Phân tích hồi quy:

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thẻ TDQT của ngân hàng tiên phong tại đà nẵng (Trang 102 - 105)

7. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu

4.3.2. Phân tích hồi quy:

Phân tích hồi quy được tiến hành với 6 biến độc lập là: Thái độ với hành vi sử dụng thẻ (TD), Chuẩn chủ quan (CCQ), Nhận thức hành vi kiểm soát sử dụng thẻ(NT), Chi phí sử dụng thẻ (CP), Khả năng đáp ứng hệ thống của ngân hàng (HT), Chính sách marketing của ngân hàng (CS) và một biến phụ thuộc là ý định sử dụng (YD). Xây dựng mô hình hồi quy nhằm chỉ rõ mối quan hệ giữa các biến độc lập đến bijến phụ thuốc.

- Hồi quy cho Biến “Ý định sử dụng - YD” với 6 biến độc lập (TD,CCQ, NT, CP, HT, CS) bằng phương pháp Enter.

- Phương trình hồi quy tuyến tính đa biến có dạng như sau:

YD = β0 + β1*TD + β2*CCQ + β3*NT +β4*CP+ β5*HT+ β6*CS + ε

Bảng 4.6 : Tóm tắt mô hình hồi quy:

Mô hình R R2 R2 hiệu chỉnh Ước lượng độ lệch chuẩn

1 .723a .523 .512 .35097

Như vậy, mô hình nghiên cứu có R2 hiệu chỉnh là 0.512, nghĩa là 51,2% sự biến thiên của ý định sử dụng (YD) được giải thích bởi sự biến thiên của các thành phần như: Thái độ với hành vi sử dụng thẻ (TD), Chuẩn chủ quan (CCQ), Nhận thức hành vi kiểm soát sử dụng thẻ (NT), Chi phí sử dụng thẻ (CP), Khả năng đáp ứng hệ thuộc của ngân hàng (HT), Chính sách marketing của ngân hàng (CS)

Bảng 4.7. Kiểm định độ phù hợp của mô hình

ANOVAa

Mô hình Tổng bình phương Df bình phương Trung bình F Sig.

Hồi quy 36.846 6 6.141 49.854 .000b

Phân dư 33.628 273 .123

Tổng 70.475 279

Giả thuyết H0: β1= β2= β3= β4= β5= β6= 0 (tất cả hệ số hồi quy riêng

đều bằng 0).

Giá trị sig(F)=0,000 < 0,05, Giả thuyết H0 bị bác bỏ. Điều đó có nghĩa

là sự kết hợp của các biến độc lập hiện có trong mô hình có thể giải thích được sự biến thiên của biến phụ thuộc. Mô hình hồi quy tuyến tính đã xây dựng phù hợp với tập dữ liệu hiện có.

Bảng 4.8. Kết quả phân tích hồi quy

Coefficientsa Mô hình Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa Hệ số hồi quy chuẩn hóa T Sig.

Đo lường đa cộng tuyến B Độ lệch chuẩn Beta Độ chấp nhận VIF (Constant) .847 .227 3.730 .000 Thái độ .278 .044 .287 6.363 .000 .860 1.163 Chuẩn chủ quan .162 .042 .183 3.843 .000 .770 1.299 Nhận thức .210 .046 .229 4.558 .000 .691 1.447 Chi phí sử dụng thẻ -.192 .033 -.252 -5.922 .000 .968 1.034 Khả năng đáp ứng hệ thống của ngân hàng .031 .045 .033 .693 .489 .754 1.327 CS Marketing .258 .046 .285 5.634 .000 .684 1.461

Kiểm tra đa cộng tuyến: Các giá trị hệ số phóng đại phương sai VIP thấp

(< 10): Điều này cho thấy các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu không

có quan hệ chặt chẽ với nhau nên không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến. Do đó, mối quan hệ giữa các biến độc lập không ảnh hưởng đến kết quả giải thích của mô hình hồi quy.

Tiếp tục kiểm tra việc có hay không sự vi phạm các giả định trong mô hình hồi quy bội về hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu. Ta có các kết quả sau: Sử dụng kiểm định t đối với các hệ số hồi quy riêng phần βi. Với kết quả phân tích như trên, ta thấy rằng biến Khả năng đáp ứng hệ thống của Ngân hàng bị loại ra khỏi mô hình, vì Sig (β5) của biến HT=0.489 > 0.05. Tất cả các giá trị Sig tương ứng với các biến TD (Thái độ đối với hành vi sử dụng thẻ ), CCQ (Chuẩn chủ quan), nhận thức về kiểm soát hành vi sử dụng thẻ (NT), CP (Chi phí sử dụng thẻ), CS (Chính sách marketing của Ngân hàng) đều < 0.05 nên các biến này có ý nghĩa về mặt thống kế với mức ý nghĩa 5%.

Phương trình hồi quy tuyến tính bội về các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thẻ TDQT TPBank được thể hiện như sau:

YD = 0,847 + 0.287*TD + 0.183*CCQ + 0.229*NT -0.252 *CP + 0.285CS Dựa vào kết quả hồi quy ở trên, tác giả kết luận có 5 nhân tố tác động đến ý định sử dụng thẻ TDQT TPBank: Thái độ với hành vi sử dụng thẻ (TD), Chuẩn chủ quan (CCQ), Nhận thức về kiểm soát hành vi sử dụng thẻ (NT), Chi phí sử dụng thẻ (CP), Chính sách marketing của ngân hàng (CS). Thứ tự tầm quan trọng của từng yếu tố phụ thuộc vào giá trị tuyệt đối của hệ số Beta. Nhân tố nào có trị tuyệt đối của hệ số Beta càng lớn thì ảnh hưởng càng quan trọng đến biến phụ thuộc. Trong các nhân tố trên, nhân tố thái độ đối với hành vi sử dụng với hệ số hồi quy là 0,287 là có tác động lớn nhất, nhân tố chuẩn chủ quan với hệ số hồi quy là 0,183 có tác động nhỏ nhất.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thẻ TDQT của ngân hàng tiên phong tại đà nẵng (Trang 102 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)