8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.2. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ KINH DOANH TẠI NGÂN
NHÁNH HUYỆN KBANG
2.2.1. Phân tích bối cảnh môi trƣờng bên ngoài có ảnh hƣởng đến hoạt động cho vay hộ kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát hoạt động cho vay hộ kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Chi nhánh huyện Kbang
a. Điều kiện tự nhiên của huyện Kbang
Kbang là huyện miền núi Đông Trƣờng Sơn, nằm ở phía đông bắc tỉnh Gia Lai. Kbang là huyện có nhiều lợi thế để phát triển nông nghiệp với tổng diện tích đất tự nhiên 184.186 ha, trong đó đất nông nghiệp 162.680 ha, chiếm 88,32%. Đất đai, với lớp phủ thổ nhƣỡng phần lớn có tầng dày tốt, độ phì cao, không chỉ là nền đất cho thảm rừng giàu có phát triển mà còn một phần diện tích để tạo nên những khu vực canh tác tốt. Đặc biệt là đất bazan thích hợp cho phát triển những cây công nghiệp có giá trị kinh tế, ƣu thế về cạnh tranh nhƣ cao su, cà phê, ca cao,... Kbang có khí hậu nhiệt đới ẩm, chịu ảnh hƣởng trực tiếp của cả hai vùng khí hậu: duyên hải và Tây nguyên, có nền nhiệt độ khá cao và điều hoà, mƣa nhiều và phân bố tƣơng đối đều trong năm, mùa khô ngắn (3 - 4 tháng) và không gay gắt, nên thích hợp với nhiều loại cây trồng, vật nuôi. Hệ thống sông suối dày đặc, phân bố khá đều, có nguồn sinh thuỷ dồi dào quanh năm, có nhiều ghềnh thác, đủ điều kiện xây dựng các công trình thuỷ điện, các đập dâng và hồ chứa loại vừa và nhỏ cung cấp điện và nƣớc tƣới cho sản xuất và sinh hoạt.
Kbang hiện có 3 hồ thủy điện lớn và 28 hồ đập thủy lợi nhỏ. Các hồ chứa lớn của huyện có thể kể đến hồ Kanak (1.800 ha), hồ B thủy điện Vĩnh Sơn thuộc xã Sơn Lang (1.000 ha), hồ C thủy điện Vĩnh Sơn tại xã Đắk Rong (320 ha), hồ Buôn Lƣới (26 ha) thuộc xã Sơ Pai và một số diện tích mặt nƣớc (ao đào, hồ, đầm tự nhiên qua cải tạo) hiện nay đang nuôi các loại giống nhƣ
trắm cỏ, chép, trôi ấn, mè trắng, mè hoa, rô phi, diếc, trê lai… và một số giống cá đặc sản nhƣ cá tầm, cá lang đuôi đỏ, ba ba, chình, tôm càng xanh, chạch bùn,…
b. Tình hình kinh tế - xã hội của huyện Kbang
Trên lĩnh vực kinh tế, huyện Kbang đã có những bƣớc phát triển khá toàn diện, tốc độ tăng trƣởng 6,92%. Sản xuất nông nghiệp chú trọng áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm tăng năng suất, chất lƣợng sản phẩm mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tổng diện tích gieo trồng tăng từ 3.235 ha năm 1985 lên 45.367 ha năm 2016. Đàn gia súc, gia cầm năm 1985 có 22.252 con, đến năm 2016 tăng lên 295.625 con. Huyện đã quy hoạch và hình thành những vùng chuyên canh cây trồng nhƣ cà phê, cây công nghiệp dài ngày ở các xã phía bắc; cây mía ở các xã phía nam; cây lúa nƣớc năng suất, chất lƣợng cao ở xã Sơ Pai, xã Tơ Tung; cây bắp lai, cây đậu, rau, hoa quả ở vùng ven sông Ba. Triển khai các mô hình trồng cây bời lời đỏ, sa nhân tím, mắc ca, cao su bƣớc đầu phát triển tốt. Song hành với việc phát triển kinh tế, huyện tập trung triển khai tốt chƣơng trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Đến năm 2016, huyện đã có xã ĐăkHlơ đƣợc công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Trong 12 xã còn lại có 2 xã đạt 15/19 tiêu chí, 1 xã đạt 14 tiêu chí, 3 xã đạt 13 tiêu chí. Mục tiêu phấn đấu của huyện đến cuối năm 2017 có thêm 10 xã đạt 19 tiêu chí và trở thành huyện nông thôn mới.
Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản, giao thông - vận tải cũng có những bƣớc phát triển đáng kể. Từ một huyện gần nhƣ biệt lập với các địa phƣơng khác vào mùa mƣa lũ, nay địa phƣơng đã có nhiều tuyến đƣờng liên huyện, liên tỉnh, phát triển các tuyến vận tải hành khách đến các thành phố lớn trong cả nƣớc, đáp ứng nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa phục vụ nhân dân. 100% xã, thị trấn có đƣờng ô tô đến trung tâm xã; 100% xã, thị trấn đã có điện lƣới quốc gia, tỷ lệ hộ dùng điện đạt 98%; hộ dùng
nƣớc hợp vệ sinh đạt 95%; tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 87,12% năm 1985 xuống còn 26% năm 2016; cơ cấu kinh tế ngành nông - lâm nghiệp chiếm 58,98%, ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 21,83%, ngành dịch vụ chiếm 19,19%; thu nhập bình quân đầu ngƣời gần 20 triệu đồng/năm.
Các lĩnh vực văn hóa - xã hội, quốc phòng an ninh cũng đạt đƣợc những kết quả khả quan. Nếu nhƣ năm 1985, toàn huyện chỉ có 859 học sinh thì nay có gần 17.000 học sinh các cấp. Năm 1998 đƣợc công nhận đơn vị đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học, chống mù chữ; năm 2010 đƣợc công nhận hoàn thành công tác phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục trung học cơ sở; năm 2014 đƣợc công nhận hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi. Mạng lƣới y tế từ huyện đến xã đƣợc tăng cƣờng, củng cố nâng cao trình độ đội ngũ y - bác sĩ và các trang thiết bị y tế. 14/14 trạm y tế có bác sĩ, có 13/14 xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với xây dựng nông thôn mới đƣợc triển khai sâu rộng. Hiện toàn huyện có 74,25% thôn, làng, tổ dân phố văn hóa, 76,19% hộ gia đình văn hóa. Công tác đảm bảo an sinh xã hội đƣợc quan tâm, chú trọng. An ninh trật tự trên địa bàn luôn đƣợc ổn định và giữ vững.
Nhìn chung, tình hình kinh tế - xã hội tại huyện Kbang trong những năm vừa qua đã có những chuyển biến tích cực và đạt đƣợc những thành tựu đáng khích lệ. Kết quả này đã minh chứng cho sự phát triển của huyện Kbang hôm nay, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, đồng thời tạo dựng niềm tin vững chắc cho họ tiếp tục nỗ lực cùng Đảng bộ và chính quyền địa phƣơng phấn đấu vƣơn lên trong giai đoạn mới. Tuy nhiên, kinh tế nông nghiệp vẫn là chủ yếu, trình độ dân trí còn thấp, thu nhập bình quân đầu ngƣời chƣa cao cũng gây nhiều trở ngại trong việc phát triển kinh tế huyện nhà.