Mô hình nghiên cứu Các nhân tố có ảnh hưởng đến sự chấp nhận

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thẻ TDQT của ngân hàng tiên phong tại đà nẵng (Trang 46 - 48)

7. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu

1.3.4. Mô hình nghiên cứu Các nhân tố có ảnh hưởng đến sự chấp nhận

nhận và sử dụng dịch vụ thẻ TechcomBank tại thành phố Đà Nẵng (Lưu Thị Mỹ Hạnh, 2013)

Với mục tiêu nghiên cứu là hệ thống hóa những vấn đề lí luận liên quan đến phương tiện thanh toán thẻ ngân hàng và các nhân tố ảnh hưởng đến sự chấp nhận và sử dụng dịch vụ thẻ.

Mô hình nghiên cứu:

Hình 1.8: Mô hình nghiên cứu của Lưu Thị Mỹ Hạnh (2013)

Cảm nhận thích thú Nhận thức về chí phí chuyển đổi

Hiệu quả mong đợi Nỗ lực mong đợi

Ảnh hưởng xã hội

Điều kiện thuận lợi

Ý định sử

dụng Hành vi sử dụng

Giới tính Độ tuổi Kinh nghiệm

Nghiên cứu dựa vào Mô hình hợp nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ (Unified Theory of Acceptance and Use of Technology – UTAUT) xây dựng năm 2003 bởi Vis anath Venkatesh, Michael, Gordon B.Davis, và Fred D. Davis trên cơ sở điều tra thông qua bảng câu hỏi đối với người dân tại thành phố Đà Nẵng đang sử dụng dịch vụ thẻ của Techcombank, với kích thước mẫu là 280.

Mô tả các thành phần và các giả thuyết trong mô hình

- Hiệu quả mong đợi: mô tả người sử dụng nhận thấy thẻ TCB có mang lại nhiều kết quả hữu ích cho họ hay.

Giả thuyết H1: Nếu hiệu quả mong đợi về dịch vụ thẻ TCB tăng (giảm) thì ý định sử dụng dịch vụ cũng tăng (giảm) theo.

- Nỗ lực mong đợi: mô tả khách hàng cảm nhận việc dễ dàng, không phức tạp khi sử dụng dịch vụ thẻ TCB.

Giả thuyết H2: Nếu nỗ lực mong đợi về dịch vụ thẻ TCB tăng (giảm) thì ý định sử dụng dịch vụ cũng tăng (giảm) theo.

- Ảnh hưởng của xã hội: thành phần ảnh hưởng của xã hội mô tả người sử dụng dịch vụ thẻ TCB có thể bị ảnh hưởng từ các đối tượng liên quan như: cha/mẹ, anh/ chị/em, vợ/ chồng, bạn bè,..

Giả thuyết H3: Nếu ảnh hưởng xã hội của người sử dịch vụ thẻ TCB được tác động tích cực tăng (giảm) thì ý định sử dụng dịch vụ cũng tăng (giảm) theo.

- Các điều kiện thuận tiện: mô tả các điều kiện dễ dàng tiếp cận dịch vụ thẻ TCB của người dùng.

Giả thuyết H4: Nếu các điều kiện thuận tiện của người sử dịch vụ thẻ TCB tăng (giảm) thì ý định sử dụng dịch vụ cũng tăng (giảm) theo.

- Cảm nhận sự thích thú: mô tả mức độ thích thú và thú vị của người sử dụng khi họ sử dụng dịch vụ thẻ TCB.

Giả thuyết H5: Nếu mức độ cảm nhận sự thích thú của người sử dịch vụ thẻ TCB càng cao (thấp) thì ý định sử dụng dịch vụ cũng cao (thấp) theo.

- Nhận thức về chi phí chuyển đổi: phản ánh sự chấp nhận của khách hàng đối với chi phí để chuyển sang dịch vụ thẻ TCB.

Giả thuyết H6: Nếu nhận thức về chi phí chuyển đổi của người sử dịch vụ thẻ TCB càng cap (thấp) thì ý định sử dụng dịch vụ cũng cao (thấp) theo.

Nghiên cứu xác định được các nhân tố thành phần có ảnh hưởng đến sự chấp nhận và sử dụng dịch vụ thẻ TCB tại thành phố Đà Nẵng, đó là: (1) Hiệu quả mong đợi, (2) Nỗ lực mong đợi, (3) Ảnh hưởng của xã hội và nhận thức về chi phí chuyển đổi, (4) Các điều kiện thuận tiện. Nghiên cứu cũng đã đánh giá được sự ảnh hưởng hay của từng nhóm khách hàng theo giới tính, độ tuổi, kinh nghiệm, nghề nghiệp, trình độ học vấn và thu nhập hằng tháng đến từng nhân tố trong mô hình đến sự tác động của mô hình.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thẻ TDQT của ngân hàng tiên phong tại đà nẵng (Trang 46 - 48)