Các Yếu tố về nhân khẩu học

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thẻ TDQT của ngân hàng tiên phong tại đà nẵng (Trang 54)

7. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu

1.4.6.Các Yếu tố về nhân khẩu học

Là những yếu tố thuộc đặc điểm của khách hàng như: giới tính, độ tuổi, tình trạng hôn nhân, trình độ, nghề nghiệp, thu nhập. Những yếu tố này có những ảnh hưởng nhất định đến những đánh giá của khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ, từ đó dẫn đến quyết định có tiêu dùng hay không.

Trong nghiên cứu của Okan (2007) những đặc điểm nhân khẩu học có ảnh hưởng đáng kể đến việc sử dụng thẻ TDQT là giới tính, trình độ học vấn, thu nhập, độ tuổi, tôn giáo. Carol và Michael (2005) cũng nhận thấy tác động các đặc điểm nhân khẩu học: thu nhập, trình độ giáo dục, độ tuổi và có sự khác biệt của các yếu tố này trong tác động đến việc sở hữu thẻ tín dụng.

Kaynak và Harcar (2001) cho thấy không có sự khác biệt đáng kể về việc sở hữu thẻ TDQT giữa nam và nữ. Những người tiêu dùng trẻ tuổi và có thu nhập hiện tại thấp sẵng sàng chi tiêu cho hiện tại bằng cách sử dụng thẻ TDQT hơn những người lớn tuổi hơn (Chien và Devaney, 2001). Người trẻ tuổi có nhiều khả năng sử dụng thẻ TDQT hơn trong khi những người lớn tuổi thích phương thức thanh toán bằng tiền mặt hơn (Khare và cộng sự, 2012).

Những người có trình độ học vấn cao thường có khả năng sử dụng thẻ TDQT nhiều hơn bởi họ sẵn sàng trải nghiệm những sản phẩm dịch vụ mang lại cho họ nhiều tiện ích. Ở những quốc gia có trình độ dân trí cao, thẻ TDQT đã trở thành một sản phẩm được sử dụng phổ biến.

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Chương 1, giới thiệu các khái niệm, đặc điểm về thẻ tín dụng quốc tế và nêu lên những lợi ích và rủi ro khi sử dụng thẻ tín dụng quốc tế . Trong chương, tác giả đưa ra những nền tảng lý luận cho việc nghiên cứu ý định sử dụng thẻ tín dụng quốc tế: tiến trình ra quyết định mua của khách hàng, khái niệm, các mô hình lý thuyết về ý định sử dụng ( TRA, TRB, UTAUT); và các nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu trong và ngoài nước đã công bố. Từ đấy tác giả tổng hợp một các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thẻ tín dụng quốc tế.

CHƯƠNG 2

TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TIÊN PHONG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THẺ TÍN DỤNG QUỐC TẾ 2.1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TIÊN PHONG

2.1.1. Giới thiệu chung

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong là ngân hàng thương mại cổ phần được thành lập tại nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam vào ngày 5/5/2008 theo Giấy phép thành lập số 123/GP-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam. Giấy phép thành lập của Ngân hàng được điều chỉnh, sửa đổi và bổ sung theo Quyết định số 2132/QĐ-NHNN ngày 27/9/2011 của Thống đốc NHNN. Thời hạn hoạt động của ngân hàng là 99 năm kể từ ngày cấp Giấy phép thành lập số 123/GP-NHNN. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu của Ngân hàng được đăng ký lần đầu ngày 12/5/2008 và đăng ký thay đổi lần thứ 20 vào ngày 12/09/2014. Ngày 06/06/2008 Ngân hàng Tiên Phong chính thức khai trương và đi vào hoạt động. TPBank được kế thừa những thế mạnh về công nghệ hiện đại, kinh nghiệm thị trường cùng tiềm lực tài chính của các cổ đông chiến lược bao gồm: Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI, Tập đoàn Công nghệ FPT, Tổng Công ty Viễn thông MobiFone, Tổng công ty Tái bảo hiểm Việt Nam (Vinare) và Tập đoàn Tài chính SBI Ven Holding Pte. Ltd., Singapore.

- Tên giao dịch Tiếng Việt: ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong

- Tên Tiếng Anh: Tien Phong Commercial Joint Bank

- Tên viết tắt: TPBank hoặc TPB

- Hội Sở Chính: Tòa nhà TPBank, 57 Lý Thường Kiệt, Quận Hoàn

Kiếm, Hà Nội

- Vốn điều lệ: 5.550.000.000.000 đồng

Tính đến cuối năm 2015 mạng lưới của TPBank đã phủ khắp cả 3 miền với một Hội sở chính cùng với 43 chi nhánh và Phòng giao dịch, 8 Trung tâm kinh doanh, 5 trung tâm bán trực thuộc khối Bán trực tiếp, 1 Trung tâm khách hàng cao cấp, 1 trung tâm kinh doanh sản phẩm đặc biệt và 4 trung tâm khách hàng Doanh nghiệp lớn. Năm 2015 TPBank đã gia tăng được mức độ nhận diện của mình; cụ thể TPBank đã mở rộng thêm 9 chi nhánh, điểm giao dịch mới tại các tỉnh thành là trung tâm kinh tế của cả nước và vùng trọng điểm như : Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Nghệ An, Đăk Lăk….

Hoạt động chính của Ngân hàng là thực hiện các giao dịch ngân hàng bao gồm huy động; nhận tiền gửi ngắn hạn, trung hạn và dài hạn từ các tổ chức và cá nhân; cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức và cá nhân trên cơ sở tính chất và khả năng nguồn vốn của Ngân hàng; thực hiện các giao dịch ngoại tệ, các dịch vụ tài trợ thương mại quốc tế, chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác, kinh doanh vàng và các dịch vụ ngân hàng khác được NHNN Việt Nam cho phép.

TPBank luôn nỗ lực mang lại các giải pháp, sản phẩm tài chính ngân hàng hiệu quả nhất cho khách hàng dựa trên nền tảng công nghệ tiên tiến và trình độ quản lý chuyên sâu. Với những nỗ lực đó TPBank đã nhận được các phần thưởng xứng đáng:

- Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bằng khen của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

- Tháng 11/2014, TPBank vinh dự là Á quân chương trình bình chọn “Ngân hàng điện tử yêu thích tại Việt Nam - My Ebank”; trong đó, đứng vị trí số 1 về Mobile Banking, Top 5 Internet Banking.

- Tháng 6/2015 TPBank nhận hai giải thưởng do tạp chí Global Financial Market Review (GFM) trao tặng gồm: Giải thưởng ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam năm 2015.

-7/2015: TPBank nhận danh hiệu “Ngân hàng Số sáng tạo nhất Việt Nam” năm thứ 2 liên tiếp.

Với tuyên ngôn thương hiệu “Vì chúng tôi hiểu bạn”, TPBank mong

muốn lấy nền tảng của “sự thấu hiểu” khách hàng để xây dựng phong cách chất lượng dịch vụ ngân hàng hàng đầu.

 Chi nhánh TPBank Đà Nẵng:

Ngày 09/09/2009, Ngân hàng Tiên Phong đã khai trương chi nhánh tại thành phố Đà Nẵng tại số 9 đường Nguyễn Văn Linh; với tổng số lượng nhân viên là 50 người, là những người có kinh nghiệm trên thị trường tài chính ngân hàng. Năm 2013 ngân hàng chuyển về địa chỉ 155 Nguyễn Văn Linh, và tháng 8/2014 mở thêm Trung tâm bán Miền Trung trực thuộc khối bán trực tiếp của TPBank, một bộ phận hoạt động độc lập với chi nhánh TPBank Đà Nẵng được thành lập nhằm phát triển việc bán lẻ của ngân hàng tại khu vực Miền Trung.

Hoạt động chính của TPBank Đà Nẵng là thực hiện các giao dịch ngân hàng bao gồm huy động và nhận tiền gửi ngắn hạn, trung hạn và dài hạn từ các tổ chức và cá nhân; cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức và cá nhân trên cơ sở tính chất và khả năng nguồn vốn của Ngân hàng. TPBank Đà Nẵng đẩy mạnh hoạt động trong việc phát triển cơ sở khách hàng mới, hoạt động cho vay tín dụng, phát triển thị trường thẻ tín dụng; nhằm nâng cao hình ảnh và thương hiệu của ngân hàng trên thị trường Đà Nẵng.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức:

Cơ cấu tổ chức của TPBank bao gồm: Đại hội đồng cổ đông, Ban kiểm soát, Hội đồng quản trị , Ủy ban điều hành, Trung tâm kiểm toán nội bộ, Ban điều hành.

Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức TPBank

( Nguồn: Báo cáo thường niên TPBank, 2015)

2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THẺ TÍN DỤNG QUỐC TẾ 2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển thẻ TDQT tại Việt Nam 2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển thẻ TDQT tại Việt Nam

Việc sử dụng thẻ ngân hàng nói chung và thẻ TDQT nói riêng ở Việt Nam bắt đầu được triển khai vào những năm 1990 với việc Ngân hàng Nhà nước ban hành Quyết định số 74/QĐ-NH về “Thể lệ tạm thời về phát hành và sử dụng thẻ thanh toán” và Thống đốc NHNN cho phép áp dụng thí điểm tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Thẻ TDQT chính thức có mặt tại Việt

Nam từ đầu những năm 1990, nhưng chỉ thực sự thu hút được sự quan tâm của người tiêu dùng trong vài năm gần đây.

Năm 1996, chiếc thẻ TDQT đầu tiên tại Việt Nam đã được phát hành bởi Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam với thương hiệu Vietcombank Master. Khi thị trường thẻ TDQT mở rộng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam bắt đầu ban hành các văn bản pháp luật quy định cụ thể các vấn đề liên quan đến phát hành và sử dụng thẻ nói chung trong đó có thẻ TDQT.

Tháng 4/1995 có 4 ngân hàng thương mại Việt Nam được kết nạp là thành viên chính thức của Tổ chức thẻ Quốc tế MasterCard là: Ngân hàng ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB), Ngân hàng thương mại Xuất nhập khẩu (Eximbank) và Ngân hàng FirstVina Bank.

Giai đoạn đầu khi mới được phát hành, thẻ TDQT đã đạt được số lượng và doanh số thanh toán khả quan. Tuy nhiên sau đó, sự sụt giảm đầu tư nước ngoài và lượng du khách quốc tế đến Việt Nam đã làm cho việc thanh toán bằng thẻ TDQT giảm rõ rệt, nguyên nhân chủ yếu là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế trong khu vực. Tuy gặp khó khăn, nhưng các TCPHT vẫn tích cực đầu tư phát triển sản phẩm thẻ TDQT vì nhiều lợi ích mà loại thẻ này mang lại. Cho đến thời điểm hiện tại, hầu hết các ngân hàng thương mại lớn tại Việt Nam đều thực hiện các nghiệp vụ phát hành thẻ TDQT với tư cách là đại lý cho các tổ chức thẻ quốc tế như MasterCard, Visa, American Express, JCB , Diners Club.

2.2.2. Số lượng phát hành thẻ tín dụng quốc tế

Số liệu thống kê của Vụ thanh toán – NHNN (www.sbv.gov.vn) trong giai đoạn từ 2007 đến nay, số lượng thẻ TDQT phát hành năm 2007 đạt 285000 thẻ. Đến năm 2008, số lượng thẻ tăng 14.04% so với năm 2007 lên 325000 thẻ. Và con số này liên tục tăng qua các 3 năm tiếp theo đạt theo thứ

tự là 350000 thẻ, 530000 thẻ, 901000 thẻ. Đến năm 2012, con số này tăng cao với 23.97% so với năm 2011 đạt 1117000 thẻ.

Thống kê của Hội thẻ Ngân hàng Việt Nam, đến năm 2015, lượng thẻ phát hành trên toàn quốc đã đạt gần 86 triệu thẻ, tăng 30% so với cuối năm 2013. Trong đó, gần 90% là thẻ nội địa, 10% là thẻ quốc tế. Theo số liệu thống kê của Hiệp hội thẻ Việt Nam, tính đến ngày 30/6/2015, số lượng thẻ nội địa đạt gần 75 triệu thẻ, tăng 20% so cùng kỳ năm ngoái; trong khi số lượng thẻ TDQT đạt 2.65 triệu thẻ, tăng 31%.

Hình 2.2: Số lượng thẻ TDQTphát hành tại Việt Nam

(Nguồn: Vụ thanh toán - NHNN)

Đây là kết quả đạt được từ những chiến lược tiếp thị, những chính sách khuyến mãi, những chương trình hợp tác với các đối tác lớn như hệ thống siêu thị Co.opmart, Lotte Mart, BigC và các trung tâm thương mại…cùng với sự thay đổi trong phong cách phục vụ của các tổ chức phát hành thẻ cũng đã góp phần thúc đẩy sự phát triển hệ thống thẻ TDQT tại Việt Nam.

2.2.3. Số lượng các ngân hàng tham gia phát hành

Theo báo cáo của Vụ thanh toán – NHNN (www.sbv.gov.vn), số lượng các ngân hàng tham gia thanh toán thẻ không ngừng tăng lên qua các năm. Cụ thể đến năm 2006, có 20 ngân hàng tham gia thanh toán thẻ, trong đó có khoảng 10 ngân hàng là thành viên chính thức của các tổ chức thẻ quốc tế. Và theo Vụ thanh toán NHNN, con số này đã tăng lên nhanh chóng vào năm

2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 số lượng thẻ TDQT ( nghìn thẻ) 285 325 350 530 901 1117 1530 2022 2650 0 1000 2000 3000 Số lượng thẻ TDQT ( nghìn thẻ)

2013 là 52 tổ chức tham gia phát hành thẻ. Và đến nay hầu hết các ngân hàng thương mại điều tham gia trên thị trường thẻ TDQT .

2.2.4. Doanh số thanh toán thẻ tín dụng quốc tế tại Việt Nam:

Sự phát triển của thị trường thẻ TDQT tại Việt Nam không chỉ thể hiện ở số lượng ngân hàng tham gia vào thị trường này mà còn ở doanh số thanh toán thẻ cũng tăng lên nhanh chóng. Từ những năm 2007 đến nay, doanh số thanh toán thẻ TDQT ở Việt Nam tăng liên tục qua các năm được thể hiện ở bảng 2.3. Nếu vào năm 2007, con số này chỉ ở mức 178 triệu USD thì đến năm 2008 đã tăng 89.89% lên 338 triệu USD. Doanh số này liên tục tăng qua các năm và đến năm 2012 đạt 891 triệu USD.

Theo thống kê của Hiệp hội thẻ Việt Nam, tính đến ngày 30/6/2015 doanh số sử dụng thẻ ghi nợ nội địa tăng 22.5% so cùng kỳ, đạt hơn 700000 tỷ đồng, song giao dịch rút tiền vẫn còn lớn, chiếm hơn 80%. Trong khi đó, doanh số sử dụng thẻ TDQT tăng nóng đến 38%, đạt 24000 tỷ đồng.

Bảng 2. 1: Doanh số thanh toán thẻ TDQT tại Việt Nam

Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Doanh số thanh toán thẻ TDQT (triệu USD) 178 338 470 556 697 891 1170 1463 2018

(Nguồn: Vụ thanh toán - NHNNVN)

Tốc độ tăng trưởng vượt trội như vậy là do trong những năm gần đây, nhiều cuộc hội thảo quốc tế liên tiếp được tổ chức tại Việt Nam, những công trình nghiên cứu khoa học về thẻ ngân hàng cũng được triển khai, các ngân hàng cải tiến chất lượng dịch vụ thẻ, mở rộng mạng lưới các ĐVCNT, …góp phần khuyến khích hình thức thanh toán hàng hóa dịch vụ bằng thẻ. Bên cạnh đó, còn phải kể thêm một số điều kiện khách quan thuận lợi khác như nền

kinh tế Việt Nam có tốc độ tăng trưởng khá ổn định, thu nhập người dân cũng dần tăng lên, ngành du lịch ngày càng được quan tâm đầu tư và phát triển, hoạt động đầu tư nước ngoài vào Việt Nam cũng ngày càng phát triển, số người đi du học ngày càng tăng, hoạt động thương mại cũng nâng lên tầm cao mới không chỉ là những cửa hàng buôn bán nhỏ lẻ, ... đã góp phần gia tăng số lượng khách hàng sử dụng thẻ thanh toán. Và với những tiện ích vượt trội, thẻ TDQT cũng ngày càng được chấp nhận và sử dụng rộng rãi.

2.2.5. Cơ sở hạ tầng phục vụ việc sử dụng thẻ tín dụng quốc tế

Cơ sở hạ tầng phục vụ việc sử dụng thẻ TDQT cũng được quan tâm đầu tư. Cụ thể là hệ thống các ĐVCNT, máy ATM để thanh toán và rút tiền mặt cũng đã được các TCPHT trang bị và đã đạt được những kết quả lớn. Mạng lưới thanh toán thẻ tại Việt Nam đã sẵn sàng chấp nhận thanh toán các thẻ mang thương hiệu Visa, MasterCard, Amerrican Express, JCB, Dinners Club, CUP và DiscoverCard là các thương hiệu thẻ hàng đầu và phổ biến nhất thế giới hiện nay.

Hình 2.3: Số lượng máy ATM và POS

( Nguồn: Thống kê Ngân hàng Nhà nước)

2010 2011 2012 2013 2014 2015 Máy POS 54000 70000 104000 130000 172036 217470 Máy ATM 11700 13000 14269 15300 16018 16573 0 50000 100000 150000 200000 250000

Tuy nhiên, mặc dù hiện nay các ngân hàng đã trang bị hệ thống ATM rộng khắp cả nước, đã có sự liên thông giữa các ngân hàng, hệ thống máy POS được trang bị nhiều hơn tại các siêu thị, trung tâm thương mại, các cửa hàng lớn nhỏ, …nhưng thực tế là các máy ATM còn tình trạng hết tiền, máy hỏng, máy POS tại các ĐVCNT không hoạt động, nhân viên thu ngân tại các ĐVCNT chưa sử dụng máy POS thành thạo, các ĐVCNT vẫn còn tình trạng thu phí giao dịch của khách hàng. Dẫn tới thực tế là khách hàng không muốn sử dụng thẻ TDQT để thanh toán, làm mất lòng tin của khách hàng vào sản phẩm và làm ảnh hưởng không tốt đến hình ảnh của ngân hàng.

2.3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THẺ TÍN DỤNG QUỐC TẾ TPBANK TPBANK

2.3.1. Giới thiệu về thẻ tín dụng quốc tế TPBank

a. Khái niệm

Khái niệm thẻ TDQT TPBank được quy định sản phẩm thẻ TDQT dành cho khách hàng-QĐ01/SP03/CN/TD của TPBank ban hành ngày 09/03/2015,

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thẻ TDQT của ngân hàng tiên phong tại đà nẵng (Trang 54)