Phƣơng hƣớng, mục tiêu phát triển HTX của tỉnh Đắk Lắk

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở tỉnh đăk lắk (Trang 84 - 86)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.1.2.Phƣơng hƣớng, mục tiêu phát triển HTX của tỉnh Đắk Lắk

Tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trên địa bàn, chính quyền tỉnh Đắk Lắk xác định phƣơng hƣớng và đặt ra các mục tiêu phát triển HTX đến năm 2015, định hƣớng đến năm 2020 [34] nhƣ sau:

a. Phương hướng phát triển HTX

- Đẩy mạnh việc củng cố và phát triển các loại hình kinh tế hợp tác, HTX trong các ngành, lĩnh vực kinh tế trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc, giá trị HTX và các quy định của pháp luật. Khuyến khích thành lập HTX liên kết giữa các trang trại có cùng ngành nghề và địa bàn; xây dựng mối liên kết giữa các tổ hợp tác, HTX với doanh nghiệp nhằm hỗ trợ nhau trong sản xuất, mở rộng quy mô, hạn chế rủi ro và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Tạo sự chuyển biến tích cực trong kinh tế tập thể, góp phần xây dựng nông thôn mới, xoá

đói, giảm nghèo, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của thành viên HTX và cộng đồng dân cƣ.

- Phát triển mạnh tổ hợp tác trên mọi lĩnh vực, ngành nghề, phù hợp với năng lực quản lý của các thành viên; chú ý phát triển tổ hợp tác ở vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc. Khuyến khích và tạo môi trƣờng thuận lợi để tổ hợp tác phát triển thành HTX, liên kết với HTX, tham gia các dự án và các tổ chức kinh tế khác.

- Tập trung củng cố, nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của các HTX hiện có, đảm bảo các nguyên tắc, giá trị HTX và các quy định pháp luật. Tuyên truyền, vận động phát triển các loại hình HTX trên các địa bàn, trong đó chú trọng phát triển mô hình HTX mới, HTX trong nông nghiệp, HTX ở vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số gắn với duy trì, phát triển các làng nghề truyền thống.

- Phát triển kinh tế tập thể rộng khắp trên các địa bàn, trên các lĩnh vực khác nhau, với quy mô phù hợp với năng lực điều hành quản lý và nguồn vốn của các đối tƣợng tham gia HTX, gắn việc phát triển HTX với thực hiện xây dựng nông thôn mới.

b. Mục tiêu phát triển HTX

Mục tổng quát

Nâng cao hiệu quả hoạt động của kinh tế tập thể, phát huy tinh thần hợp tác trong cộng đồng dân cƣ, trong hoạt động SXKD, tạo thêm nhiều việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của các thành viên và cộng đồng dân cƣ địa phƣơng, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Mục tiêu cụ thể

- Đến năm 2015: Nâng số lƣợng HTX toàn tỉnh lên 400 HTX; 60% HTX đạt tiêu chuẩn khá, giỏi; HTX yếu kém xuống dƣới 10%; 85-90% số

HTX SXKD ổn định và có lãi; thu nhập của thành viên tăng bình quân 15%/năm; thu hút khoảng 100 ngàn thành viên; trực tiếp và gián tiếp giải quyết việc làm cho trên 75 ngàn lao động.

- Định hướng đến năm 2020: Thu hút trên 75% số hộ nông dân trên địa bàn nông thôn tham gia kinh tế tập thể hoặc có sử dụng trực tiếp các dịch vụ của tổ hợp tác, HTX. Thu nhập bình quân thành viên HTX gấp hai lần so với năm 2015. HTX, tổ hợp tác thu hút khoảng 180 ngàn thành viên tham gia; giải quyết việc làm cho khoảng 90 ngàn lao động.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở tỉnh đăk lắk (Trang 84 - 86)