Mô hình nghiên cứ uÝ định sử dụng thẻ tín dụng Hồi Giáo của

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thẻ TDQT của ngân hàng tiên phong tại đà nẵng (Trang 39 - 44)

7. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu

1.3.1. Mô hình nghiên cứ uÝ định sử dụng thẻ tín dụng Hồi Giáo của

Mục tiêu của nghiên cứu: thẻ tín dụng Hồi giáo là sản phẩm được cung cấp bởi các ngân hàng Hồi giáo. Do tầm quan trọng của thẻ tín dụng đối với

các ngân hàng Hồi giáo, nghiên cứu này với mục đích là xác định các nhân tố quyết định đến ý định sử dụng thẻ tín dụng Hồi giáo của khách hàng tại các

ngân hàng Malaysia.

Dựa vào thuyết hành động hợp lý (mô hìnhTRA) nghiên cứu đề xuất mô hình mở rộng bao gồm các yếu tố: thái độ, chuẩn chủ quan và nhận thức về chi phí tài chính.

Mô hình được đưa ra như sau:

Hình1.5: Mô hình nghiên cứu của Hanudin Amin ( 2011)

Các giả thuyết của mô hình:

H1: Thái độ sẽ có một tác động tích cực đến ý định sử dụng thẻ tín dụng Hồi Giáo

H2: Chuẩn chủ quan sẽ có một tác động tích cực đến ý định sử dụng thẻ tín dụng Hồi Giáo

H3: Nhận thức về chi phí tài chính sẽ có một tác động tiêu cực đến ý định sử dụng thẻ tín dụng Hồi Giáo

Nghiên cứu thực hiện với kích cỡ là 257 mẫu là những người Malaysia đã được phục vụ các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng Hồi giáo vào thời điểm trong cuộc khảo sát tiến hành.

Nghiên cứu này thực hiện phương pháp hồi quy để kiểm tra giả thuyết đề xuất. Quyết định sử dụng thẻ tín dụng Thái độ Chuẩn chủ quan Nhận thức về chi phí tài chính H1 H2 H3

Bảng1.1 : Kết quả nghiên cứu hồi quy

Standardized β t-value p-value

Thái độ 0.575 10.75 .000** Chuẩn chủ quan 0.283 5.288 .000** Nhận thức về chi phí -0.088 -2.383 .018* F-value 159.29 (.000) R square 0.654 Adjusted R square 650

R² là 0,654 cho thấy mô hình giải thích được 65,4% sự khác biệt giữa biến phụ thuộc ý định sử dụng và biến độc lập. Giá trị Fvalue bằng 159.29 với mức ý nghĩa 0.01.

Như vậy kết quả cho thấy sự thuận chiều của thái độ và chuẩn chủ quan với ý định sử dụng thẻ tín dụng. Mặt khác, chi phí tài chính có tác động tiêu cực đến ý định sử dụng thẻ tín dụng Hồi Giáo. Hay các giả thuyết H1, H2, H3 là phù hợp.

Tóm lại, kết quả cho thấy các sự phù hợp của các yếu tố cơ bản của TRA trong bối cảnh thẻ tín dụng của Hồi Giáo. Các kết quả cho thấy rằng thái độ, tiêu chuẩn chủ quan và nhận thức về chi phí tài chính ảnh hưởng đáng kể đến

ý định sử dụng thẻ tín dụng Hồi giáo. Nghiên cứu xác nhận rằng thái độ và

chuẩn chủ quan có ảnh hưởng mạnh mẽ theo hướng tích cực đến ý định sử

dụng thẻ tín dụng Hồi giáo. Trong đó, yếu tố thái độ là quan trọng nhất để giải

thích ý định sử dụng thẻ tín dụng Hồi giáo. Ngoài ra, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng khách hàng càng nhận rõ về chi phí tài chính thì khả năng thẻ tín dụng Hồi giáo được chọn sẽ thấp hơn.

1.3.2. Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng thẻ tín dụng của cộng đồng các trường đại học Pendidikan ở Indonesia (Maya Sari, 2011)

Nghiên cứu này nhằm mục đích tìm hiểu và kiểm tra các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng thẻ tín dụng trong cộng đồng các trường đại học Pendidikan ở Indonesia qua lý thuyết hành vi dự định (mô hình TPB). Sử dụng đường dẫn phân tích để giải thích những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của các yếu tố thái độ, chuẩn chủ quan và kiểm soát hành vi đến ý định sử dụng thẻ tín dụng.

Mô hình nghiên cứu:

Hình 1.6: Mô hình nghiên cứu của Maya Sari

Trong nghiên cứu này các biến độc lập bao gồm: Thái độ đối với hành vi, chuẩn chủ quan và kiểm soát hành vi, và các biến phụ thuộc là ý định và hành vi. Nghiên cứu đưa ra các khái niệm về các biến độc lập như sau:

- Thái độ đối với hành vi sử dụng thẻ: Fishbein và Ajzen (1991), định nghĩa “thái độ là cảm giác tích cực hoặc tiêu cực của cá nhân về việc thực hiện một hành vi nhất định”. Trong nghiên cứu này Maya Sari đã nêu “Thái độ đối với hành vi sử dụng thẻ: là mức độ của mỗi khách hàng đánh giá cao hay thấp hành vi sử dụng thẻ tín dụng, đó là sự cảm nhận của khách hàng về sự hữu dụng, những lợi

Thái độ đối với hành vi Chuẩn chủ quan Kiểm soát hành vi Ý định Hành vi

ích mà thẻ tín dụng mang lại và những nhận thức về những rủi ro và những hậu quả không lường phát sinh từ việc sử dụng thẻ tín dụng.”

- Chuẩn chủ quan về thẻ: “Chuẩn chủ quan là nhận thức của con người về việc phải ứng xử như thế nào cho phù hợp với yêu cầu của xã hội” theo Fishbein và Ajzen (1991)

Bhattacherjee (2000) đã nói rằng chuẩn chủ quan bao gồm hai hình thức ảnh hưởng, đó là: giữa các cá nhân và tác động bên ngoài. Ảnh hưởng giữa các cá nhân là ảnh hưởng của bạn bè, các thành viên gia đình, đồng nghiệp, người giám sát và cá nhân có kinh nghiệm. Trong khi đó các tác động bên ngoài là ảnh hưởng từ bên ngoài như các phương tiện truyền thông, ý kiến chuyên gia và thông tin phi cá nhân khác.

- Nhận thức về kiểm soát hành vi:

Fishbein và Ajzen (1991) định nghĩa “Thành phần kiểm soát hành vi phản ánh việc dễ dàng hay khó khăn khi thực hiện hành vi”. Trong nghiên cứu này liên quan việc sử dụng thẻ tín dụng, việc nhận thức thức của khách hàng sử dụng có thể đo lường bằng: mức độ tự tin để làm giao dịch thẻ, khả năng tài chính đảm bảo chi trả các hóa đơn tín dụng, những kỹ năng kỹ thuật để thực hiện việc giao dịch bằng thẻ. Kiểm soát đối với hành vi sử dụng thẻ có thể đo bằng: (1) khả năng thực hiện quyết định sử dụng thẻ tín dụng, (2) khả năng cho không sử dụng thẻ tín dụng, (3) khả năng thích ứng với việc sử dụng thẻ tín dụng đối với khả năng tài chính.

Nghiên cứu chỉ ra rằng thái độ được đánh giá tích cực đối với việc sử dụng thẻ tín dụng, trong đó cảm nhận về tính hữu ích đóng góp lớn nhất đối với sự tích cực của thái độ để sử dụng thẻ tín dụng. Hai yếu tố chuẩn chủ quan và kiểm soát hành vi có ảnh hưởng cao đến ý định sử dụng thẻ tín dụng. Kết quả kiểm tra chỉ ra người trả lời có ý định mạnh để tiếp tục sử dụng thẻ tín dụng, trong đó mong muốn được tài trợ cho các chi phí thường xuyên của

thẻ tín dụng tác động mạnh nhất đến ý định tiếp tục sử dụng. Do đó, trong dài hạn, việc sử dụng thẻ tín dụng ảnh hưởng bởi việc cung cấp những lợi ích và sẽ không gây ra vấn đề tài chính trong tương lai. Cũng theo đó, có sự ảnh hưởng tích cực và đáng kể đồng thời hoặc một phần giữa thái độ hành vi, chuẩn chủ quan và kiểm soát hành đối với ý định sử dụng thẻ tín dụng.

1.3.3. Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sở hữu và sử dụng thẻ tín dụng ở Bắc Síp (Okan Veli Safakli, 2007)

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thẻ TDQT của ngân hàng tiên phong tại đà nẵng (Trang 39 - 44)