Đặc điểm về kinh tế

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở tỉnh đăk lắk (Trang 48 - 51)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1.2. Đặc điểm về kinh tế

a. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Trong thời gian qua, kinh tế của tỉnh Đắk Lắk có tốc độ tăng trƣởng cao so với bình quân chung của cả nƣớc. Riêng trong 3 năm gần đây (2011-2013), tốc độ tăng trƣởng kinh tế của tỉnh có xu hƣớng chậm lại, bình quân đạt 8,4%/năm [29]. Tuy nhiên, cơ cấu kinh tế vẫn chuyển dịch tích cực theo hƣớng giảm tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng và khu vực dịch vụ.

Định hƣớng đến năm 2015, tỉnh Đắk Lắk đặt ra mục tiêu tăng trƣởng kinh tế khá cao, bình quân từ 14-15%/năm, đồng thời tiếp tục thúc đẩy cơ cấu kinh tế chuyển dịch để đến năm 2015, khu vực dịch vụ trở thành khu vực chủ đạo, song tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản vẫn chiếm 32-33% trong nền kinh tế [32].

Từ tình hình tăng trƣởng kinh tế giai đoạn vừa qua và định hƣớng phát triển kinh tế đến năm 2015 cho thấy, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản vẫn đƣợc xác định là khu vực kinh tế quan trọng của tỉnh. Đây là cơ sở, điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các HTXNN.

b. Hiện trạng và định hướng sử dụng đất đai

Hiện trạng đất đai tỉnh Đắk Lắk đƣợc sử dụng chủ yếu vào mục đích sản xuất nông, lâm nghiệp với 86,7% tổng diện tích đất toàn tỉnh, trong đó đất trồng cây hàng năm, lâu năm và chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản chiếm 41,2%; đất lâm nghiệp chiếm 45,5% tổng diện tích đất toàn tỉnh. Theo Quy hoạch sử dụng đất tỉnh Đắk Lắk, đến năm 2020, tổng diện tích đất đƣợc quy hoạch sử dụng cho nông, lâm, ngƣ nghiệp vẫn chiếm 88,4% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh [46]. Điều này cho thấy, sản xuất nông, lâm nghiệp vẫn là đối tƣợng đƣợc ƣu tiên trong quy hoạch sử dụng đất của tỉnh.

c. Tình hình phát triển kết cấu hạ tầng [31]

- Về giao thông, ngoài sân bay Buôn Ma Thuột với các tuyến bay đến thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Vinh và Thanh Hóa, Đắk Lắk có hệ thống giao thông đƣờng bộ khá phát triển. Giao thông đối ngoại có 06 tuyến Quốc lộ, tổng chiều dài 576,5 km nối với các tỉnh trong vùng Tây Nguyên, duyên hải miền trung và đến biên giới Campuchia. Giao thông nội tỉnh đã nối đến 100% trung tâm các huyện, xã. Hệ thống đƣờng xã và đƣờng nội thôn, buôn cũng khá đảm bảo, tỷ lệ nhựa hóa, bê tông hóa khá cao.

- Về thủy lợi, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk có khoảng 665 hồ, đập thủy lợi tự nhiên và nhân tạo với diện tích mặt nƣớc trên 10.000 ha, tổng dung tích trên 2 tỷ m3, đảm bảo tƣới chủ động 75% diện tích cây trồng có nhu cầu tƣới.

- Về hệ thống cấp điện, 100% các huyện, xã trên địa bàn đã có điện lƣới quốc gia; cấp điện cho 97,6% thôn, buôn; 97,4% số hộ đƣợc dùng điện; mức tiêu thụ điện bình quân đạt 497 kwh/ngƣời/năm.

- Về thông tin liên lạc, 100% số xã có hệ thống thông tin thông suốt; tỷ lệ phủ sóng phát thanh đạt 100%, phủ sóng truyền hình đạt 99%; toàn tỉnh có 16 đài phát thanh truyền hình, 100% xã có trạm truyền thanh; 100% xã có báo đọc trong ngày; 25 điểm bƣu điện văn hóa xã có kết nối internet. Tỷ lệ điện

thoại đạt 108 máy/100 dân; bình quân 7,43 thuê bao internet/100 dân, tỷ lệ ngƣời sử dụng 26% dân số.

- Về nƣớc sinh hoạt, đã có hệ thống cấp nƣớc máy cho thành phố Buôn Ma Thuột và 03 thị trấn huyện. Toàn tỉnh có 80 công trình cấp nƣớc sinh hoạt tập trung, hơn 200 ngàn giếng đào, trên 9 ngàn giếng khoan... ƣớc tính cấp nƣớc đô thị đạt định mức 80 lít/ngƣời/ngày cho 70% dân số; cấp nƣớc sinh hoạt hợp vệ sinh cho dân cƣ nông thôn đạt khoảng 77,7% dân số.

Thực trạng trên cho thấy, hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế của tỉnh Đắk Lắk đƣợc đầu tƣ khá cơ bản, là điều kiện quan trọng để đáp ứng cho hoạt động SXKD và sinh hoạt dân cƣ.

d. Tình hình kinh tế hộ, tổ hợp tác và trang trại[33], [34]

Về kinh tế hộ, toàn tỉnh có 418.757 hộ, bình quân 4,2 khẩu/hộ, thu nhập trung bình gần 6,01 triệu đồng/hộ/tháng. Trong đó, khu vực thành thị có 110.079 hộ (chiếm gần 26,3%), thu nhập trung bình hơn 7,2 triệu đồng/hộ/tháng; khu vực nông thôn có 308.608 hộ, thu nhập trung bình gần 5,6 triệu đồng/hộ/tháng.

Về tổ hợp tác, có khoảng 6.000 tổ hợp tác (91% là tổ liên kết, tiết kiệm cho vay), với trên 65.000 thành viên. Trong đó, tổ hợp tác trong nông nghiệp có 315 tổ, 4.349 thành viên. Các tổ hợp tác hình thành chủ yếu ở khu vực nông thôn với tổ chức ngày càng chặt chẽ và phong phú về hình thức hợp tác. Về trang trại, trên địa bàn tỉnh có 1.731 trang trại. Trong đó, có l.126 trang trại trồng trọt nông nghiệp, 31 trang trại lâm nghiệp, 379 trang trại chăn nuôi, 32 trang trại nuôi trồng thủy sản và 163 trang trại kinh doanh tổng hợp. Các trang trại của tỉnh quản lý 9.697 ha đất, trong đó có 2.301 ha trồng cây hàng năm, 4.938 ha trồng cây lâu năm, 1.635 ha trồng rừng, 229 ha đất dùng cho chăn nuôi và 594 ha mặt nƣớc nuôi trồng thủy sản.

trang trại của tỉnh là một trong những cơ sở quan trọng để xây dựng và phát triển các HTXNN.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở tỉnh đăk lắk (Trang 48 - 51)