Đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích hoạt động cho vay hộ kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn – chi nhánh huyện kbang, tỉnh gia lai (Trang 96 - 111)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.3.3. Đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt

Nam

- NHNo&PTNT cần hỗ trợ thông tin tổng hợp về các ngành kinh tế, thông tin kinh tế vĩ mô khác có liên quan trực tiếp đến hoạt động cho vay HKD.

- Sớm hoàn thiện các văn bản về cho vay HKD để các chi nhánh trong toàn hệ thống thực hiện đồng bộ, hiệu quả và kịp thời, tạo điều kiện cho các chi nhánh có đƣợc một môi trƣờng pháp lý hoàn thiện, đầy đủ để thực hiện kinh doanh có hiệu quả hơn.

- Cần giảm bớt thủ tục giấy tờ cho vay HKD, cải tiến về mặt thủ tục, hồ sơ vay vốn đƣợc gọn nhẹ, đơn giản, dễ hiểu đối với HKD giúp khách hàng thuận tiện khi lập hồ sơ vay vốn đồng thời giảm bớt công việc của CBTD, giảm bớt chi phí giấy tờ, chi phí quản lý và lƣu trữ thông tin.

- Tăng cƣờng công tác đào tạo, bồi dƣỡng kiến thức chuyên môn nghiệp

vụ cho đội ngũ cán bộ trong toàn hệ thống, thƣờng xuyên tổ chức các buổi hội thảo, tập huấn nâng cao kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ cho các cán bộ, đặc biệt là CBTD nhằm đáp ứng yêu cầu hoạt động kinh doanh trong thời kỳ hội nhập.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Trong chƣơng 3, luận văn đã đƣa ra định hƣớng phát triển cũng nhƣ định hƣớng cho vay HKD của NHNo&PTNT - Chi nhánh huyện Kbang trong thời gian tới.

Đồng thời, trên cơ sở những phân tích và đánh giá trong chƣơng 2, chƣơng 3 đƣa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động cho vay HKD tại Chi nhánh nhƣ duy trì mối quan hệ lâu dài với khách hàng truyền thống đi đôi với chủ động tìm kiếm khách hàng tiềm năng; đẩy mạnh hoạt động quảng cáo, tiếp thị; đổi mới cơ cấu cho vay HKD theo hƣớng đa dạng hóa ngành nghề và phƣơng thức bảo đảm tiền vay, tăng tỷ trọng cho vay trung dài hạn; tăng cƣờng công tác kiểm soát rủi ro trong cho vay HKD; hoàn thiện và tiếp tục nâng cao chất lƣợng cung ứng dịch vụ cho khách hàng; các giải pháp hỗ trợ nhƣ nâng cao chất lƣợng đội ngũ CBTD, cải tiến và đổi mới công nghệ ngân hàng.

Ngoài ra, luận văn còn đƣa ra một số kiến nghị với chính quyền địa phƣơng, NHNN, NHNo&PTNT Việt Nam nhằm hỗ trợ kịp thời cho ngân hàng.

KẾT LUẬN

Ngày nay, HKD đóng một vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế, đóng góp hiệu quả vào sự phát triển của đất nƣớc. Vì vậy, Chính phủ đã có những chính sách khuyến khích, hỗ trợ HKD phát triển. Tuy nhiên, hầu hết các HKD hiện nay còn gặp rất nhiều trở ngại. Một trong những vấn đề đó là vấn đề thiếu vốn để hoạt động và mở rộng sản xuất kinh doanh.

Nắm bắt đƣợc nhu cầu trên, NHNo&PTNT - Chi nhánh huyện Kbang luôn hƣớng đến khách hàng HKD để cho vay nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các HKD phát triển cũng nhƣ đem lại lợi nhuận cho ngân hàng. Vì vậy,

việc “Phân tích hoạt động cho vay hộ kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp

và Phát triển nông thôn – Chi nhánh huyện Kbang, tỉnh Gia Lai” có ý nghĩa hết sức quan trọng, góp phần khắc phục những mặt hạn chế nhằm đẩy mạnh hoạt động cho vay HKD của Chi nhánh. Sau khi nghiên cứu về mặt lý luận và thực tiễn, luận văn đã giải quyết đƣợc một số vấn đề sau:

- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về phân tích hoạt động cho vay HKD của NHTM.

- Phân tích và đánh giá thực trạng cho vay HKD tại NHNo&PTNT - Chi nhánh huyện Kbang.

- Dựa trên cơ sở phân tích, đánh giá; đề xuất một số giải pháp hoàn thiện hoạt động cho vay HKD tại NHNo&PTNT - Chi nhánh huyện Kbang.

Mặc dù có nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện đề tài, nhƣng do hạn chế về kiến thức, kinh nghiệm nên luận văn khó tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Vì vậy, tác giả rất mong nhận đƣợc ý kiến đóng góp của quý thầy cô để luận văn đƣợc hoàn thiện hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Chi nhánh huyện Kbang 2014, 2015, 2016. [2] Báo cáo tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn –

Chi nhánh huyện Kbang năm 2014, 2015, 2016. [3] Bộ luật Dân sự năm 2005

[4] PGS.TS Lâm Chí Dũng (2010), Giáo trình kế toán ngân hàng thương

mại (bản in), Trƣờng đại học kinh tế Đà nẵng, Đà Nẵng.

[5] Ngô Trung Hiếu (2015), Phân tích tình hình cho vay hộ kinh doanh tại

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh huyện Krông Ana, Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng, Đà Nẵng.

[6] TS. Nguyễn Minh Kiều (2011), Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, NXB

Lao động xã hội, Hà Nội.

[7] Đào Thị Bích Liên (2015), Mở rộng cho vay hộ kinh doanh tại Ngân

hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Chi nhánh Phú Tài, Luận văn

thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng, Đà Nẵng. [8] Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12.

[9] Nghị định Về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn số 41/2010/NĐ-CP.

[10] Nghị định Về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn số 55/2015/NĐ-CP.

[11] Nghị định Về đăng kí doanh nghiệp số 43/2010/NĐ-CP.

[12] Quyết định của Ngân hàng Nhà nƣớc về việc ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng.

[13] Quyết định Về việc ban hành quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng số 1627/2001/QĐ-NHNN

[14] Nguyễn Văn Thanh (2012), Mở rộng cho vay hộ sản xuất tại Ngân hàng

Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện An Nhơn, Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng, Đà Nẵng.

[15] Nguyễn Văn Thanh (2014), “Chính sách tín dụng đối với hộ sản xuất:

những vấn đề đặt ra”, Tạp chí tài chính, (6).

[16] Ngô Thị Thu Thủy (2015), Phát triển cho vay hộ kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quận Ngũ Hành Sơn, Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng, Đà Nẵng. [17] w.w.w. agribank.com.vn

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích hoạt động cho vay hộ kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn – chi nhánh huyện kbang, tỉnh gia lai (Trang 96 - 111)