KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH VÀ CÁC GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thẻ TDQT của ngân hàng tiên phong tại đà nẵng (Trang 101)

7. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu

4.3. KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH VÀ CÁC GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU

4.3.1. Phân tích tương quan

Bảng 4.5: Kết quả phân tích tương quan giữa các biến trong mô hình: Thái độ Chuẩn chủ quan Nhận thức Chi phí Khả năng đáp ứng hệ thống của Ngân hàng Chính sách marketing Ý định sử dụng Thái độ 1 0.103 0.325 0.001 0.233 0.269 0.465 Chuẩn chủ quan 0.103 1 0.373 0.053 0.342 0.388 0.407 Nhận thức 0.325 0.373 1 0.079 0.389 0.43 0.506 Chi phí -0.001 0.053 0.079 1 0.036 0.169 -0.175 Hệ thống ngân hàng 0.233 0.342 0.389 0.036 1 0.397 0.356 Chính sách marketing 0.269 0.388 0.43 0.169 0.397 1 0.502 Ý định sử dụng 0.465 0.407 0.506 -0.455 0.356 0.502 1

Ma trận này cho biết mối quan hệ giữa biến phụ thuộc – ý định sử dụng với từng biến độc lập trong mô hình và đồng thời cho biết mối quan hệ giữa các biến độc lập với nhau. Với ma trận này, môí tương quan giữa ý định sử dụng với các biến độc lập khác trong mô hình là Thái độ đói với hành vi sử dụng thẻ (TD), Chuẩn chủ quan (CCQ), Nhận thức về kiểm soát hành vi sử dụng thẻ (NT), Chính sách Marketing của ngân hàng (CS), và Khả năng đáp ứng hệ thống của ngân hàng (HT) có mối tương quan cùng chiều và tương đối chặt chẽ, với hệ số tương quan đều lớn hơn 0.3 Trong đó, biến Khả năng đáp ứng hệ thống của ngân hàng (HT) có hệ số tương quan ít nhất đối với ý định sử dụng là 0.356, và biến Nhận thức về kiểm soát hành vi sử dụng thẻ (NT) có hệ số tương quan cao nhất là 0.506. Biến Chi phí liên quan đến sử dụng thẻ (CP) có mối tương quan ngược chiều với biến phụ thuộc.

Tuy nhiên, ta cần lưu ý có sự tương quan giữa các biến độc lập với nhau, đặc biệt là Chính sách Marketing với hệ thống của ngân hàng, Nhận thức với

chính sách Marketing, giữa Nhận thức với Hệ thống của ngân hàng. Nhưng các hệ số tương quan giữa các biến đều < 0.8. Do đó chưa thể kết luận về hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình.

Như vậy, việc sử dụng phân tích hồi quy tuyến tính là phù hợp. Mức độ tác động của từng yếu tố lên ý định sử dụng sẽ được xác định cụ thể thông qua phân tích hồi quy tuyến tính bội.

4.3.2. Phân tích hồi quy:

Phân tích hồi quy được tiến hành với 6 biến độc lập là: Thái độ với hành vi sử dụng thẻ (TD), Chuẩn chủ quan (CCQ), Nhận thức hành vi kiểm soát sử dụng thẻ(NT), Chi phí sử dụng thẻ (CP), Khả năng đáp ứng hệ thống của ngân hàng (HT), Chính sách marketing của ngân hàng (CS) và một biến phụ thuộc là ý định sử dụng (YD). Xây dựng mô hình hồi quy nhằm chỉ rõ mối quan hệ giữa các biến độc lập đến bijến phụ thuốc.

- Hồi quy cho Biến “Ý định sử dụng - YD” với 6 biến độc lập (TD,CCQ, NT, CP, HT, CS) bằng phương pháp Enter.

- Phương trình hồi quy tuyến tính đa biến có dạng như sau:

YD = β0 + β1*TD + β2*CCQ + β3*NT +β4*CP+ β5*HT+ β6*CS + ε

Bảng 4.6 : Tóm tắt mô hình hồi quy:

Mô hình R R2 R2 hiệu chỉnh Ước lượng độ lệch chuẩn

1 .723a .523 .512 .35097

Như vậy, mô hình nghiên cứu có R2 hiệu chỉnh là 0.512, nghĩa là 51,2% sự biến thiên của ý định sử dụng (YD) được giải thích bởi sự biến thiên của các thành phần như: Thái độ với hành vi sử dụng thẻ (TD), Chuẩn chủ quan (CCQ), Nhận thức hành vi kiểm soát sử dụng thẻ (NT), Chi phí sử dụng thẻ (CP), Khả năng đáp ứng hệ thuộc của ngân hàng (HT), Chính sách marketing của ngân hàng (CS)

Bảng 4.7. Kiểm định độ phù hợp của mô hình

ANOVAa

Mô hình Tổng bình phương Df bình phương Trung bình F Sig.

Hồi quy 36.846 6 6.141 49.854 .000b

Phân dư 33.628 273 .123

Tổng 70.475 279

Giả thuyết H0: β1= β2= β3= β4= β5= β6= 0 (tất cả hệ số hồi quy riêng

đều bằng 0).

Giá trị sig(F)=0,000 < 0,05, Giả thuyết H0 bị bác bỏ. Điều đó có nghĩa

là sự kết hợp của các biến độc lập hiện có trong mô hình có thể giải thích được sự biến thiên của biến phụ thuộc. Mô hình hồi quy tuyến tính đã xây dựng phù hợp với tập dữ liệu hiện có.

Bảng 4.8. Kết quả phân tích hồi quy

Coefficientsa Mô hình Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa Hệ số hồi quy chuẩn hóa T Sig.

Đo lường đa cộng tuyến B Độ lệch chuẩn Beta Độ chấp nhận VIF (Constant) .847 .227 3.730 .000 Thái độ .278 .044 .287 6.363 .000 .860 1.163 Chuẩn chủ quan .162 .042 .183 3.843 .000 .770 1.299 Nhận thức .210 .046 .229 4.558 .000 .691 1.447 Chi phí sử dụng thẻ -.192 .033 -.252 -5.922 .000 .968 1.034 Khả năng đáp ứng hệ thống của ngân hàng .031 .045 .033 .693 .489 .754 1.327 CS Marketing .258 .046 .285 5.634 .000 .684 1.461

Kiểm tra đa cộng tuyến: Các giá trị hệ số phóng đại phương sai VIP thấp

(< 10): Điều này cho thấy các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu không

có quan hệ chặt chẽ với nhau nên không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến. Do đó, mối quan hệ giữa các biến độc lập không ảnh hưởng đến kết quả giải thích của mô hình hồi quy.

Tiếp tục kiểm tra việc có hay không sự vi phạm các giả định trong mô hình hồi quy bội về hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu. Ta có các kết quả sau: Sử dụng kiểm định t đối với các hệ số hồi quy riêng phần βi. Với kết quả phân tích như trên, ta thấy rằng biến Khả năng đáp ứng hệ thống của Ngân hàng bị loại ra khỏi mô hình, vì Sig (β5) của biến HT=0.489 > 0.05. Tất cả các giá trị Sig tương ứng với các biến TD (Thái độ đối với hành vi sử dụng thẻ ), CCQ (Chuẩn chủ quan), nhận thức về kiểm soát hành vi sử dụng thẻ (NT), CP (Chi phí sử dụng thẻ), CS (Chính sách marketing của Ngân hàng) đều < 0.05 nên các biến này có ý nghĩa về mặt thống kế với mức ý nghĩa 5%.

Phương trình hồi quy tuyến tính bội về các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thẻ TDQT TPBank được thể hiện như sau:

YD = 0,847 + 0.287*TD + 0.183*CCQ + 0.229*NT -0.252 *CP + 0.285CS Dựa vào kết quả hồi quy ở trên, tác giả kết luận có 5 nhân tố tác động đến ý định sử dụng thẻ TDQT TPBank: Thái độ với hành vi sử dụng thẻ (TD), Chuẩn chủ quan (CCQ), Nhận thức về kiểm soát hành vi sử dụng thẻ (NT), Chi phí sử dụng thẻ (CP), Chính sách marketing của ngân hàng (CS). Thứ tự tầm quan trọng của từng yếu tố phụ thuộc vào giá trị tuyệt đối của hệ số Beta. Nhân tố nào có trị tuyệt đối của hệ số Beta càng lớn thì ảnh hưởng càng quan trọng đến biến phụ thuộc. Trong các nhân tố trên, nhân tố thái độ đối với hành vi sử dụng với hệ số hồi quy là 0,287 là có tác động lớn nhất, nhân tố chuẩn chủ quan với hệ số hồi quy là 0,183 có tác động nhỏ nhất.

4.3.3. Kiểm định các giả thuyết

-Giả thuyết H1: Thái độ đối với hành vi sử dụng thẻ có tác động cùng chiều lên ý định sử dụng thẻ TDQT TPBank.

Ta thấy giả thuyết này có t = 6.363, có Sig. = 0.000 < 0.05 (bảng 4.8). Giả thuyết này được chấp nhận.

Kết quả phân tích hồi quy cho thấy mối quan hệ thuận chiều giữa Thái độ đối với hành vi sử dụng thẻ và ý định sử dụng (YD) là 0.287; tức là khi Thái độ đối với hành sử dụng thẻ tăng lên 1 đơn vị ý định sử dụng (YD) tăng lên 0.287 đơn vị. Như vậy, Thái độ đối với hành vi sử dụng thẻ là một trong những nhân tố có ảnh hưởng đến ý định sử dụng, khi người sử dụng nhận thấy được thẻ TDQT TPBank có nhiều tiện ích và mang lại lợi ích cho công việc và cuộc sống của họ thì họ sẽ có ý định sử dụng.

- Giả thuyết H2: Chuẩn chủ quan có tác động cùng chiều với ý định sử dụng thẻ TDQT TPBank.

Ta thấy giả thuyết này có t = 3.843, có Sig. = 0.000 < 0.05 (bảng 4.8). Giả thuyết này được chấp nhận.

Kết quả phân tích hồi quy cho thấy mối quan hệ cùng chiều chuẩn chủ quan (CCQ) và ý định sử dụng (YD) là 0.183. Nếu mức độ ủng hộ của người thân, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp… càng tăng thì khách hàng càng có ý định sử dụng thẻ TDQTTPBank càng cao.

- Giả thuyết H3: Nhận thức với kiểm soát hành vi sử dụng thẻ có tác động cùng chiều với ý định sử dụng thẻ TDQT TPBank

Ta thấy giả thuyết này có t = 4.558, có Sig. = 0.000 < 0.05 (bảng 4.8). Giả thuyết này được chấp nhận với β3 = 0.229

Khi người sử dụng nhận thức về hành vi kiểm sóat sử dụng thẻ cao như khả năng kiểm soát chi tiêu, sử dụng thẻ tín dụng TPBank dễ dàng và thuận tiện đối với họ thì họ sẽ có ý định sử dụng dịch vụ cao.

- Giả thuyết H4: Chí phí sử dụng thẻ có tác động ngước chiều với ý định sử dụng thẻ TDQT TPBank

Ta thấy giả thuyết này có t = -5.922, có Sig. = 0.000 < 0.05 (bảng 4.8). Giả thuyết này được chấp nhận với β4 = -0.252

Kết quả phân tích hồi quy cho thấy mối quan hệ ngược chiều giữa chi phí (CP) và ý định sử dụng (YD) là - 0,252, tức là khi chi phi sử dụng thẻ tăng lên 1 đơn vị ý định sử dụng (YD) giảm xuống 0.252 đơn vị. Như vậy, khi khách hàng nhận thấy việc sử dụng thẻ TDQT TPBank có quá nhiều chi phí phải bỏ ra thì họ sẽ không có ý định sử dụng.

- Giả thuyết H5: Khả năng đáp ứng hệ thống của ngân hàng có tác động tích cực đến ý định sử dụng thẻ TDQT TPBank

Ta thấy giả thuyết này có t = 0.693, có Sig. = 0.489 > 0.05 (bảng 4.8). Giả thuyết này bị bác bỏ. Tức là khả năng đáp ứng hệ thống của ngân hàng không có tác động đển ý định sử dụng thẻ.

- Giả thuyết H6: Chính sách Marketing của ngân hàng có tác động cùng chiều đến ý định sử dụng thẻ TDQT TPBank

Ta thấy giả thuyết này có t = 5.634, có Sig. = 0.00 < 0.05 (bảng 4.8). Giả thuyết này được chấp nhân, với β6 = 0.285

Kết quả phân tích hồi quy cho thấy có sự tương quan dương giữa Chính

sách Marketing của ngân hàng (CS) và ý định sử dụng (YD), hệ số hồi quy là

0,285 nên khi ngân hàng có những chính sách Marketing tốt như quảng bá hình ảnh, các chính sách khuyến mãi tốt thì khách hàng sẽ có ý định sử dụng thẻ TDQT TPBank cao.

4.4. PHÂN TÍCH ANOVA

Việc phân tích ANOVA nhằm kiểm định ảnh hưởng của các biến định tính đối với các biến định lượng, mục đích để xem xét các nhóm khách hàng khác nhau có tác động khác nhau đến ý định sử dụng thẻ hay không. Vì vậy

thuộc tính của khách hàng cần phải phân biệt rõ ràng, số lượng quan sát trong mỗi nhóm khách hàng phải đủ lớn và sẽ tốt hơn nếu cỡ mẫu đạt độ đồng đều cao. Trong nghiên cứu này, tác giả chia các nhóm khách hàng như sau:

Giới tính được chia thành 2 nhóm: nam và nữ.

Hôn nhân chia thành 2 nhóm: chưa kết hôn và đã kết hôn.

Độ tuổi được chia thành 4 nhóm: nhóm dưới 25 tuổi, nhóm từ 25-40 tuổi, nhóm từ 35-55 tuổi, nhóm trên 55 tuổi.

Nghề nghiệp chia thành 4: nhóm lãnh đạo/ quản lý, nhóm nhân viên, nhóm buôn bán – kinh doanh tự do, các ngành nghề khác.

Thu nhập được chia thành 5 nhóm: nhóm thu nhập dưới 5 triệu, nhóm thu nhập từ 5 – 10 triệu, nhóm trên 10 – 15 triệu, nhóm trên 15 -20 triệu và nhóm trên 20 triệu.

4.4.1. Giữa các nhóm khách hàng khác nhau về giới tính

Giả thuyết

H0: Không có sự khác biệt về ý định sử dụng thẻ TDQT giữa nam và nữ.

H1: Có sự khác biệt về ý định sử dụng thẻ TDQT giữa nam và nữ.

Kết quả kiểm định Levene cho thấy Sig = 0.377 (>0.05) nên đủ điều kiện để phân tích Anova.

Theo kết quả Anova cho thấy Sig = 0.458 (>0.05), do đó kết luận không

đủ cơ sở để loại bỏ giả thuyết H0 ở độ tin cậy 95%, có nghĩa là không có sự

khác biệt về ý định sử dụng giữa các đối tượng nam và nữ. Hay nói cách khác giới tính không ảnh hưởng đến ý định sử dụng thẻ TDQT TPBank.

Bảng 4.9: Phân tích Anova về ý định sử dụng theo giới tính

Test of Homogeneity of Variances

YD

Levene Statistic df1 df2 Sig.

.782 1 278 .377 ANOVA YD Sum of Squares Df Mean Square F Sig. Between Groups .140 1 .140 .553 .458 Within Groups 70.335 278 .253 Total 70.475 279

4.4.2. Giữa các nhóm khách hàng khác nhau về độ tuổi:

Giả thuyết

H0: Không có sự khác biệt về ý định sử dụng thẻ TDQT giữa các nhóm

tuổi.

H1: Có sự khác biệt về ý định sử dụng thẻ TDQT giữa các nhóm tuổi.

Bảng 4.10: Phân tích Anova về ý định sử dụng theo độ tuổi

Test of Homogeneity of Variances

YD

Levene Statistic df1 df2 Sig.

1.066 3 276 .364 ANOVA YD Sum of Squares df Mean Square F Sig. Between Groups .736 3 .245 .971 .407 Within Groups 69.738 276 .253 Total 70.475 279

Kết quả kiểm định Levene cho thấy Sig = 0.364 (>0.05) nên đủ điều kiện để phân tích Anova.

Theo kết quả Anova cho thấy Sig = 0.407(>0.05), do đó kết luận chưa đủ

cơ sở để loại bỏ giả thuyết H0 ở độ tin cậy 95%, có nghĩa là có không có sự

khác biệt về ý định sử dụng thẻ TDQT theo độ tuổi.

4.4.3. Giữa nhóm khách hàng khác nhau về tình trạng hôn nhân:

Giả thuyết

H0: Không có sự khác biệt về ý định sử dụng thẻ TDQT giữa nhóm tình

trạng hôn nhân.

H1: Có sự khác biệt về ý định sử dụng thẻ TDQT giữa nhóm tình trạng hôn

nhân.

Bảng 4.11: Phân tích Anova về ý định sử dụng theo tình trạng hôn nhân

Test of Homogeneity of Variances

YD

Levene Statistic df1 df2 Sig.

2.267 1 278 .133 ANOVA YD Sum of Squares df Mean Square F Sig. Between Groups .009 1 .009 .034 .854 Within Groups 70.466 278 .253 Total 70.475 279

Kết quả kiểm định Levene cho thấy Sig = 0.133 (>0.05) nên đủ điều kiện để phân tích Anova.

Theo kết quả Anova cho thấy Sig = 0.854(>0.05), do đó kết luận chưa đủ

cơ sở để loại bỏ giả thuyết H0 ở độ tin cậy 95%, có nghĩa là có không có sự

4.4.4. Giữa các nhóm khách hàng khác nhau về nghề nghiệp

Giả thuyết

H0: Không có sự khác biệt về ý định sử dụng thẻ TDQT giữa các nhóm

nghề nghiệp

H1: Có sự khác biệt về ý định sử dụng thẻ TDQT giữa các nhóm nghề

nghiệp

Bảng 4.12: Phân tích Anova về ý định sử dụng theo nghề nghiệp

Test of Homogeneity of Variances

YD Levene Statistic df1 df2 Sig. .687 3 276 .560 ANOVA YD Sum of Squares df Mean Square F Sig. Between Groups .287 3 .096 .376 .771 Within Groups 70.188 276 .254 Total 70.475 279

Kết quả kiểm định Levene cho thấy Sig = 0.560 (>0.05) nên đủ điều kiện để phân tích Anova.

Theo kết quả Anova cho thấy Sig = 0.771(>0.05), do đó kết luận chưa đủ

cơ sở để loại bỏ giả thuyết H0 ở độ tin cậy 95%, có nghĩa là có không có sự

khác biệt về ý định sử dụng thẻ TDQT theo nhóm nghề nghiệp.

4.4.5. Giữa các nhóm khách hàng khác nhau về thu nhập:

Giả thuyết

H0: Không có sự khác biệt về ý định sử dụng thẻ TDQT giữa các nhóm

H1: Có sự khác biệt về ý định sử dụng thẻ TDQT giữa các nhóm thu nhập.

Bảng 4.13: Phân tích Anova về ý định sử dụng theo thu nhập:

Test of Homogeneity of Variances

YD Levene Statistic df1 df2 Sig. .448 4 275 .774 ANOVA YD Sum of Squares Df Mean Square F Sig. Between Groups 1.753 4 .438 1.753 .139 Within Groups 68.722 275 .250 Total 70.475 279

Kết quả kiểm định Levene cho thấy Sig = 0.774 (>0.05) nên đủ điều kiện để phân tích Anova.

Theo kết quả Anova cho thấy Sig = 0.139(>0.05), do đó kết luận chưa đủ

cơ sở để loại bỏ giả thuyết H0 ở độ tin cậy 95%, có nghĩa là có không có sự

TÓM TẮT CHƯƠNG 4

Chương 4 trình bày kết quả kiểm định thang đo thông qua đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA, kiểm định sự phù hợp của mô hình cũng các giả thuyết đi kèm về việc đánh giá các thành phần theo các thuộc tính của đối tượng nghiên cứu. Phần mềm SPSS 16.0

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thẻ TDQT của ngân hàng tiên phong tại đà nẵng (Trang 101)