Nguyên nhân làm hạn chế phát triển HTXNN ở tỉnh Đắk Lắk

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở tỉnh đăk lắk (Trang 80 - 83)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.4.3.Nguyên nhân làm hạn chế phát triển HTXNN ở tỉnh Đắk Lắk

a. Nguyên nhân khách quan

SXKD là những sinh vật sống, vốn có đặc tính không thể loại trừ là chịu tác động mạnh của các yếu tố ngoại cảnh. Thời gian qua, dƣới tác động của biến đổi khí hậu, nhiều đợt hạn hán, mƣa bão đã ảnh hƣởng xấu đến sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Đắk Lắk, qua đó ảnh hƣởng xấu đến hoạt động SXKD của các HTXNN và thành viên HTX.

- Trình độ dân trí ở khu vực nông thôn của tỉnh Đắk Lắk nói chung còn thấp, đặc biệt là ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ, nên tƣ tƣởng làm ăn cá thể, tiểu chủ còn khá nặng trong các hộ gia đình, đặc biệt là trong nông dân, cùng với những ấn tƣợng không tốt về HTX kiểu cũ, thiếu niềm tin vào mô hình HTX kiểu mới còn tồn tại trong xã hội và ngay trong một bộ phận cán bộ, thành viên HTXNN là những rào cản cho việc hình thành, phát triển các HTXNN ở một số địa bàn của tỉnh, nhất là hình thành HTXNN ở khu vực đồng bào dân tộc thiểu số.

- Trên địa bàn tỉnh đã hình thành các hình thức hợp tác giản đơn trong sản xuất nông nghiệp – các tổ hợp tác, nhƣng số lƣợng khá khiêm tốn. Bên cạnh đó, so với các khu vực khác, tác động cạnh tranh từ kinh tế thị trƣờng đến các vùng nông thôn của tỉnh chƣa nhiều, chƣa thúc đẩy mạnh mẽ nhu cầu phải hợp tác giữa các hộ nông dân đang làm ăn cá thể hoặc phát triển các tổ hợp tác đang có thành các HTXNN - một hình thức tổ chức kinh tế tập thể lớn hơn, chặt chẽ hơn.

- HTXNN hầu hết là hoạt động ở địa bàn nông thôn, xa các trung tâm đô thị, điều kiện cơ sở hạ tầng KT-XH yếu kém. Do vậy, các điều kiện phục vụ SXKD của HTXNN cũng khó khăn hơn so với các doanh nghiệp khác, nhất là trong việc vận chuyển, mua bán sản phẩm, vật tƣ và giao lƣu, hợp tác làm ăn với các đối tác.

b. Nguyên nhân chủ quan

lý, điều hành HTXNN trên địa bàn còn thấp làm hạn chế khả năng hoạch định chiến lƣợc phát triển trong dài hạn, cũng nhƣ các phƣơng án, kế hoạch SXKD trong ngắn hạn. Vì vậy, kết quả và hiệu quả hoạt động của các HTXNN cải thiện chƣa nhiều, thu nhập của thành viên, ngƣời lao động thiếu ổn định, thấp hơn so với các loại hình HTX và doanh nghiệp khác nên chƣa thuyết phục nông dân tham gia HTX.

- Hiệu quả SXKD của HTXNN còn thấp, khả năng tự tích lũy để tái đầu tƣ kém. Nhiều HTXNN hiện nay hoạt động mang tính ngắn hạn, thiếu chiến lƣợc phát triển đồng bộ, dài hạn và tính khả thi của các phƣơng án, kế hoạch SXKD cụ thể không cao, hầu hết các HTXNN trên địa bàn chỉ SXKD dựa trên những cái mình đã có mà không chú trọng đến việc xác định mình nên SXKD cái gì để đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho HTX.

- Tài sản, cơ sở vật chất thuộc sở hữu của các HTX không lớn, khó có khả năng thế chấp để vay vốn, huy động vốn phục vụ cho SXKD. Bên cạnh đó, khả năng đóng góp về vốn của các nông hộ thành viên HTXNN rất hạn chế; các liên kết giữa HTXNN với các doanh nghiệp khác chƣa nhiều... làm cho HTXNN yếu thế trong cạnh tranh trên thị trƣờng.

- HTXNN với các đặc trƣng riêng nên rất cần có sự hỗ trợ của nhà nƣớc thông qua các chính sách ƣu đãi, hỗ trợ. Tuy nhiên, việc thực thi các chính sách đối với HTXNN trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk là chƣa đầy đủ, đặc biệt là các chính sách hỗ trợ, ƣu đãi HTXNN về đất đai, tín dụng và chuyển giao ứng dụng khoa học kỹ thuật, mở rộng thị trƣờng...

- Bộ máy và nhân sự quản lý nhà nƣớc về kinh tế tập thể còn bất cập; cơ quan quản lý chung về kinh tế tập thể của tỉnh chƣa thành lập đƣợc phòng chuyên trách; biên chế làm nhiệm vụ theo dõi, tham mƣu lĩnh vực phát triển HTX còn ít và làm kiêm nhiệm, không có cán bộ kiêm nhiệm công tác này ở cấp xã; vai trò của Liên minh HTX trong phát triển HTXNN còn khá mờ nhạt.

CHƢƠNG 3

CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HTXNN Ở TỈNH ĐẮK LẮK

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở tỉnh đăk lắk (Trang 80 - 83)