Thực trạng công tác thu BHXH bắt buộc
BHXH bắt buộc theo tháng theo quy định của luật BHXH, vẫn còn tình trạng để dồn vào các tháng cuối quý mới thực hiện đốn đốc thu.
- Mặc dù trong các văn bản pháp luật đã quy định rõ nghĩa vụ của các đơn vị sử dụng lao động về việc nộp BHXH hàng tháng, nhƣng tình trạng nợ đọng BHXH còn nhiều. Trên thực tế, một số đơn vị sử dụng lao động có những khó khăn khách quan trong những thời điểm nhất định nhƣ thiếu vốn, nợ không thu hồi đƣợc, sản phẩm ứ đọng… nên chậm nộp BHXH. Tuy nhiên, số đơn vị tham gia BHXH có khó khăn thực sự không nhiều.
- Việc trốn đóng BHXH đang diễn ra chủ yếu ở các doanh nghiệp tƣ nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Hình thức trốn tránh BHXH chủ yếu là đóng không đủ số lao động thuộc đối tƣợng phải đóng, mức tiền lƣơng đóng BHXH thấp hơn mức tiền lƣơng, tiền công ngƣời lao động đƣợc hƣởng, cố tình chậm đóng, chiếm dụng tiền đóng BHXH để phục vụ cho mục đích kinh doanh.
- Công tác mở rộng đối tƣợng tham gia BHXH chƣa đƣợc chú trọng đúng mức. Số đơn vị và số lao động tham gia BHXH vẫn ở mức thấp, chƣa xứng chƣa tƣơng xứng với tiềm năng của quận. Bên cạnh các đơn vị thực hiện tốt các quy định của pháp luật về BHXH bắt buộc còn có nhiều đơn vị thực hiện theo hình thức đối phó, nộp không thƣờng xuyên, không đầy đủ; chỉ đăng ký đóng BHXH cho ngƣời lao động bằng mức lƣơng tối thiểu vùng theo quy định của Chính phủ…
- Có nhiều nguyên nhân khiến công tác thu BHXH bắt buộc gặp nhiều khó khăn: trình độ dân trí không đồng đều, nhận thức về BHXH còn hạn chế; nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nhỏ, lẻ, thiếu tính bền vững; nhiều chủ sử dụng lao động chƣa nhận thức đầy đủ về trách nhiệm tham gia BHXH hoặc cố tình né tránh; sự phối hợp kiểm tra, giám sát của các ngành chức năng còn hạn chế; bản thân ngƣời lao động cũng thiếu hiểu biết về chính sách
BHXH nên quyền lợi của mình không đƣợc thực hiện mà không biết hoặc