Đặc điểm điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở tỉnh đăk lắk (Trang 46 - 48)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên

a. Vị trí địa lý

Đắk Lắk nằm ở miền trung Việt Nam, tọa độ địa lý từ 12009’ đến 13025’ vĩ độ bắc; 107029’ đến 109059’ kinh độ đông; phía Bắc giáp tỉnh Gia Lai; phía Nam giáp tỉnh Lâm Đồng; phía Đông giáp tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa; phía Tây Nam giáp tỉnh Đắk Nông và phía Tây giáp với Cămpuchia.

b. Địa hình

Địa hình của tỉnh Đắk Lắk có hƣớng thấp dần từ Đông Nam sang Tây Bắc, với sự đa dạng về các loại địa hình, trong đó núi cao phân bố ở phía Đông Nam; núi thấp và trung bình phân bố ở phía Tây Bắc; cao nguyên tƣơng đối bằng phẳng phân bố ở trung tâm tỉnh và ở phía Đông; bán bình nguyên phân bố ở phía Tây; trũng thấp chủ yếu ở phía Đông - Nam của tỉnh. Địa hình đa dạng cùng với sự khác biệt về khí hậu, thổ nhƣỡng tạo cho Đắk Lắk có nhiều vùng sinh thái khác nhau, là điều kiện để phát triển đa dạng trong sản xuất nông nghiệp.

c. Khí hậu, thời tiết

Khí hậu tỉnh Đắk Lắk mang đặc trƣng khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên, chia thành hai tiểu vùng. Vùng phía Tây Bắc có khí hậu nắng nóng, khô hanh về mùa khô; vùng phía Đông và phía Nam có khí hậu mát mẻ, ôn hoà. Thời tiết chia thành 2 mùa rõ rệt. Mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 10, tập trung trên 80% lƣợng mƣa hàng năm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lƣợng mƣa không đáng kể. Với đặc điểm đó, điều kiện khí hậu, thời tiết ở Đắk Lắk rất phù hợp để phát triển nông nghiệp, nhất là các loại cây lâu năm.

d. Nguồn nước

Về nƣớc mặt, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk có nhiều sông suối, trong đó có hai hệ thống sông chính là sông Sêrêpôk và phần thƣợng nguồn sông Ba. Các sông, suối phân bố khá đều với mật độ trung bình 0,8 km/km2

; tổng lƣợng dòng chảy trung bình hàng năm trên 12 tỷ m3

. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh hiện có khoảng 665 hồ, đập tự nhiên và nhân tạo với tổng diện tích mặt nƣớc trên 10.000 ha, tổng dung tích gần 2 tỷ m3

. Về nƣớc ngầm, trữ lƣợng ngầm trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk khá lớn, độ sâu từ 40 - 90 m, dễ khai thác.

Nhìn chung, nguồn nƣớc trên địa bàn tỉnh dồi dào, dễ khai thác là điều kiện thuận lợi để phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp.

e. Thổ nhưỡng

Thổ nhƣỡng ở Đắk Lắk rất phong phú với 8 nhóm, 23 đơn vị đất. Trong đó, nhóm đất đỏ vàng là chủ yếu với 956.218 ha, chiếm 72,8% diện tích tự nhiên; trong nhóm này có 4 loại đất có diện tích lớn và ảnh hƣởng nhiều đến sản xuất nông nghiệp là đất nâu đỏ hình thành trên đá mẹ Bazan, diện tích 290.049 ha; đất đỏ vàng trên đá sét và đá biến chất, diện tích 230.543 ha; đất vàng đỏ trên đá Granit, diện tích 249.649 ha; đất vàng nhạt trên đá cát, diện tích 156.540 ha. Các nhóm đất còn lại có tổng diện tích từng loại nhỏ, không tập trung nhƣ: Đất xám, đất mùn vàng đỏ, đất phù sa, đất xói mòn trơ sỏi đá, đất đen, đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ và đất lầy [46].

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở tỉnh đăk lắk (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)