Các giải pháp hỗ trợ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích hoạt động cho vay hộ kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn – chi nhánh huyện kbang, tỉnh gia lai (Trang 91 - 94)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.6. Các giải pháp hỗ trợ

a. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng

Để thực hiện chiến lƣợc nâng cao chất lƣợng và tăng trƣởng tín dụng cho HKD, các CBTD không chỉ cần có trình độ chuyên môn giỏi mà còn phải có phẩm chất đạo đức tốt, tinh thần trách nhiệm cao, trung thực và có khả năng làm việc dƣới nhiều áp lực. Họ phải là ngƣời có kỹ năng phân tích, am hiểu pháp luật, có sự hiểu biết tƣờng tận về nhiều lĩnh vực, ngành nghề của nền kinh tế cũng nhƣ tập quán, thực tiễn hoạt động của các HKD. Có nhƣ vậy, họ mới đƣa ra đƣợc những đánh giá chính xác về HKD, tạo điều kiện để đƣa ra các quyết định cho vay chính xác nhằm đem lại lợi nhuận cũng nhƣ giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng. Để làm đƣợc điều đó, Chi nhánh cần thực hiện những biện pháp sau:

Thứ nhất, sắp xếp, bố trí cán bộ có năng lực và kinh nghiệm thực tế phù hợp với từng địa bàn quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực trong

điều kiện giới hạn về số lƣợng, phát huy hết khả năng của từng cán bộ nhằm đem lại hiệu quả cao trong công việc. Những cán bộ có trình độ cao, có kinh nghiệm làm việc lâu năm đƣợc phân công đảm nhận những khoản vay khó, có giá trị lớn và rủi ro cao, còn những cán bộ trẻ đảm nhiệm những khoản vay nhỏ, có độ rủi ro thấp. Để thực hiện phân công công việc hợp lý thì Chi nhánh cần tìm hiểu về năng lực, sở trƣờng của từng ngƣời, thực hiện đề bạt những cán bộ giỏi. Đồng thời, Chi nhánh cũng cử những cán bộ có trình độ, giàu kinh nghiệm hƣớng dẫn kèm cặp những cán bộ trẻ để từng bƣớc nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ.

Thứ hai, tăng cƣờng công tác đào tạo và đào tạo lại. Chi nhánh cử cán bộ đi học các lớp bồi dƣỡng về nghiệp vụ nhằm giúp các CBTD nắm bắt kĩ hơn về kiến thức cơ bản và kiến thức phân tích tài chính một cách đầy đủ, vững chắc. Ngoài những kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, cán bộ cần nắm bắt và hiểu rõ các văn bản chỉ đạo của ngành, kiến thức về pháp luật, kiến thức về quản lý, khả năng ứng dụng công nghệ hiện đại, nâng cao đạo đức nghề nghiệp và đặc biệt là kỹ năng mềm nhằm biến tiềm năng kiến thức thành hiệu quả công việc.

Thứ ba, quy định nhiệm vụ, quyền hạn rõ ràng cho từng CBTD, đồng thời thƣờng xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động của họ để có thể kịp thời phát hiện những sai sót và có biện pháp xử lý. Những trƣờng hợp vi phạm quy định, không hoàn thành công việc đƣợc giao phải kiên quyết xử lý, thƣởng phạt phân minh. Chính điều này sẽ kích thích cán bộ có tinh thần trách nhiệm đối với công việc đƣợc giao. Đồng thời, trong quá trình làm việc, Chi nhánh cũng phải thƣờng xuyên đánh giá năng lực làm việc của CBTD, qua đó kiên quyết sàng lọc những nhân viên không đủ trình độ và tƣ cách để đáp ứng yêu cầu công việc.

Thứ tƣ, coi trọng ngƣời tài. Có chế độ đãi ngộ nhất định về vật chất và tinh thần nhƣ có chế độ lƣơng bổng, khen thƣởng, trợ cấp hợp lý dành cho những cán bộ có thành tích xuất sắc, hoàn thành tốt công việc, chủ động tích cực tìm kiếm khách hàng,… để đảm bảo động lực cho cán bộ tâm huyết với nghề. Để thực hiện tốt công việc tăng trƣởng tín dụng cho đối tƣợng là khách hàng HKD, CBTD phải có cuộc gặp gỡ, tiếp xúc trực tiếp với các HKD, đi kiểm tra tình hình thực tế tại các HKD, đi thu thập tìm hiểu thông tin nên phát sinh các chi phí liên quan nhƣ đi lại hay quan hệ,… Do vậy, Chi nhánh cần có chế độ trợ cấp riêng đối với những chi phí phát sinh này nhằm giảm bớt khó khăn cho CBTD, khuyến khích tinh thần trách nhiệm cũng nhƣ lòng hăng say làm việc của họ.

b. Khai thác, ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin vào hoạt động cho vay hộ kinh doanh

Hiện nay, việc khai thác và ứng dụng công nghệ thông tin tại Chi nhánh còn hạn chế. Điều này gây khó khăn cho việc triển khai các sản phẩm dịch vụ; các hoạt động của ngân hàng diễn ra lề mề, chậm chạp tất yếu sẽ làm giảm khách hàng đến giao dịch; thông tin thu thập và xử lý thiếu chính xác thì sẽ đồng nghĩa với việc gia tăng rủi ro, chỉ đem lại thiệt hại cho ngân hàng. Vì vậy, Chi nhánh cần ƣu tiên trang bị những thiết bị hiện đại để hỗ trợ hoạt động cho vay HKD nhƣ trang bị các máy vi tính mới, áp dụng các phần mềm hỗ trợ cho việc phân tích thẩm định để giải quyết việc cho vay một cách nhanh chóng hay xây dựng hệ thống thông tin liên kết để có đƣợc thông tin của khách hàng nhanh nhất.

Trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin, ngân hàng phải tăng đƣợc năng suất lao động để rút ngắn thời gian thực hiện các quy trình nghiệp vụ, xử lý đƣợc khối lƣợng lớn công việc trong một ngày và phát triển thêm nhiều sản

phẩm dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng đồng thời hỗ trợ hoạt động quản lý, hạn chế rủi ro trong ngân hàng.

Việc làm này có thể làm cho Chi nhánh tăng chi phí ban đầu nhƣng giảm chi phí nghiệp vụ trong dài hạn, quản trị đƣợc rủi ro do thông tin nhanh chóng, điều hành hiệu quả.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích hoạt động cho vay hộ kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn – chi nhánh huyện kbang, tỉnh gia lai (Trang 91 - 94)