Phân tích kết quả hoạt động cho vay hộ kinh doanh tại Ngân hàng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích hoạt động cho vay hộ kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn – chi nhánh huyện kbang, tỉnh gia lai (Trang 62 - 72)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.4. Phân tích kết quả hoạt động cho vay hộ kinh doanh tại Ngân hàng

hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Chi nhánh huyện Kbang

a. Phân tích về quy mô cho vay hộ kinh doanh

Quy mô cho vay của một NHTM đƣợc đánh giá bởi nhiều chỉ tiêu, trong đó chỉ tiêu quan trọng nhất là dƣ nợ. Nhìn chung, dƣ nợ cho vay HKD của Chi nhánh tăng dần qua các năm. Cụ thể đƣợc thể hiện ở bảng 2.4 và hình 2.2 dƣới đây:

Bảng 2.4: Tình hình dư nợ cho vay HKD tại Chi nhánh

(Đơn vị: Triệu đồng, %) Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 2015/2014 2016/2015 +/- % +/- % Tổng dƣ nợ cho vay 431.266 556.921 698.720 125.655 29,14 141.799 25,5 Dƣ nợ cho vay HKD 362.720 492.645 621.162 129.925 35,82 128.517 26,1 Tỷ trọng 84,1 88,5 88,9

(Nguồn: Báo cáo tín dụng 2014 – 2016)

84,1% 88,5% 88,9% 15,9% 11,5% 11,1% 0% 20% 40% 60% 80% 100%

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Năm 2015, dƣ nợ HKD đạt 492.645 triệu đồng, tăng 35,82% so với năm 2014. Năm 2016, dƣ nợ HKD tiếp tục tăng 26,1% so với năm 2015, tƣơng ứng tăng 128.517 triệu đồng. Nhƣ vậy, tốc độ tăng trƣởng của năm 2016 có phần chững lại so với năm 2015. Điều này xuất phát từ tình hình cạnh tranh có phần gay gắt trong lĩnh vực cho vay với Ngân hàng thƣơng mại cổ phần An Bình. Mặc dù vậy, đây cũng là mức tăng trƣởng khá so với tình hình phát triển kinh tế của địa phƣơng. Để đạt đƣợc điều này là do Chi nhánh đã mạnh dạn nới lỏng một số điều kiện cho vay sao cho phù hợp với thực tế, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho các HKD vay vốn, vừa tăng trƣởng tín dụng, mà vẫn đảm bảo chất lƣợng tín dụng, hạn chế rủi ro.

Qua hình 2.2, ta có thể thấy tỷ trọng dƣ nợ cho vay HKD trên tổng dƣ nợ cao (trên 80%) và có xu hƣớng tăng lên qua ba năm, điều này thể hiện vai trò quan trọng của HKD trong hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. Đồng thời, Chi nhánh luôn bám sát và thực hiện đúng chủ trƣơng của NHNo&PTNT Việt Nam với chính sách ƣu tiên vốn vay cho các HKD, các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm tạo điều kiện cho họ phát triển sản xuất kinh doanh. Do vậy, tỷ trọng dƣ nợ cho vay HKD tăng lên chứng tỏ Chi nhánh luôn thực hiện đúng theo chủ trƣơng của cấp trên và mang lại kết quả tích cực.

Quy mô cho vay HKD còn thể hiện ở số lƣợng khách hàng HKD vay vốn và dƣ nợ bình quân trên một khách hàng. Các chỉ tiêu này đƣợc thể hiện cụ thể ở bảng 2.5 sau:

Bảng 2.5: Số lượng khách hàng và dư nợ bình quân cho vay HKD tại Chi nhánh (Đơn vị: Triệu đồng, %) Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 2015/2014 2016/2015 +/- % +/- % Số hộ vay vốn (hộ) 3.812 4.228 4.697 416 10,9 469 11,1 Dƣ nợ cho vay HKD 362.720 492.645 621.162 129.925 35,82 128.517 26,1 Dƣ nợ bình quân 1 HKD 95,2 116,5 132

(Nguồn: Báo cáo tín dụng 2014 – 2016)

Qua bảng 2.5 ta thấy, số lƣợng khách hàng HKD đƣợc vay vốn tăng lên

qua các năm. Cụ thể, năm 2014 số lƣợng khách hàng HKD là 3.812 hộ, đến năm 2015 số lƣợng khách hàng tăng thêm 416 hộ, đến năm 2016 số lƣợng khách hàng đạt 4.697 hộ vay vốn, tăng 469 hộ so với năm 2015. Đạt đƣợc kết quả này là nhờ công tác chăm sóc và phục vụ khách hàng liên tục đƣợc Chi nhánh cải thiện đã mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho khách hàng. Bên cạnh đó, Chi nhánh còn tích cực triển khai nhiều biện pháp nhằm tìm kiếm các

khách hàng tiềm năng trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, khách hàng HKD vay

vốn tăng với tốc độ còn chậm, khách hàng chủ yếu vẫn là khách hàng truyền thống, khách hàng đến từ thị trấn, các xã có điều kiện thuận lợi nhƣ xã Đông, Sơ Pai, Sơn Lang,… Các xã khó khăn nhƣ Konpne, Krong, Đăkrong,… thì số hộ vay vốn còn hạn chế. Điều này chứng tỏ NHNo&PTNT – Chi nhánh huyện Kbang chƣa làm tốt công tác thu hút, tuyên truyền, quảng bá các sản phẩm cho vay HKD đến một số địa bàn. Tiềm năng về khách hàng vẫn chƣa đƣợc khai thác hết.

Cùng với sự tăng trƣởng của dƣ nợ cho vay HKD và số lƣợng khách hàng HKD, dƣ nợ bình quân trên một khách hàng HKD cũng có xu hƣớng

tăng. Năm 2014 dƣ nợ bình quân là 95,2 triệu đồng/1 hộ, năm 2014 là 116,5 triệu đồng/1 hộ, năm 2015 là 132 triệu đồng/1 hộ. Dƣ nợ bình quân tăng là hoàn toàn phù hợp với nhu cầu vốn đầu tƣ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các HKD hiện nay. Nắm bắt đƣợc điều này, NHNo&PTNT Việt Nam đã thực hiện chính sách giảm lãi suất nhằm tạo điều kiện cho HKD có cơ hội tiếp cận với nguồn vốn vay ngân hàng. Do đó, dƣ nợ bình quân có xu hƣớng tăng lên.

b. Phân tích cơ cấu cho vay hộ kinh doanh

Xét theo kỳ hạn, cơ cấu dƣ nợ HKD của Chi nhánh đƣợc thể hiện qua bảng 2.6 dƣới đây:

Bảng 2.6: Cơ cấu dư nợ cho vay HKD phân theo kỳ hạn tại Chi nhánh

(Đơn vị: Triệu đồng, %)

Dƣ nợ Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng

Ngắn hạn 324.345 89,4 411.590 83,5 503.141 81

Trung hạn 38.375 10,6 81.055 16,5 118.021 19

Dƣ nợ cho

vay HKD 362.720 100 492.645 100 621.162 100

(Nguồn: Báo cáo tín dụng 2014 – 2016)

Dƣ nợ cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dƣ nợ cho vay HKD (trên 80%). Cụ thể nhƣ sau, tỷ trọng dƣ nợ ngắn hạn trong tổng dƣ nợ cho vay HKD trong 3 năm lần lƣợt là 89,4%, 83,5% và 81%, tuy nhiên đang có xu hƣớng sụt giảm. Trong khi đó, dƣ nợ cho vay trung hạn có xu hƣớng tăng lên, từ 10,6% năm 2014 lên 16,5% năm 2015 và 19% năm 2016. Đây là tín hiệu đáng mừng cho HKD, đáp ứng đƣợc yêu cầu đầu tƣ các dự án nuôi trồng hải sản, trồng cây lâu năm, mua sắm tài sản cố định, đổi mới máy

móc thiết bị, mở rộng sản xuất kinh doanh. Nhờ vậy, đã tạo điều kiện cho một số hộ nghèo vƣơn lên trở thành những hộ khá và giàu, phát triển sản xuất kinh doanh theo mô hình tổ chức sản xuất lớn, trang trại,…. Tuy nhiên, dƣ nợ dài hạn hiện vẫn chƣa phát sinh tại Chi nhánh. Do vậy, Chi nhánh cần quan tâm đến chỉ tiêu này trong thời gian tới.

Nhƣ vậy, NHNo&PTNT - Chi nhánh huyện Kbang đã chú trọng hơn đến việc giảm tỷ trọng cho vay ngắn hạn và tăng tỷ trọng cho vay trung hạn. Việc giảm cho vay ngắn hạn và tăng cho vay trung hạn có nghĩa Chi nhánh đang tập trung vào dƣ nợ có tính chất ổn định hơn, chi phí cho việc thiết lập hồ sơ cho vay giảm đi, đồng thời giảm tải cho CBTD trong việc quản lý khách hàng. Tuy nhiên, NHNo&PTNT - Chi nhánh huyện Kbang cần phải có các biện pháp để ngăn ngừa và hạn chế rủi ro, vì rủi ro tín dụng trung hạn lớn hơn ngắn hạn.

Xét theo ngành nghề kinh doanh, cơ cấu dƣ nợ cho vay HKD đƣợc thể hiện ở bảng 2.7 sau:

Bảng 2.7: Cơ cấu dư nợ cho vay HKD phân theo ngành tại Chi nhánh

(Đơn vị: Triệu đồng, %)

Dƣ nợ

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Nông - lâm - ngƣ nghiệp 183.004 50,5 279.363 56,7 341.639 55 Tiểu thủ công nghiệp, chế biến 45.101 12,4 20.395 4,1 31.058 5 Thƣơng mại – Dịch vụ 134.615 37,1 192.887 39,2 248.465 40 Dƣ nợ cho vay HKD 362.720 100 492.645 100 621.162 100

Dễ dàng nhận thấy rằng dƣ nợ ngành nông - lâm - ngƣ nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất, chiếm trên 50% trong tổng dƣ nợ cho vay HKD (cụ thể là năm 2014 chiếm 50,5%, năm 2015 chiếm 56,7%, năm 2016 chiếm 55%) nhƣng có xu hƣớng giảm dần. Điều này cũng dễ hiểu do huyện Kbang là một huyện thuần nông nên dƣ nợ nhóm ngành này luôn chiếm tỷ trọng lớn. Mặt khác, nó cũng chứng tỏ trong thời gian qua, NHNo&PTNT - Chi nhánh huyện Kbang luôn ƣu tiên đầu tƣ vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn theo mục tiêu chung của toàn ngành, góp phần quan trọng vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở địa phƣơng. Tiếp theo là dƣ nợ ngành thƣơng mại - dịch vụ và có xu hƣớng tăng lên. Dƣ nợ ngành tiểu thủ công nghiệp, chế biến chiếm tỷ trọng thấp (năm

2014 chiếm 12,4%, đến năm 2016 chỉ chiếm khoảng 5%). Nhƣ vậy, Chi

nhánh dần chú trọng đến các khoản vay từ ngành thƣơng mại - dịch vụ, trong khi ngành tiểu thủ công nghiệp - chế biến chƣa thực sự đƣợc quan tâm nên hiệu quả khai thác mang lại chƣa cao. Trong khi đây là lĩnh vực đang có nhiều tiềm năng phát triển tại địa phƣơng nên nhu cầu vốn cũng rất lớn.

Ta đã biết TSĐB chính là một trong 5 điều kiện vay vốn đối với khách hàng. Việc lựa chọn các hình thức bảo đảm tiền vay phải dựa trên các tiêu chí phù hợp và theo chủ trƣơng của NHNN cũng nhƣ của NHNo&PTNT Việt Nam. Cơ cấu dƣ nợ HKD phân theo hình thức bảo đảm đƣợc thể hiện ở bảng 2.8 dƣới đây:

Bảng 2.8: Cơ cấu dư nợ cho vay HKD phân theo hình thức bảo đảm tại Chi nhánh

(Đơn vị: Triệu đồng, %)

Chỉ tiêu

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Số tiền trọng Tỷ Số tiền trọng Tỷ Số tiền trọng Tỷ

Bảo đảm bằng tài sản 315.204 86,9 436.483 88,6 552.834 89 Bảo đảm không bằng tài sản 47.516 13,1 56.162 11,4 68.328 11 Dƣ nợ cho vay HKD 362.720 100 492.645 100 621.162 100

(Nguồn: Báo cáo tín dụng 2014– 2016)

Dƣ nợ cho vay HKD có bảo đảm bằng tài sản chiếm tỷ trọng khá cao trên tổng dƣ nợ cho vay HKD (trên 80%). Trong khi đó, tỷ trọng dƣ nợ cho vay HKD bảo đảm không bằng tài sản rất thấp (năm 2014 là 13,1%, năm 2015 là 11,4%, năm 2016 là 11%). Điều này có nghĩa Chi nhánh còn e ngại khi cho vay HKD không có TSĐB. TSĐB chính là nguồn trả nợ thứ hai cho ngân hàng khi nguồn trả nợ thứ nhất là thu nhập từ hoạt động kinh doanh không đảm bảo trả nợ. Thực tế tại NHNo&PTNT - Chi nhánh huyện Kbang, TSĐB đƣợc khách hàng HKD mang ra thế chấp chủ yếu là quyền sử dụng đất.

Mặc dù đảm bảo tiền vay tránh đƣợc rủi ro cho Chi nhánh nhƣng lại gây khó khăn cho HKD trong việc tiếp cận nguồn vốn. CBTD quá chú trọng đến TSĐB khi xét duyệt khoản vay mà chƣa quan tâm nhiều đến tính hiệu quả, khả thi của phƣơng án, dự án kinh doanh hay uy tín của khách hàng. Mặc dù Chính phủ đã ban hành nhiều Nghị định, trong đó cho phép tiếp cận vốn vay

ngân hàng mà không cần có TSĐB nhƣ Nghị định 41/2010/NĐ-CP (tối đa 200 triệu đồng đối với HKD) hay mới đây nhất là Nghị định 55/2015/NĐ-CP (tối đa 300 triệu đồng đối với HKD) nhƣng thực tế việc triển khai áp dụng còn hạn chế.

c. Phân tích mức tăng trưởng thu nhập cho vay hộ kinh doanh

Tổng thu nhập từ hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT - Chi nhánh huyện Kbang tăng lên qua 3 năm. Cùng với đó, thu nhập từ hoạt động cho vay HKD của Chi nhánh cũng có sự tăng trƣởng rõ rệt. Điều này đƣợc thể hiện qua bảng 2.9 dƣới đây:

Bảng 2.9: Tình hình thu nhập cho vay HKD tại Chi nhánh

(Đơn vị: Triệu đồng, %) Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 2015/2014 2016/2015 +/- % +/- % Tổng thu nhập từ cho vay 41.520 44.878 48.603 3.358 7,9 3.725 8,3 Thu nhập cho vay HKD 29.853 33.209 37.424 3.356 11,2 4.215 12,7 Tỷ trọng 71,9 74 77

(Nguồn: Báo cáo tín dụng 2014 – 2016)

Thu nhập từ cho vay HKD của Chi nhánh chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng thu nhập cho vay nhƣng có tốc độ tăng chậm qua các năm. Cụ thể nhƣ sau: Năm 2015, thu nhập từ cho vay HKD là 33.209 triệu đồng (chiếm 74% tổng thu nhập từ cho vay), tăng 11,2% so với năm 2014. Đến năm 2016, thu nhập cho vay HKD là 37.424 triệu đồng (chiếm 77% tổng thu nhập từ cho vay), tăng 12,7% so với năm 2015. Có đƣợc kết quả nhƣ vậy là do Chi nhánh chú trọng đến việc gia tăng dƣ nợ HKD cũng nhƣ tăng cƣờng công tác thu nợ đến hạn và lãi vay. Tỷ trọng thu nhập từ cho vay HKD cao cũng chứng tỏ

đƣợc vai trò quan trọng của cho vay HKD trong hoạt động của Chi nhánh khi đem lại nguồn thu đáng kể trong tổng thu nhập từ cho vay.

d. Phân tích chất lượng cung ứng dịch vụ cho vay hộ kinh doanh

Thông qua các đợt khảo sát ý kiến của khách hàng và từ thùng thƣ góp ý, nhìn chung chất lƣợng cung ứng dịch vụ của Chi nhánh từng bƣớc đƣợc cải thiện, từ sự đầu tƣ máy móc thiết bị đến năng lực, thái độ phục vụ của đội ngũ cán bộ ngày một chuyên nghiệp, nhanh nhẹn; công tác chăm sóc khách hàng luôn đƣợc chú trọng quan tâm. Tất cả đã tạo sự yên tâm, tin tƣởng và hài lòng cho khách hàng khi đến giao dịch tại ngân hàng. Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế trong khâu tƣ vấn, hỗ trợ khách hàng do hạn chế về nguồn nhân lực, thông tin,…

Công tác cho vay HKD cũng nhƣ cung ứng dịch vụ có liên quan theo cũng đƣợc đánh giá là có nhiều thay đổi và chất lƣợng ngày một nâng cao. Góp phần đáng kể vào việc phát triển cho vay HKD tại Chi nhánh.

e. Phân tích kết quả kiểm soát rủi ro trong cho vay hộ kinh doanh

Tỷ lệ nợ xấu là chỉ tiêu phản ánh chất lƣợng tín dụng của Chi nhánh. Qua 3 năm, tỷ lệ nợ xấu có xu hƣớng giảm dần, chứng tỏ chất lƣợng tín dụng đƣợc quản lý tốt. Điều này đƣợc thể hiện cụ thể trong bảng 2.10 và hình 2.3.

Bảng 2.10: Tình hình nợ xấu trên tổng dư nợ HKD tại Chi nhánh

(Đơn vị: Triệu đồng, %)

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Dƣ nợ cho vay HKD 362.720 492.645 621.162

Nợ xấu cho vay HKD 3.939 4.262 5.280

Tỷ lệ nợ xấu (%) 1,09 0,87 0,85

Hình 2.3 : Tình hình nợ xấu cho vay HKD

Nợ xấu của Chi nhánh có xu hƣớng gia tăng trong giai đoạn 2014 – 2016 (từ 3.939 triệu đồng năm 2014 lên 5.280 triệu đồng năm 2016). Tuy nhiên, tỷ lệ nợ xấu lại có xu hƣớng giảm dần qua các năm, cụ thể nhƣ sau: Năm 2014 tỷ lệ nợ xấu là 1,09%, đến năm 2015 giảm xuống còn 0,87%, năm 2016 giảm còn 0,85%. Nhìn chung, tỷ lệ nợ xấu nằm trong tầm kiểm soát và thấp hơn nhiều so với kế hoạch giao (< 2%), chứng tỏ chất lƣợng tín dụng đƣợc quản lý tốt. Để đạt đƣợc điều này, Chi nhánh đã có nhiều cải cách cũng nhƣ tích cực thu hồi nợ, quán triệt thực hiện đúng quy trình cho vay nhằm nâng cao chất lƣợng tín dụng, hạn chế nợ xấu.

Do phần lớn các khoản nợ xấu trong cho vay HKD đều có TSĐB với tỷ lệ là 100% giá trị khoản vay trở lên nên tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng có thể bằng 0. 1.09% 0.87% 0.85% 0.00% 0.20% 0.40% 0.60% 0.80% 1.00% 1.20%

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Tỷ lệ nợ xấu

2.3. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN - CHI NHÁNH HUYỆN KBANG

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích hoạt động cho vay hộ kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn – chi nhánh huyện kbang, tỉnh gia lai (Trang 62 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)