8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.1.1. Định hƣớng phát triển kinh tế xã hội của huyện Kbang
Với những điều kiện tự nhiên và tiềm năng lợi thế, huyện Kbang định
hƣớng phát triển kinh tế - xã hội trong những năm tới đó là: Nâng cao tốc độ và chất lƣợng tăng trƣởng; chuyển dịch nhanh nền kinh tế theo hƣớng công nghiệp, dịch vụ; nhằm rút ngắn khoảng cách chênh lệch về thu nhập bình quân đầu ngƣời so với bình quân toàn tỉnh. Phấn đấu đến năm 2020 Kbang nằm trong nhóm các huyện có kinh tế - xã hội phát triển trung bình của tỉnh Gia Lai; đến năm 2020 có 13/13 xã đạt chuẩn nông thôn mới.
Trọng tâm phát triển thời kỳ 2013-2020:
- Triển khai các giải pháp cụ thể để giảm nghèo bền vững; hoàn thành chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và khuyến khích, thu hút đầu tƣ vào các ngành, các lĩnh vực có lợi thế của huyện nhƣ nông nghiệp hàng hóa gắn với chế biến và tiêu thụ (chăn nuôi, trồng cao su, nuôi thủy sản hồ chứa,...); chế biến nông lâm sản, dịch vụ và du lịch; thuỷ điện và khai thác khoáng sản (vật liệu xây dựng, quặng sắt,...).
- Tập trung vốn đầu tƣ và huy động các nguồn vốn đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng, nhất là về giao thông nông thôn.
- Chú trọng phát triển giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Có chính sách thu hút đối với lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật, có trình độ quản lý và
kinh doanh. Nâng cao số lƣợng và chất lƣợng đào tạo nghề, tăng nhanh tỷ lệ lao động qua đào tạo.
Với định hƣớng phát triển huyện Kbang trở thành vùng kinh tế cửa ngõ phía đông của tỉnh và kết hợp với đặc điểm phân vùng tự nhiên, huyện Kbang quy hoạch định hƣớng phát triển các tiểu vùng kinh tế trên địa bàn huyện:
* Phát triển tiểu vùng kinh tế trung tâm (thị trấn Kbang): thành đô thị loại V thuộc tỉnh, là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội của huyện Kbang. Trọng tâm phát triển của thị trấn là: Cụm công nghiệp tây sông Ba; trung tâm thƣơng mại thị trấn Kbang (chợ huyện loại II, 2 siêu thị tổng hợp, khu phố thƣơng mại xung quanh chợ); trung tâm các dịch vụ vận tải - bƣu chính viễn thông, tài chính - ngân hàng, giáo dục - đào tạo, y tế - văn hóa - thể thao,... đầu tƣ hoàn thiện hệ thống giao thông đô thị, các tuyến giao thông vành đai phía đông và phía tây kết nối với tuyến quốc lộ Trƣờng Sơn Đông và tỉnh lộ 669, tạo sự kết nối với các tiểu vùng trong huyện, với các huyện trong tỉnh và các tỉnh lân cận; đầu tƣ hệ thống cấp, thoát nƣớc và bƣu chính viễn thông. Phát triển sản xuất thực phẩm sạch (rau, hoa, quả, thịt, cá) ven thị trấn, cung cấp cho cụm công nghiệp, khu du lịch và nội thị.
* Phát triển tiểu vùng kinh tế phía Nam: gồm các xã Lơ Ku, Đăk Smar, ĐăkHlơ, Kôngbla, Kông Lơng Khơng, Tơ Tung, Nghĩa An và xã Đông; đây là tiểu vùng gò đồi, núi thấp phía nam huyện. Trọng tâm phát triển là: Chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa tập trung quy mô công nghiệp, cây công nghiệp hàng năm (mía, đậu đỗ). Cơ cấu kinh tế của tiểu vùng là nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ. Trung tâm tiểu vùng là trung tâm cụm xã Kông Lơng Khơng.
* Phát triển tiểu vùng kinh tế phía Bắc: gồm các xã Krong, Sơ Pai, Sơn Lang, Đăk Rong và Kon Pne; đây là vùng núi và cao nguyên bazan Kon Hà Nừng. Trọng tâm phát triển của vùng là phát triển cây công nghiệp lâu năm
(cà phê, cao su), cây ăn quả, cây lâu năm khác (bời lời, dƣợc liệu) gắn với bảo vệ, khai thác kinh tế rừng với phát triển du lịch sinh thái. Cơ cấu kinh tế của tiểu vùng là nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ. Trung tâm tiểu vùng là trung tâm cụm xã Sơn Lang.
Với định hƣớng phát triển thị trấn Kbang là đô thị loại V thuộc tỉnh, xã Sơn Lang ở phía Bắc và xã Kông Lơng Khơng phía Nam là hai trung tâm tiểu vùng chắc chắn sẽ làm hạt nhân thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên toàn địa bàn huyện.
3.1.2. Định hƣớng hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Chi nhánh huyện Kbang trong thời gian tới