Đẩy mạnh hoạt động quảng cáo, tiếp thị

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích hoạt động cho vay hộ kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn – chi nhánh huyện kbang, tỉnh gia lai (Trang 82 - 84)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.2. Đẩy mạnh hoạt động quảng cáo, tiếp thị

Thực tế cho thấy tại một huyện miền núi nhƣ huyện Kbang hiện nay, các HKD gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận vốn vay ngân hàng. Ngoài nguyên nhân không đáp ứng đƣợc điều kiện vay vốn, thì do điều kiện xa xôi, cách trở; đƣờng sá, cơ sở hạ tầng nông thôn kém phát triển; trình độ dân trí thấp, thiếu thông tin cũng là những nguyên nhân làm giảm khả năng tiếp cận của HKD, khiến họ ngần ngại đến ngân hàng vay vốn. Do vậy, đối với NHNo&PTNT - Chi nhánh huyện Kbang thì việc đẩy mạnh hoạt động quảng

cáo, tiếp thị các sản phẩm dịch vụ cho vay của ngân hàng đến đông đảo khách hàng nói chung và khách hàng HKD nói riêng là điều hết sức cần thiết.

Chi nhánh có thể thực hiện các hoạt động tuyên truyền, quảng bá thông qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng nhƣ đài truyền thanh, truyền hình địa phƣơng, phát tờ rơi, treo bảng quảng cáo tại trụ sở làm việc của Chi nhánh hoặc trên các tuyến đƣờng chính,…Ngoài ra, trong quá trình giao dịch với khách hàng tại Chi nhánh, mỗi nhân viên giao dịch sẽ là một tuyên truyền viên, trực tiếp giới thiệu các sản phẩm cho vay HKD đến khách hàng. Bên cạnh đó, thông qua các mối quan hệ của mình, nhân viên ngân hàng có thể giới thiệu đến ngƣời thân, bạn bè,…

Ngoài ra, kinh doanh ngân hàng hiện giờ đã khác trƣớc, tức là không thể thụ động chờ khách hàng tìm đến mà phải chủ động tiếp cận và phục vụ khách hàng. Do vậy, Chi nhánh cần phải chủ động tạo điều kiện cho khách hàng HKD hiểu và mong muốn sử dụng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng mình. Để làm đƣợc điều này, ngoài các phƣơng thức truyền thống, Chi nhánh có thể sử dụng những phƣơng pháp sau:

Thứ nhất, cán bộ quản lý từng địa bàn trực tiếp xuống tận thôn, xã, đến từng hộ dân tuyên truyền, quảng cáo tại chỗ các sản phẩm cho vay, thủ tục, quy trình cho vay,… cũng nhƣ nghĩa vụ trả nợ. Cung cấp tất cả các thông tin liên quan một cách đầy đủ, chính xác, rõ ràng, dễ hiểu cùng với việc giải đáp những thắc mắc của ngƣời dân giúp họ hiểu và nắm rõ.

Thứ hai, đối với các chủ HKD có ít thời gian tìm hiểu các dịch vụ ngân hàng thì CBTD trực tiếp đến các cơ sở của HKD để trình bày về sản phẩm dịch vụ của ngân hàng cho khách hàng tiềm năng là điều cần thiết. Mặc dù sẽ tốn nhiều công sức nhƣng biện pháp tiếp cận này là hiệu quả để cung cấp thông tin và tạo sự tin tƣởng cho khách hàng HKD, đặc biệt là các HKD chƣa từng làm việc với ngân hàng.

Ngoài ra, Chi nhánh có thể sử dụng phƣơng thức thông tin liên lạc nhƣ gửi thƣ quảng cáo trực tiếp, tiếp thị qua điện thoại để tiếp cận khách hàng mới.

Đẩy mạnh các hoạt động từ thiện, công tác an sinh xã hội trên địa bàn. Thực hiện hỗ trợ các địa phƣơng khó khăn của huyện nhƣ xã Konpne, xã Đăkrong, xã Krong,… xây dựng các công trình vệ sinh tại các trƣờng học, xây dựng nhà tình nghĩa cho những hộ có cuộc sống khó khăn, trao học bổng cho những học sinh nghèo vƣợt khó,… nhằm thể hiện tinh thần “lá lành đùm lá rách” cao quý của dân tộc, từ đó gây ấn tƣợng mạnh và tạo dựng hình ảnh tốt đẹp của Chi nhánh trong lòng nhân dân. Hoặc tham gia tài trợ các hoạt động thể dục thể thao, hội thi,…

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích hoạt động cho vay hộ kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn – chi nhánh huyện kbang, tỉnh gia lai (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)