Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sở hữu

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thẻ TDQT của ngân hàng tiên phong tại đà nẵng (Trang 44 - 46)

7. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu

1.3.3. Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sở hữu

Năm 2007 Okan Veli Safakli đã thực hiện một cuộc nghiên cứu nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu sở hữu và sử dụng thẻ tín dụng của các cư dân ở phía Bắc Ship. Bài viết lấy mẫu thuận tiện đối với những người sở hữu và sử dụng thẻ tín dụng đi qua đường phố chính của thủ đô Nicosia trong thời gian từ tháng 7 đến tháng 8 năm 2007 thu được tổng cộng 469 bảng trả lời hợp lệ. Các câu hỏi sử dụng trong nghiên cứu này bao gồm 2 phần. Phần A chứa các thông tin nhân khẩu học của người trả lời như: giới tính, tuổi tác, tình trạng hôn nhân, trình độ, nghề nghiệp, thu nhập. Phần B sử dụng thang đo Likert 5 mức từ hoàn toàn không hiệu quả (1) đến hoàn toàn hiệu quả (5) để đánh giá ảnh hưởng của từng yếu tố đến việc lựa chọn sở hữu và sử dụng thẻ tín dụng. Kết quả nghiên cứu đưa ra 5 nhân tố được cho là có khả năng ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng ở Bắc Síp lần lượt là: (1) Khả năng đáp ứng nhu cầu trong trường hợp không đủ thu nhập, (2) Sự tiện lợi trong việc không dùng tiền mặt, (3) Xã hội hóa và hiện đại hóa, (4) Sự tiện lợi và an toàn khi không mang theo tiền mặt,(5) Mua sắm qua điện thoại và Internet. Trong đó nhân tố (2) Sự tiện lợi trong việc không dùng tiền mặt, (4) Sự tiện lợi và an toàn khi không mang theo tiền mặt là có ảnh hưởng đáng kể nhất đến quyết định sở hữu và sử dụng thẻ tín dụng ở Bắc Síp. Nghiên cứu cũng chỉ ra sự tác động một số biến nhân khẩu học như: giới tính, giáo dục, thu nhập, độ tuổi trong mô hình.

Hình 1.7: Mô hình nghiên cứu của Okan Veli Safakli (2007)

Hệ số Cronbach Alpha tổng thể của các nhân tố này là 0.802 và hệ số Cronbach Alpha riêng của chúng cũng xấp xỉ 0.7 nên các nhân tố này được xem là phù hợp vì mức chấp nhận được đối với hệ số này là 0.7. Tuy nhiên nếu xét về giá trị trung bình thì chỉ có nhân tố 2 và nhân tố 4 là có giá trị trung bình lớn hơn 3 và có giá trị sig < 0.05 (ở mức ý nghĩa 95%) vì vậy kết luận rằng chỉ có nhân tố 2 và nhân tố 4 là thật sự có ảnh hưởng đáng kể đến quyết định sở hữu và sử dụng thẻ tín dụng ở Bắc Síp và nhân tố 2 có ảnh hưởng nhiều hơn nhân tố 4 .

Bảng1.2: Kiểm định giá trị trung bình trong nghiên cứu của Okan

Nhân tố Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn

Sig. (2-phía) , Giá trị kiểm tra =3

(p) Xếp hạng Nhân tố 1 2.6073 0.84693 (.000) Nhân tố 2 4.0794 0.7198 (.000) 1 Nhân tố 3 2.6986 0.98982 (.000) Nhân tố 4 3.5686 0.94399 (.000) 2 Nhân tố 5 2.5629 1.02312 (.000)

Khả năng đáp ứng nhu cầu trong trường hợp không đủ thu nhập Sự thuận tiện

Xã hội hóa và hiện đại hóa

Sự dễ dàng, an toàn

Mua sắm qua điện thoại và Internet

Quyết định sử dụng thẻ tín dụng

Các biến nhân khẩu học: giới tính, tuổi tác, tình trạng hôn nhân, trình độ, nghề nghiệp, thu nhập

Kết quả nghiên cứu đưa ra đặc điểm nhân khẩu học có ảnh hưởng đáng kể đến việc sử dụng thẻ tín dụng là giới tính, trình độ học vấn, thu nhập, độ tuổi, tôn giáo. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu lại cho thấy chiến lược tiếp thị dựa theo các đặc điểm nhân khẩu học không phải là một chiến lược tiếp thị khả thi. Hai nhân tố cũng tác động đến việc sở hữu và sử dụng thẻ tín dụng là (2) Sự thuận tiện và (4) Sự dễ dàng, an toàn.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thẻ TDQT của ngân hàng tiên phong tại đà nẵng (Trang 44 - 46)