CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN HTXNN

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở tỉnh đăk lắk (Trang 43)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN HTXNN

1.3.1. Các yếu tố về điều kiện tự nhiên

Đối tƣợng SXKD của các HTXNN chủ yếu là những cơ thể sống nên quá trình sinh trƣởng, sự phát triển có những quy luật sinh học riêng, chỉ phù hợp với những điều kiện sinh thái nhất định và rất nhạy cảm với những thay đổi của các yếu tố đó. Bên cạnh những ảnh hƣởng đến quá trình sinh trƣởng, phát triển của cây trồng, vật nuôi, các đặc điểm về điều kiện tự nhiên ở một địa phƣơng còn ảnh hƣởng đến việc tổ chức các hoạt động SXKD của

HTXNN, thành viên HTXNN.

Nhƣ vậy, các yếu tố điều kiện tự nhiên của một địa phƣơng dù ít hay nhiều đều ảnh hƣởng đến quá trình phát triển của HTXNN ở địa phƣơng đó. Một địa phƣơng có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển nông nghiệp sẽ có những thuận lợi cơ bản cho việc hình thành, phát triển các HTXNN trên địa bàn và ngƣợc lại, một khi điều kiện tự nhiên không thuận lợi, quá trình hình thành, phát triển HTXNN ở địa bàn đó sẽ gặp nhiều khó khăn hơn.

1.3.2. Các yếu tố về điều kiện KT - XH

Dù với tƣ cách là một mô hình tổ chức kinh tế hay một đơn vị kinh tế đơn lẻ, quá trình hình thành, hoạt động và phát triển của HTXNN không thể tách rời môi trƣờng KT-XH trên địa bàn. Các yếu tố KT-XH trên địa bàn sẽ tác động trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hƣởng đến sự hình thành, hoạt động và phát triển của HTXNN ở địa bàn đó.

Thực trạng và định hƣớng quy hoạch phát triển của địa phƣơng, từ phát triển các ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ; phân bổ các nguồn lực; phát triển kết cấu hạ tầng, khoa học công nghệ... sẽ tạo ra môi trƣờng để các HTXNN hoạt động, tạo ra điều kiện để HTXNN và thành viên HTXNN tham gia vào các quan hệ thị trƣờng, tiếp cận các nguồn lực để phát triển SXKD.

Bên cạnh đó, các yếu tố về xã hội, từ “trình độ dân trí, văn hóa, truyền thống, tâm lý, tính cộng đồng, sự hiểu biết, tính năng động sáng tạo trong hoạt động SXKD”... [5, tr.98] cũng ảnh hƣởng đến sự phát triển của các HTXNN. Ở tỉnh Đắk Lắk hiện nay, trình độ dân trí, nhất là trình độ lao động nông nghiệp và dân cƣ nông thôn, còn thấp so với mặt bằng chung; tâm lý sản xuất cá thể, tiểu chủ và ấn tƣợng không tốt về HTX kiểu cũ trong dân cƣ còn khá nặng... Đó là là những rào cản tuy vô hình, nhƣng tác động lớn đến sự hình thành các nhu cầu hợp tác, HTX nên cần đƣợc giải quyết nếu muốn đẩy mạnh quá trình phát triển kinh tế hợp tác nói chung, HTXNN nói riêng.

1.3.3. Các yếu tố về quản lý nhà nƣớc đối với HTXNN

Với tƣ cách là một tổ chức kinh tế mang tính xã hội, sự phát triển HTXNN chịu ảnh hƣởng lớn bởi yếu tố quản lý nhà nƣớc. Ngoài vấn đề tạo ra khuôn khổ pháp lý cho hoạt động của HTXNN và hoạch định, triển khai các kế hoạch phát triển HTXNN của các cấp chính quyền, các cơ quan chức năng ở các địa phƣơng, các chính sách của nhà nƣớc đối với HTXNN có tác động vô cùng lớn đến sự phát triển của HTX. Sản xuất của HTXNN thƣờng có chu kỳ dài, tổ chức trên địa bàn rộng, ở vùng nông thôn nên điều kiện cơ sở hạ tầng, thông tin, thị trƣờng... thƣờng gặp khó khăn, năng lực SXKD và sức cạnh tranh của HTXNN thƣờng thấp hơn so với các loại hình tổ chức kinh tế khác. Vì vậy, các chính sách hỗ trợ của nhà nƣớc nhƣ đào tạo cán bộ, huấn luyện lao động; hỗ trợ về đất đai, tín dụng, khoa học - công nghệ, tiếp thị và mở rộng thị trƣờng; phát triển cơ sở hạ tầng... [10, tr.14-17] là rất quan trọng, song quan trọng hơn cả vẫn là việc thực thi các chính sách, bởi “mục tiêu của chính sách vừa nằm trong văn kiện, vừa nằm trong tiến trình”, mà quá trình thực thi chính sách lại chịu tác động bởi nhiều yếu tố nhƣ sự bất đồng trong nhận thức, biến dạng chính sách...” [28, tr.14-16].

1.4. KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Tóm lại, trong chƣơng này đã hệ thống hóa khá toàn diện và trọng tâm những vấn đề lý luận cơ bản về HTX nói chung, HTXNN nói riêng, trong đó nội dung phát triển HTXNN đƣợc phản ánh trên 5 khía cạnh (số lƣợng, các nguồn lực, mở rộng dịch vụ và thị trƣờng, tổ chức sản xuất, hiệu quả và kết quả SXKD của HTXNN), đồng thời cũng chỉ ra 3 nhóm nhân tố ảnh hƣởng đến sự phát triển HTXNN (điều kiện tự nhiên, KT-XH và yếu tố quản lý của nhà nƣớc đối với HTXNN).

Những cơ sở lý luận này sẽ là nền tảng để luận văn thực hiện việc phân tích thực trạng phát triển HTXNN ở tỉnh Đắk Lắk thời gian qua.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HTXNN Ở TỈNH ĐẮK LẮK

2.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA TỈNH ĐẮK LẮK ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN HTXNN

2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên

a. Vị trí địa lý

Đắk Lắk nằm ở miền trung Việt Nam, tọa độ địa lý từ 12009’ đến 13025’ vĩ độ bắc; 107029’ đến 109059’ kinh độ đông; phía Bắc giáp tỉnh Gia Lai; phía Nam giáp tỉnh Lâm Đồng; phía Đông giáp tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa; phía Tây Nam giáp tỉnh Đắk Nông và phía Tây giáp với Cămpuchia.

b. Địa hình

Địa hình của tỉnh Đắk Lắk có hƣớng thấp dần từ Đông Nam sang Tây Bắc, với sự đa dạng về các loại địa hình, trong đó núi cao phân bố ở phía Đông Nam; núi thấp và trung bình phân bố ở phía Tây Bắc; cao nguyên tƣơng đối bằng phẳng phân bố ở trung tâm tỉnh và ở phía Đông; bán bình nguyên phân bố ở phía Tây; trũng thấp chủ yếu ở phía Đông - Nam của tỉnh. Địa hình đa dạng cùng với sự khác biệt về khí hậu, thổ nhƣỡng tạo cho Đắk Lắk có nhiều vùng sinh thái khác nhau, là điều kiện để phát triển đa dạng trong sản xuất nông nghiệp.

c. Khí hậu, thời tiết

Khí hậu tỉnh Đắk Lắk mang đặc trƣng khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên, chia thành hai tiểu vùng. Vùng phía Tây Bắc có khí hậu nắng nóng, khô hanh về mùa khô; vùng phía Đông và phía Nam có khí hậu mát mẻ, ôn hoà. Thời tiết chia thành 2 mùa rõ rệt. Mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 10, tập trung trên 80% lƣợng mƣa hàng năm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lƣợng mƣa không đáng kể. Với đặc điểm đó, điều kiện khí hậu, thời tiết ở Đắk Lắk rất phù hợp để phát triển nông nghiệp, nhất là các loại cây lâu năm.

d. Nguồn nước

Về nƣớc mặt, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk có nhiều sông suối, trong đó có hai hệ thống sông chính là sông Sêrêpôk và phần thƣợng nguồn sông Ba. Các sông, suối phân bố khá đều với mật độ trung bình 0,8 km/km2

; tổng lƣợng dòng chảy trung bình hàng năm trên 12 tỷ m3

. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh hiện có khoảng 665 hồ, đập tự nhiên và nhân tạo với tổng diện tích mặt nƣớc trên 10.000 ha, tổng dung tích gần 2 tỷ m3

. Về nƣớc ngầm, trữ lƣợng ngầm trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk khá lớn, độ sâu từ 40 - 90 m, dễ khai thác.

Nhìn chung, nguồn nƣớc trên địa bàn tỉnh dồi dào, dễ khai thác là điều kiện thuận lợi để phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp.

e. Thổ nhưỡng

Thổ nhƣỡng ở Đắk Lắk rất phong phú với 8 nhóm, 23 đơn vị đất. Trong đó, nhóm đất đỏ vàng là chủ yếu với 956.218 ha, chiếm 72,8% diện tích tự nhiên; trong nhóm này có 4 loại đất có diện tích lớn và ảnh hƣởng nhiều đến sản xuất nông nghiệp là đất nâu đỏ hình thành trên đá mẹ Bazan, diện tích 290.049 ha; đất đỏ vàng trên đá sét và đá biến chất, diện tích 230.543 ha; đất vàng đỏ trên đá Granit, diện tích 249.649 ha; đất vàng nhạt trên đá cát, diện tích 156.540 ha. Các nhóm đất còn lại có tổng diện tích từng loại nhỏ, không tập trung nhƣ: Đất xám, đất mùn vàng đỏ, đất phù sa, đất xói mòn trơ sỏi đá, đất đen, đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ và đất lầy [46].

2.1.2. Đặc điểm về kinh tế

a. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Trong thời gian qua, kinh tế của tỉnh Đắk Lắk có tốc độ tăng trƣởng cao so với bình quân chung của cả nƣớc. Riêng trong 3 năm gần đây (2011-2013), tốc độ tăng trƣởng kinh tế của tỉnh có xu hƣớng chậm lại, bình quân đạt 8,4%/năm [29]. Tuy nhiên, cơ cấu kinh tế vẫn chuyển dịch tích cực theo hƣớng giảm tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng và khu vực dịch vụ.

Định hƣớng đến năm 2015, tỉnh Đắk Lắk đặt ra mục tiêu tăng trƣởng kinh tế khá cao, bình quân từ 14-15%/năm, đồng thời tiếp tục thúc đẩy cơ cấu kinh tế chuyển dịch để đến năm 2015, khu vực dịch vụ trở thành khu vực chủ đạo, song tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản vẫn chiếm 32-33% trong nền kinh tế [32].

Từ tình hình tăng trƣởng kinh tế giai đoạn vừa qua và định hƣớng phát triển kinh tế đến năm 2015 cho thấy, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản vẫn đƣợc xác định là khu vực kinh tế quan trọng của tỉnh. Đây là cơ sở, điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các HTXNN.

b. Hiện trạng và định hướng sử dụng đất đai

Hiện trạng đất đai tỉnh Đắk Lắk đƣợc sử dụng chủ yếu vào mục đích sản xuất nông, lâm nghiệp với 86,7% tổng diện tích đất toàn tỉnh, trong đó đất trồng cây hàng năm, lâu năm và chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản chiếm 41,2%; đất lâm nghiệp chiếm 45,5% tổng diện tích đất toàn tỉnh. Theo Quy hoạch sử dụng đất tỉnh Đắk Lắk, đến năm 2020, tổng diện tích đất đƣợc quy hoạch sử dụng cho nông, lâm, ngƣ nghiệp vẫn chiếm 88,4% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh [46]. Điều này cho thấy, sản xuất nông, lâm nghiệp vẫn là đối tƣợng đƣợc ƣu tiên trong quy hoạch sử dụng đất của tỉnh.

c. Tình hình phát triển kết cấu hạ tầng [31]

- Về giao thông, ngoài sân bay Buôn Ma Thuột với các tuyến bay đến thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Vinh và Thanh Hóa, Đắk Lắk có hệ thống giao thông đƣờng bộ khá phát triển. Giao thông đối ngoại có 06 tuyến Quốc lộ, tổng chiều dài 576,5 km nối với các tỉnh trong vùng Tây Nguyên, duyên hải miền trung và đến biên giới Campuchia. Giao thông nội tỉnh đã nối đến 100% trung tâm các huyện, xã. Hệ thống đƣờng xã và đƣờng nội thôn, buôn cũng khá đảm bảo, tỷ lệ nhựa hóa, bê tông hóa khá cao.

- Về thủy lợi, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk có khoảng 665 hồ, đập thủy lợi tự nhiên và nhân tạo với diện tích mặt nƣớc trên 10.000 ha, tổng dung tích trên 2 tỷ m3, đảm bảo tƣới chủ động 75% diện tích cây trồng có nhu cầu tƣới.

- Về hệ thống cấp điện, 100% các huyện, xã trên địa bàn đã có điện lƣới quốc gia; cấp điện cho 97,6% thôn, buôn; 97,4% số hộ đƣợc dùng điện; mức tiêu thụ điện bình quân đạt 497 kwh/ngƣời/năm.

- Về thông tin liên lạc, 100% số xã có hệ thống thông tin thông suốt; tỷ lệ phủ sóng phát thanh đạt 100%, phủ sóng truyền hình đạt 99%; toàn tỉnh có 16 đài phát thanh truyền hình, 100% xã có trạm truyền thanh; 100% xã có báo đọc trong ngày; 25 điểm bƣu điện văn hóa xã có kết nối internet. Tỷ lệ điện

thoại đạt 108 máy/100 dân; bình quân 7,43 thuê bao internet/100 dân, tỷ lệ ngƣời sử dụng 26% dân số.

- Về nƣớc sinh hoạt, đã có hệ thống cấp nƣớc máy cho thành phố Buôn Ma Thuột và 03 thị trấn huyện. Toàn tỉnh có 80 công trình cấp nƣớc sinh hoạt tập trung, hơn 200 ngàn giếng đào, trên 9 ngàn giếng khoan... ƣớc tính cấp nƣớc đô thị đạt định mức 80 lít/ngƣời/ngày cho 70% dân số; cấp nƣớc sinh hoạt hợp vệ sinh cho dân cƣ nông thôn đạt khoảng 77,7% dân số.

Thực trạng trên cho thấy, hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế của tỉnh Đắk Lắk đƣợc đầu tƣ khá cơ bản, là điều kiện quan trọng để đáp ứng cho hoạt động SXKD và sinh hoạt dân cƣ.

d. Tình hình kinh tế hộ, tổ hợp tác và trang trại[33], [34]

Về kinh tế hộ, toàn tỉnh có 418.757 hộ, bình quân 4,2 khẩu/hộ, thu nhập trung bình gần 6,01 triệu đồng/hộ/tháng. Trong đó, khu vực thành thị có 110.079 hộ (chiếm gần 26,3%), thu nhập trung bình hơn 7,2 triệu đồng/hộ/tháng; khu vực nông thôn có 308.608 hộ, thu nhập trung bình gần 5,6 triệu đồng/hộ/tháng.

Về tổ hợp tác, có khoảng 6.000 tổ hợp tác (91% là tổ liên kết, tiết kiệm cho vay), với trên 65.000 thành viên. Trong đó, tổ hợp tác trong nông nghiệp có 315 tổ, 4.349 thành viên. Các tổ hợp tác hình thành chủ yếu ở khu vực nông thôn với tổ chức ngày càng chặt chẽ và phong phú về hình thức hợp tác. Về trang trại, trên địa bàn tỉnh có 1.731 trang trại. Trong đó, có l.126 trang trại trồng trọt nông nghiệp, 31 trang trại lâm nghiệp, 379 trang trại chăn nuôi, 32 trang trại nuôi trồng thủy sản và 163 trang trại kinh doanh tổng hợp. Các trang trại của tỉnh quản lý 9.697 ha đất, trong đó có 2.301 ha trồng cây hàng năm, 4.938 ha trồng cây lâu năm, 1.635 ha trồng rừng, 229 ha đất dùng cho chăn nuôi và 594 ha mặt nƣớc nuôi trồng thủy sản.

trang trại của tỉnh là một trong những cơ sở quan trọng để xây dựng và phát triển các HTXNN.

2.1.3. Đặc điểm về xã hội

a. Dân số và lao động

Trong 10 năm gần đây (2001-2013), quy mô dân số của tỉnh có tốc độ tăng khoảng 2,1%/năm. Đến năm 2013, dân số trung bình toàn tỉnh có hơn 1,82 triệu ngƣời, trong đó dân cƣ đô thị 24,1%, dân cƣ nông thôn 75,9%. Lực lƣợng lao động của tỉnh khá dồi dào, đến năm 2013 có 1.077.570 ngƣời, chiếm 59% dân số, trong đó lao động ở khu vực nông thôn phần lớn trong tổng lực lƣợng lao động (chiếm gần 76,5%) [7], [8].

Trong những năm gần đây, trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lƣợng lao động cũng đƣợc cải thiện tích cực, tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng dần nhƣng chủ yếu tăng ở trình độ đào tạo ngắn hạn, công nhân kỹ thuật... lao động trình độ cao đẳng nghề, đại học chuyên nghiệp tăng không nhiều. Đến năm 2013, tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh đạt 43%, trong đó qua đào tạo nghề đạt 35% [43].

Với quy mô và phân bố dân số, lực lƣợng lao động hiện nay, nguồn cung lao động cho sản xuất nông nghiệp ở Đắk Lắk là rất dồi dào. Bên cạnh đó, chất lƣợng lao động đang đƣợc nâng lên khá nhanh cũng là điều kiện tốt để nâng cao khả năng tiếp thu và ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật, nâng cao hiệu quả SXKD của các đơn vị kinh tế trong tỉnh.

b. Tình hình giáo dục - đào tạo

Nhìn chung, giáo dục và đào tạo của tỉnh phát triển khá nhanh. Toàn tỉnh đã đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở vào năm 2009. Đào tạo chuyên nghiệp có 01 trƣờng đại học với 36 chuyên ngành, quy mô trên 14.000 sinh viên; 02 trƣờng cao đẳng quy mô đào tạo 5.200 sinh viên; 08 trƣờng trung cấp chuyên nghiệp, quy mô đào tạo 4.600 học sinh. Đào tạo nghề có 40

cơ sở, năng lực đào tạo trên 26.900 học viên. Điểm hạn chế lớn trong giáo dục đào tạo vẫn là chất lƣợng đào tạo nghề còn thấp, sinh viên ra trƣờng phần lớn chƣa đủ khả năng đáp ứng ngay các yêu cầu của đơn vị sử dụng; hầu nhƣ chƣa có liên kết giữa cơ sở đào tạo với các đơn vị có nhu cầu sử dụng lao

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở tỉnh đăk lắk (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)