Giữa các nhóm khách hàng khác nhau về thu nhập:

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thẻ TDQT của ngân hàng tiên phong tại đà nẵng (Trang 110)

7. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu

4.4.5. Giữa các nhóm khách hàng khác nhau về thu nhập:

Giả thuyết

H0: Không có sự khác biệt về ý định sử dụng thẻ TDQT giữa các nhóm

H1: Có sự khác biệt về ý định sử dụng thẻ TDQT giữa các nhóm thu nhập.

Bảng 4.13: Phân tích Anova về ý định sử dụng theo thu nhập:

Test of Homogeneity of Variances

YD Levene Statistic df1 df2 Sig. .448 4 275 .774 ANOVA YD Sum of Squares Df Mean Square F Sig. Between Groups 1.753 4 .438 1.753 .139 Within Groups 68.722 275 .250 Total 70.475 279

Kết quả kiểm định Levene cho thấy Sig = 0.774 (>0.05) nên đủ điều kiện để phân tích Anova.

Theo kết quả Anova cho thấy Sig = 0.139(>0.05), do đó kết luận chưa đủ

cơ sở để loại bỏ giả thuyết H0 ở độ tin cậy 95%, có nghĩa là có không có sự

TÓM TẮT CHƯƠNG 4

Chương 4 trình bày kết quả kiểm định thang đo thông qua đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA, kiểm định sự phù hợp của mô hình cũng các giả thuyết đi kèm về việc đánh giá các thành phần theo các thuộc tính của đối tượng nghiên cứu. Phần mềm SPSS 16.0 được sử dụng để phân tích bộ dữ liệu khảo sát. Từ kết quả này, mô hình nghiên cứu cùng các giả thuyết đã được hiệu chỉnh. Sau đó, sự phù hợp của mô hình nghiên cứu được kiểm định bằng phân tích hồi quy đa biến và cuối cùng là kiểm định các giả thuyết, kiểm định Anova.

CHƯƠNG 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. TÓM TẮT CÁC KẾT QUẢ CHÍNH

Kết quả nghiên cứu cho thấy có năm trong sáu nhân tố cấu thành nên ý dịnh sử dụng thẻ TDQT TPBank tại Đà Nẵng, đó là: thái độ đối với hành vi sử dụng thẻ, chuẩn chủ quan, nhận thức với kiểm soát hành vi sử dụng thẻ, chi phí, chính sách Marketing của ngân hàng. Ngoài ra từ kết quả phân tích phương trình hồi quy tuyến tính cho thấy mối tương quan giữa thái độ đối với hành vi sử dụng thẻ, chuẩn chủ quan, nhận thức với kiểm soát hành vi sử dụng thẻ, chính sách Marketing của ngân hàng với ý định sử dụng thẻ là tương quan tuyến tính thuận. Và mối tương quan giữa chi phí sử dụng thẻ và ý định sử dụng thẻ là tương quan tuyến tính ngược. Do vậy để gia tăng ý định sử dụng thẻ cần tập trung nâng cao các thành phần cấu thành nên thái độ đối với hành vi sử dụng thẻ, chuẩn chủ quan, nhận thức với kiểm soát hành vi sử dụng thẻ, chính sách Marketing của ngân hàng và đồng thời giảm bớt các thành phần cấu thành nên chi phí.

Nghiên cứu cũng đã đánh giá được sự ảnh hưởng hay không của từng nhóm khách hàng phân theo giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp và thu nhập hàng tháng đến từng nhân tố trong mô hình, để từ đó có cơ sở xem xét mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến ý định sử dụng dịch vụ thẻ TDQT TPBank giữa các nhóm khách hàng khác nhau.

5.2. HÀM Ý CHÍNH SÁCH

Từ kết quả của phân tích nhân tố, hồi quy bội tác giả đã xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thẻ TDQT TPBank. Kết quả của phân tích thống kê mô tả, phân tích phương sai giúp nhận diện được sự khác nhau trong việc đánh giá các biến số của các thang đo ở các nhóm đối tượng

khách hàng. Nhờ đó, tác giả có thể đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm nâng cao ý định quay lại của du khách.

- Về thái độ với hành vi sử dụng thẻ

Nâng cao tiện ích và giá trị gia tăng cho khách hàng sử dụng thẻ. TPBank cần tăng cường hợp tác với các đối tác chiến lược, từ đó phát hành nhiều loại thẻ TDQT đồng thương hiệu nhằm mang lại nhiều lợi ích hơn cho khách hàng. Xúc tiến mạnh mẽ các chương trình khuyến mãi, giảm giá trong suốt quá trình phát hành cũng như thanh toán qua thẻ TDQT. Đẩy mạnh công tác đầu tư, nâng cấp trang thiết bị cơ sở hạ tầng, mở rộng thêm những thiết bị mới phục vụ cho việc thanh toán qua thẻ để việc này ngày càng nhanh gọn, hiệu quả và an toàn hơn cho người sử dụng thẻ. Cung cấp tính an toàn của thẻ khi sử dụng, thiết lập hệ thống dự phòng cho dịch vụ thẻ TDQT để thay thế kịp thời khi có sự cố xảy ra.

- Về chuẩn chủ quan

Ý định sử dụng thẻ TDQT TPBank của khách hàng sẽ tăng khi mà những người xung quanh họ, đặc biệt là người thân như: Gia đình, bạn bè, đồng nghiệp hay đối tác… sử dụng hoặc ủng hộ họ sử dụng dịch vụ. Do vậy:

+ Nên có những chương trình ưu đãi đặc biệt hoặc tri ân khách hàng đối với khách hàng truyền thống nếu như họ giới thiệu thêm những khách hàng mới sử dụng dịch vụ.

+ Cần phải phát triển đa dạng các loại thẻ cho từng nhóm đối tượng khách hàng mà TPBank muốn hướng đến phục vụ và khai thác.

- Nhận thức về kiểm soát hành vi sử dụng thẻ:

TPBank nên chú trọng chiến lược xúc tiến thương mại giúp cho khách hàng có cơ hội tiếp xúc nhiều hơn với các thông tin về thẻ TDQT nhằm giúp họ có nhận thức rõ ràng, cụ thể hơn về vai trò, tác dụng của thẻ từ đó có thể mạnh dạn đăng ký mở thẻ. Đồng thời nhằm giảm thiểu gánh nặng trả nợ cho

chủ thẻ, TPBank có đưa ra nhiều hình thức thanh toán dư nợ cũng như có thể nâng cao hạn mức tín dụng cho các chủ thẻ.

- Chi phí sử dụng thẻ:

Khách hàng ít sử dụng thẻ TDQT do có nhiều chi phí liên quan khi sử dụng thẻ. Do vậy TPBank nên có những chính sách hợp lý hóa chi phí sử dụng thẻ, để đưa ra biểu phí phù hợp, giảm tải tối đa các loại phí khi mở, phí ẩn và duy trì thẻ, nhằm thu hút và giữ chân khách hàng. Ví như: miễn phí phát hành thẻ, chương trình ưu đãi miễn phí thường niên, hay phí rút tiền mặt thấp và phí trả chậm cạnh tranh so với các ngân hàng khác.

- Chính sách Marketing của Ngân hàng:

Điều đầu tiên của TPBank cần làm ngay là xây dựng hình ảnh thương hiệu mạnh: quảng bá trên các kênh đại chúng, tham gia vào các hoạt động xã hội. Nâng cao uy tín của ngân hàng trong ngành bằng cách hiện đại hóa hạ tầng công nghệ, đi đầu trong việc phát triển ngân hành kỹ thuật số,..Đây là giải pháp hàng đầu để nâng cao năng lực cạnh tranh trong nền kinh tế hội nhập ngày nay. Bên cạnh đó TPBank nên nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng nói chung và chất lượng dịch vụ thẻ nói riêng để đáp ứng các yêu cầu ngày càng đa dạng của mọi đối tượng khách hàng. Để gia tăng mở thẻ, PBank cần có nhiều chính sách ưu đãi đối với khách hàng như: miễn phí phát hành thẻ, chính sách nhận quà hoặc những điều kiện hấp dẫn khi được mở thẻ TDQT

5.3. HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO

Mô hình nghiên cứu có R2

hiệu chỉnh là 0,512, nghĩa là chỉ có 51.2% sự biến thiên của ý định sử dụng thẻ TDQT TPBank được giải thích bởi sự biến thiên của các thành phần trong mô hình đã đề xuất. Như vậy, còn 48.8% sự biến thiên của ý định sử dụng dịch vụ chưa được giải thích bởi biến thiên các thành phần; mà được giải thích bởi các nhân tố bên ngoài mô hình, đây là các

thành phần chưa được đề cập trong mô hình nghiên cứu đề xuất. Đây cũng là một hướng cho nghiên cứu tiếp theo của đề tài.

Trong giới hạn về thời gian, kinh phí, nhân lực, công cụ hỗ trợ,… nghiên cứu thực hiện lấy mẫu theo phương pháp thuận tiện nên tính đại diện của mẫu trong tổng thể chưa cao. Mặc khác kích thước mẫu chưa thật sự lớn, nên những đánh giá chủ quan của nhóm đối tượng khảo sát có thể làm lệch kết quả nghiên cứu. Do đó, nghiên cứu tiếp theo có thể thực hiện với kích thước mẫu lớn hơn, chọn mẫu theo xác suất và có phân lớp đối tượng để tăng tính khái quát của nghiên cứu.

Nghiên cứu chỉ dừng lại ở việc khảo sát các yếu tố tác động đến ý định sử dụng thẻ TDQT mà chưa đề cập tới hành vi sử dụng thật sự. Vì vậy, cũng cần xem xét đến mối quan hệ giữa hành vi dự định và hành vi sử dụng thật sự.

KẾT LUẬN

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thẻ tín dụng quốc tế TPBank của khách hàng tại Đà Nẵng là một trong những nghiên cứu tìm hiểu ý định sử dụng của đối tượng khách hàng cá nhân. Đề tài đã hoàn thành được các mục tiêu đề ra:xác định các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thẻ tín dụng quốc tế TPBank, từ đó đưa ra mô hình ngiên cứu đề xuất cho đề tài. Bên cạnh đó, thông qua các hệ số hồi quy chuẩn hóa tác gải kết luận được mức độ quan trọng của các nhân tố tham gia vào phương trình ý định sử dụng thẻ tín dụng quốc tế TPBank. Nghiên cứu cũng đã đánh giá được sự ảnh hưởng hay không của từng nhóm khách hàng phân theo giới tính, độ tuổi, tình trạng hôn nhân, nghề nghiệp và thu nhập hàng tháng đến ý định sử dụng thẻ tín dụng quốc tế TPBank giữa các nhóm khách hàng khác nhau. Đưa ra một số kiến nghị đối với tổ chức phát hành nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng theo hướng các nhóm nhân tố ảnh hưởng, đưa thẻ tín dụng quốc tế TPBank đến gần hơn với người sử dụng, đồng thời qua đó mở rộng thị phần tín dụng quốc tế TPBank tại thị trường Đà Nẵng.

Trong quá trình thực hiện, đề tài vẫn gặp một số hạn chế trong việc thu thập thông tin thứ cấp từ phía nhà cung cấp, phạm vi nghiên cứu còn nhỏ hẹp và tính đại diện cho mẫu chưa cao nên những đánh giá chủ quan của nhóm đối tượng khảo sát có thể làm lệch kết quả nghiên cứu. Các giải pháp đề xuất chỉ có ý nghĩa áp dụng trong một phạm vi nhất định cũng như còn tuỳ thuộc vào các điều kiện về chính sách và chiến lược phát triển chung của công ty.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

[1] Lê Thế Giới – Lê Thanh Huy (2006), Mô hình nghiên cứu những nhân tố

ảnh hưởng đến ý định và quyết định sử dụng thẻ ATM tại Việt Nam, đề tài nghiên cứu khoa học.

[2] Lưu Thị Mỹ Hạnh ( 2013), Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự

chấp nhận và sử dụng dịch vụ thẻ Techcombank tại thành phố Đà Nẵng”, Luận văn Thạc sỹ Quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng.

[3] Vũ Thị Nga (2012), Giải pháp mở rộng hoạt động kinh doanh thẻ TDQT

tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Đại học kinh tế TP. HCM, Tp. HCM

[4] Ngân hàng TMCP Tiên Phong, Báo cáo thường niên (2014 – 2015)

[5] Phạm Hoàng Nguyên (2013), Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử

dụng thẻ tín dụng của khách hàng tại các Ngân hàng thương mại Việt

Nam, Luận văn Thạc sỹ Tài chính – Ngân hàng, Đại Học kinh tế

Thành phố Hồ Chính Minh.

[6] Quy chế phát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng - Quyết định số 20/2007/QĐ-NHNN

[7] Bùi Quang Tiến (2013), Giải pháp phát triển thị trường thẻ Việt Nam giai

đoạn 2013 – 2014, Nghiên cứu trao đổi, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

[8] Nguyễn Đình Thọ, Nguyễn Thị Mai Trang (2007), Nghiên cứu khoa học

marketing. Ứng dụng mô hình cấu trúc tuyến tính SEM, NXB Đại học Quốc gia TPHCM.

[9] Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005), Phân Tích Dữ Liệu

Tiếng Anh

[10]Amin Hanudin ( 2012) , Explaining intention to use the Islamiccredit

card: an extension of the TRA model ;MPRA Paper No. 36957, posted 26. February;

[11] Ajzen, I. (1991), Theory of Planned Behaviour, Organizational be

Behaviour and Human decision processes, Vol 50,pp.179 – 211.

[12] Carol C. Bertaut and Michael Haliassos, 2005. “Credit cards: Facts and

Theories” Frankfurt am Main Univ., Center for Financial Studies 2006

[13] Chien, Y. and Devaney, S.A (2001), The Effects of Credit Attitude and

SocioeconomicFactors on Credit Card and Installment Debt. The Journal of Consumer Affairs, Vol.35, Issue.1, Pp.162-179.

[14] Dandan Huang and Wei Tan (2008), Estimating the Demand for Credit

Card: A Regression Discontinuity Approach;

[15] Davis F.D (1989), Perceived usefulness, perceived ease of use, and user

acceptance of information technologys. MIS Quarterly, Vol.13 No.3, p.319- 340.

[16] Durkin, T.A.,(2000),Credit Cards: Use and Consumer Attitudes 1970–

2000. Federal Reserve Bulletin, Vol.86, Iss.9, Pp.623–634.

[17] Erdem, C. (2008), Factors Affecting the Probability of Credit Card

Default and the Intention of Card Use in Turkey. International Research Journal of Finance and Economics, Iss.18, Pp.159-71.

[18] Fishbein, M., & Ajzen, I. (1975). Belief, attitude, intention, and

behavior: An introduction to theory and research. Reading, MA: Addison-Wesley, 1975, ch7

[19] Kaynak, E. and Harcar, T. (2001), Consumers Attitudes and Intentions

Towards Credit Card Usage in an Advanced Developing Country. Journal of Financial Services Marketing, Vol.6 No.1, p.24-39.

[20] Khare, A. et al (2012), Factors affecting credit card use in India. Asia Pacific Journal of Marketing and Logistics, Vol.24, Iss.2, Pp.236–256.

[21] Maya Sari (2011), Factors Affecting the Behavior of University

Community to Use Credit Card. International Research Journal of

Business Studies vol. IV no. 03(2011),pp. 217 – 228;

[22] Okan Veli Safakli(2007), Motivating factors of credit card usage and

ownership: evidencs from Northern Cyprus; Investment Management and Financial Innovations, Volume 4, Issue 4, 2007; pp. 133- 143; [23] Philip Kotler, Gary Amstrong, Jonh saunder, Veronica Wong (2001) “

Principles of marketing’’ 9nd edition by Prentice Hall Inc

[24] Philip Kotler, 2008. Marketing Management. 13th Edition. Prentice Hall.

[25] Scholnick, B. et al, 2008. The economics of credit cards, debit cards and ATMs: A survey and some new evidence. Journal of Banking & Finance, Vol.32, viii Iss.8, Pp.1468–1483.

[26] Venkatesh, V., M. Morris, G. Davis and F. Davis (2003). User

acceptance of information technology: toward a unified view. MIS Quarterly, p.425-478.

Tài liệu web:

1. http://massogroup.com/knowledge/insights/7502-new-survey-hanh-vi-

sudung-credit-card-cua-nguoi-tieu-dung-viet.html

2. http://old.voer.edu.vn/module/kinh-te/gioi-thieu-ve-the-tin-dung.html

3. https://tpb.vn/the-tin-dung-quoc-te-tpbank-visa-chuan

PHỤ LỤC 1: DÀN BÀI THẢO LUẬN TAY ĐÔI Phần giới thiệu

Chào Anh/Chị, tôi tên Nguyễn Trà Giang, là học viên cao học QTKD – Đại học Đà Nẵng. Hiện tại, tôi đang thực hiện đề tài “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thẻ TDQTTPBank tại Đà Nẵng”. Rất mong Anh/Chị dành chút thời gian để trả lời một số câu hỏi sau đây. Các ý kiến đóng góp của anh/chị là thông tin hữu ích cho nghiên cứu. Xin chân thành cám ơn anh/ chị.

Nội dung chính:

Thảo luận về các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thẻ TDQTTPBank. Như Anh/chị biết, thẻ TDQThiện nay đang được các ngân hàng đẩy mạnh phát triển và gia tăng thị phần. Bây giờ tôi xin liệt kê và đưa ra những thành phần sau đây ảnh hưởng đến ý định quay lại của du khách và kèm theo các câu hỏi.

Rất mong Anh/chị bớt chút thời gian nghiên cứu và trả lời:

1. Thang đo về thái độ đối với hành vi sử dụng thẻ

Đối với Anh/chị, thái độ đối với hành vi sử dụng thẻ có quan trọng đối với Anh/chị trong ý định sử dụng thẻ tín dụng hay không? Bây giờ tôi sẽ đưa ra những câu sau đây, xin Anh/chị cho biết mình có hiểu câu hỏi không? Vì sao? Nếu đánh giá thái độ sử dụng, Anh/chị có cần thêm gì và bớt gì không? Vì sao?

- Sử dụng thẻ TDQT TPbAnk tạo sự thuận tiên, nhanh chóng và an toàn khi thanh toán

- Thẻ TDTQ TPBank cung cấp nguồn tài chính linh hoạt trong chi tiêu như chi tiêu trước – trả tiền sau, đấp ứng nhu cầu cấp thiết khi thiếu hụt tiền mặt,..

- Sử dụng thẻ TDQT giúp tận hưởng nhiều giá trị ưu đãi cộng thêm như: các chương trình khuyến mãi, được tặng điểm cộng thưởng

- Sử dụng thẻ TDQT dụng giúp nâng cao được giá trị của bản thân. - Khác (vui lòng nêu rõ)……….

2. Thang đo Chuẩn chủ quan:

Theo anh/chị chuẩn chủ quan có ảnh hưởng đến ý định sử dụng thẻ TDQTkhông ? Bây giờ tôi sẽ đưa ra những câu sau đây, xin Anh/chị cho biết mình có hiểu câu hỏi không? Vì sao? Nếu đánh giá về chuẩn chủ quan, Anh/chị có cần thêm gì và bớt gì không? Vì sao?

- Gia đình tôi cho rằng tôi nên sử dụng thẻ TDQT TPBank

- Bạn bè, đồng nghiệp, đơn vị công tác,... ủng hộ tôi dùng thẻ TDQT TPBank

- Tôi sử dụng thẻ tín dụng TDQT TPBank vì những người xung quanh

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thẻ TDQT của ngân hàng tiên phong tại đà nẵng (Trang 110)