Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích hoạt động cho vay hộ kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn – chi nhánh huyện kbang, tỉnh gia lai (Trang 74 - 77)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế

Những hạn chế tại NHNo&PTNT - Chi nhánh huyện Kbang là do sự tác động của nhiều nhân tố khác nhau.

a. Nguyên nhân chủ quan

- Chính sách cho vay HKD còn nhiều bất cập dẫn đến gây khó khăn cho Chi nhánh trong việc thực hiện.

- Quy trình cho vay còn phức tạp, rƣờm rà gây mất thời gian, làm lỡ kế hoạch, cơ hội kinh doanh của HKD cũng nhƣ tạo tâm lý ngại giao dịch của khách hàng.

- Tình trạng quá tải đối với CBTD trong quản lý khách hàng. Do vậy, cán bộ chƣa chủ động trong công tác tìm kiếm khách hàng, chăm sóc khách hàng và kiểm tra, kiểm soát nợ vay. Đặc biệt, đội ngũ CBTD chƣa thực sự hiểu biết về HKD. CBTD là ngƣời trực tiếp tiếp xúc khách hàng, là nhân tố chủ đạo trong quyết định cho vay, ngoài kiến thức chuyên môn nghiệp vụ cần phải có kiến thức trong nhiều lĩnh vực khác cùng với khả năng phân tích và tổng hợp rất rộng. Sự thiếu hiểu biết về HKD cũng là một hạn chế trong việc mở rộng cho vay HKD.

- Chi nhánh vẫn chƣa có bộ phận Marketing riêng nên công tác tiếp thị, quảng bá các sản phẩm dịch vụ còn nhiều hạn chế.

- Công nghệ thông tin còn thiếu đồng bộ, ứng dụng khai thác còn hạn chế. Cơ sở vật chất còn chƣa đƣợc đầy đủ, máy móc thiết bị mới chỉ đƣợc đầu tƣ đổi mới một phần dẫn đến việc giao dịch, phục vụ khách hàng còn chƣa thực sự tốt.

b. Nguyên nhân khách quan

- Sự biến động của nền kinh tế trong thời gian qua đã gây nhiều khó khăn cho hoạt động kinh doanh của hộ. Kinh tế địa phƣơng còn chƣa phát

triển đồng đều, nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, thu nhập bình quân đầu ngƣời thấp.

- Khách hàng HKD thiếu hiểu biết về pháp luật, về các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng dẫn đến những khó khăn nhất định cho việc triển khai các hoạt động cho vay HKD trên địa bàn, đặc biệt là ở những vùng sâu, vùng xa và vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Mặt khác, trình độ và năng lực sản xuất của HKD còn hạn chế; tính khả thi của dự án, phƣơng án sản xuất còn thấp; việc nắm bắt thông tin thị trƣờng, khả năng tiếp cận các sản phẩm, dịch vụ của khách hàng chƣa nhiều.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Trên cơ sở lý luận định hƣớng của chƣơng 1, cũng nhƣ căn cứ vào dữ liệu thực tế của ngân hàng, chƣơng 2 của luận văn đi sâu phân tích thực trạng hoạt động cho vay HKD tại NHNo&PTNT - Chi nhánh huyện Kbang. Trên cơ sở phân tích đó, luận văn đánh giá những kết quả đạt đƣợc, đồng thời chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong hoạt động cho vay HKD tại Chi nhánh.

Thông qua sự đánh giá, có thể nhận thấy những hạn chế còn tồn tại tại Chi nhánh nhƣ quy mô cho vay HKD còn nhỏ; cơ cấu cho vay HKD chƣa hợp lý; các sản phẩm cho vay còn nghèo nàn; các hoạt động quảng cáo, tiếp thị chƣa đƣợc đẩy mạnh; đội ngũ CBTD còn hạn chế về chuyên môn, nghiệp vụ; chất lƣợng cung ứng dịch vụ còn nhiều hạn chế.

Tóm lại, những phân tích, đánh giá đƣợc trình bày ở chƣơng 2 chính là cơ sở để đƣa ra những giải pháp và kiến nghị trong chƣơng 3 của luận văn nhằm hoàn thiện hoạt động cho vay HKD tại NHNo&PTNT - Chi nhánh huyện Kbang trong thời gian tới.

CHƢƠNG 3

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT

TRIỂN NÔNG THÔN - CHI NHÁNH HUYỆN KBANG, TỈNH GIA LAI

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích hoạt động cho vay hộ kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn – chi nhánh huyện kbang, tỉnh gia lai (Trang 74 - 77)