Các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động cho vay hộ kinh doanh

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích hoạt động cho vay hộ kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn – chi nhánh huyện kbang, tỉnh gia lai (Trang 26 - 30)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.5. Các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động cho vay hộ kinh doanh

Có rất nhiều nhân tố tác động đến hoạt động cho vay HKD của các ngân hàng. Các nhân tố này có thể từ phía ngân hàng hoặc từ bản thân các HKD hoặc từ môi trƣờng kinh tế vĩ mô.

a. Các nhân tố chủ quan

- Chiến lƣợc kinh doanh của ngân hàng

Chiến lƣợc kinh doanh của ngân hàng cũng ảnh hƣởng lớn đến hoạt động cho vay HKD. Mỗi ngân hàng đều có một chiến lƣợc kinh doanh riêng theo từng thời kỳ, tùy thuộc vào đặc điểm hoạt động của bản thân ngân hàng và điều kiện môi trƣờng kinh doanh. Từ đó, ngân hàng phải xác định nên tăng cƣờng hoạt động cho vay nào hợp lý, nên chú trọng hơn vào những hƣớng nào có hiệu quả, tìm hiểu thêm những lĩnh vực mới tiềm năng,… Chiến lƣợc kinh doanh đƣợc xây dựng càng đúng đắn và phù hợp thì hoạt động cho vay ngày càng đƣợc mở rộng.

- Chính sách cho vay

Chính sách cho vay là kim chỉ nam đảm bảo hoạt động cho vay đi đúng quỹ đạo. Chính sách cho vay bao gồm các quy định của ngân hàng về hạn mức cho vay tối đa với một khách hàng, kỳ hạn của khoản vay, chính sách lãi

suất, các hạn mức kiểm soát rủi ro tín dụng, chính sách ƣu đãi khách hàng, chính sách cạnh tranh,…

Chính sách cho vay của ngân hàng thƣờng thay đổi qua từng thời kì, phụ thuộc vào sự điều tiết vĩ mô của NHNN và khả năng, điều kiện của bản thân ngân hàng. Khi chính sách cho vay đƣợc nới lỏng sẽ khuyến khích các HKD tham gia vào quá trình sử dụng vốn của ngân hàng. Tuy nhiên trong một số trƣờng hợp, nền kinh tế lại phát triển quá nóng, NHNN muốn kiềm chế sự phát triển đó hoặc ngân hàng cần phải nâng cao chất lƣợng tín dụng,… thì chính sách cho vay sẽ bị thắt chặt hơn, gây khó khăn trong quá trình tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng của các HKD.

- Quy trình cho vay

Quy trình cho vay là tổng hợp các nguyên tắc, quy định của ngân hàng trong việc cho vay, trong đó xây dựng các bƣớc đi cụ thể theo một trình tự nhất định kể từ khi chuẩn bị hồ sơ đề nghị cho vay cho tới khi chấm dứt quan

hệ tín dụng. Chất lƣợng tín dụng có đảm bảo hay không tùy thuộc vào việc

thực hiện tốt các quy định ở từng bƣớc và sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các bƣớc trong quy trình cho vay. Quy trình cho vay linh hoạt và hiệu quả cũng góp phần đẩy mạnh hoạt động cho vay HKD.

- Năng lực, phẩm chất của CBTD

Yếu tố con ngƣời luôn là điều kiện không thể thiếu trong mọi hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Đối với hình thức cho vay HKD, vai trò của CBTD lại càng quan trọng. Sở dĩ nhƣ vậy bởi vì CBTD là ngƣời tham gia trực tiếp vào mọi khâu của quy trình cho vay.

Nếu CBTD giỏi chuyên môn, có đạo đức nghề nghiệp sẽ ngăn ngừa đƣợc những sai phạm xảy ra, hạn chế rủi ro và đem lại lợi nhuận cho ngân hàng, đồng thời tạo đƣợc hình ảnh, uy tín cho ngân hàng. Đây là nhân tố quan trọng để thu hút khách hàng tìm đến ngân hàng. Ngoài ra, CBTD cần có sự

hiểu biết sâu rộng về pháp luật, tình hình kinh tế - xã hội, các ngành nghề,… để tƣ vấn cho khách hàng. Nếu nhƣ ngân hàng chú trọng trong công tác đào tạo, nâng cao và tự nâng cao chất lƣợng nhân sự thì chắc chắn hoạt động cho vay HKD sẽ phát triển hơn nữa.

- Thƣơng hiệu của ngân hàng

Đối với mỗi một ngân hàng, thƣơng hiệu chính là tên gọi, lôgo, biểu tƣợng,… với màu sắc, kiểu dáng thiết kế riêng, cũng nhƣ chất lƣợng và các đặc tính vƣợt trội của sản phẩm dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Chính những điều này tạo nên dấu ấn và bản sắc riêng cho ngân hàng.

Thƣơng hiệu của ngân hàng chính là một nhân tố tạo nên sức hút đối với khách hàng HKD, là sợi dây liên kết bền vững giữa ngân hàng và khách hàng. Một ngân hàng có sức mạnh về thƣơng hiệu sẽ thuận lợi trong phát triển thị phần cho vay nói chung và thị phần cho vay HKD nói riêng. Chính vì vậy, ngân hàng cần phải thƣờng xuyên quan tâm đến việc củng cố và không ngừng nâng cao hình ảnh thƣơng hiệu của mình. Để làm đƣợc điều đó, ngân hàng cần nâng cao chất lƣợng cung ứng dịch vụ, cải thiện năng lực quản trị rủi ro, xây dựng các tính năng vƣợt trội, tiện ích và chất lƣợng của các sản phẩm dịch vụ.

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị

Cơ sở vật chất, trang thiết bị cũng ảnh hƣởng lớn đến hoạt động cho vay của ngân hàng.

Nếu cơ sở vật chất thiết bị mà lạc hậu thì các công việc của ngân hàng sẽ đƣợc xử lý kém và chậm chạp. Điều đó làm cho ngân hàng trở nên tụt hậu và kém phát triển, không thu hút đƣợc nhiều khách hàng, sẽ làm hạn chế hoạt động cho vay. Ngƣợc lại, việc trang bị đầy đủ các thiết bị tiên tiến, hiện đại sẽ giúp cho các hoạt động của ngân hàng diễn ra thuận lợi, rút ngắn thời gian giao dịch, tạo sự thoải mái cho khách hàng. Từ đó, ngân hàng tăng cƣờng khả

năng cạnh tranh, thực hiện tốt mục tiêu phát triển hoạt động cho vay của mình.

b. Các nhân tố khách quan

- Môi trƣờng tự nhiên - kinh tế - xã hội

Nếu điều kiện tự nhiên thuận lợi, nền kinh tế - xã hội phát triển ổn định sẽ tạo cơ hội phát triển nhiều ngành nghề, kinh tế hộ trở nên khấm khá hơn, các khoản nợ gốc và lãi đƣợc trả đúng hạn, đồng thời nhu cầu đầu tƣ tăng lên, đòi hỏi vốn nhiều. Vì vậy, ngân hàng sẽ mở rộng đƣợc quy mô cho vay và ngƣợc lại.

- Môi trƣờng pháp lý

Trong nền kinh tế thị trƣờng, mọi thành phần kinh tế đều có quyền tự chủ về hoạt động sản xuất kinh doanh nhƣng phải đảm bảo trong khuôn khổ của pháp luật. Nếu những quy định của pháp luật chồng chéo, không rõ ràng và có nhiều kẽ hở thì sẽ rất khó khăn cho ngân hàng trong việc phát triển hoạt động cho vay. Ngƣợc lại, nếu những văn bản pháp luật rõ ràng và nhất quán sẽ tạo điều kiện thúc đẩy các hoạt động cho vay HKD phát triển lành mạnh. Đây là cơ sở pháp lý để ngân hàng khiếu lại, tố cáo khi có tranh chấp xảy ra. Ngoài ra, sự thay đổi những chủ chƣơng, chính sách về ngân hàng cũng gây ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ của khách hàng. Do đó, hệ thống pháp luật cũng ảnh hƣởng đến hoạt động cho vay của NHTM.

- Từ phía khách hàng

Nếu năng lực tài chính; trình độ, năng lực sản xuất kinh doanh và ý thức

trả nợ của khách hàng tốt thì các khoản cho vay HKD của ngân hàng sẽ đƣợc đảm bảo an toàn.

Thứ nhất, năng lực tài chính của khách hàng. Với mỗi CBTD, vấn đề quan tâm đầu tiên về khách hàng của mình là khả năng trả nợ. Nếu khách hàng có năng lực tài chính đủ lớn và lành mạnh thì sẽ thực hiện tốt nghĩa vụ

trả nợ của mình. Vì vậy, ngân hàng cần xem xét kỹ lƣỡng, đánh giá chính xác năng lực tài chính của khách hàng.

Thứ hai, trình độ, năng lực sản xuất kinh doanh của khách hàng. Sự thành bại trong hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng phụ thuộc chủ yếu vào khả năng thích nghi với môi trƣờng kinh doanh và khả năng quản lý. Nếu khả năng quản lý của khách hàng tốt, khách hàng có trình độ học vấn, có khả năng xoay sở trong mọi tình huống thì tính khả thi của dự án xin vay sẽ cao hơn.

Thứ ba, đạo đức khách hàng. Nếu nhƣ khách hàng là ngƣời có ý thức trả nợ tốt, rủi ro tín dụng thấp thì sẽ kích thích ngân hàng mở rộng hoạt động cho vay, các quy định cũng sẽ không quá khắt khe.

- Đối thủ cạnh tranh

Hoạt động của ngân hàng đang phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt và khốc liệt. Các đối thủ cạnh tranh bao gồm cả hiện tại và tƣơng lai. Nếu ngân hàng không có khả năng cạnh tranh thì thị phần, khách hàng cũng nhƣ mục tiêu lợi nhuận,… đều bị ảnh hƣởng, gây khó khăn trong hoạt động cũng nhƣ kết quả kinh doanh của ngân hàng.

Tuy nhiên, cạnh tranh cũng là một động lực để ngân hàng ngày càng hoàn thiện hơn, luôn phải cố gắng không để mình tụt hậu và phải nâng cao, tăng cƣờng các hoạt động của mình vƣợt xa đối thủ cạnh tranh. Do đó để mở rộng hoạt động cho vay thì việc nghiên cứu tìm hiểu đối thủ cạnh tranh là điều hết sức quan trọng.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích hoạt động cho vay hộ kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn – chi nhánh huyện kbang, tỉnh gia lai (Trang 26 - 30)