Quan điểm tiếp cận trong vấn đề phát triển HTXNN

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở tỉnh đăk lắk (Trang 83 - 84)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.1.1.Quan điểm tiếp cận trong vấn đề phát triển HTXNN

Kế thừa, tiếp thu lý luận, kinh nghiệm về phát triển HTX của các tác giả đi trƣớc và đúc kết từ quá trình nghiên cứu của bản thân, chúng tôi rút ra các quan điểm tiếp cận trong vấn đề phát triển HTXNN nhƣ sau:

- Thứ nhất, phát triển HTX nói chung, HTXNN nói riêng là xu thế phù hợp với quy luật khách quan. HTXNN với tƣ cách là một thể chế kinh tế đặc biệt, không mâu thuẫn với cơ chế thị trƣờng, mà ngƣợc lại, còn có thể bổ khuyết cho cơ chế thị trƣờng, đặc biệt là trong vai trò giúp kết hợp các tiềm năng riêng rẽ thành sức mạnh lớn hơn, giúp cho từng thành viên HTX vƣợt qua sự hạn chế của cá thể đơn lẻ để trở nên mạnh mẽ hơn trên thị trƣờng.

- Thứ hai, hợp tác trong quá trình sản xuất là quy luật khách quan, nhƣng để phát triển từ hợp tác trên quy mô nhỏ, tổ chức giản đơn nhƣ hợp tác giữa các thành viên trong gia đình, các tổ hợp tác, trang trại..., thành các hợp tác quy mô lớn, tổ chức chặt chẽ nhƣ các HTXNN là một quá trình dài. Quá trình này sẽ diễn ra nhanh hơn dƣới tác động cạnh tranh trong kinh tế thị trƣờng và các chính sách của nhà nƣớc.

- Thứ ba, nhu cầu hợp tác và sự tự nguyện hợp tác phải là xuất phát điểm và là nền tảng xuyên suốt quá trình hình thành, vận động phát triển của một HTX. Vì vậy, để phát triển và đảm bảo cho HTXNN phát triển ổn định trong cơ chế thị trƣờng, cần phải thúc đẩy, tạo lập nhu cầu hợp tác thật sự tự nguyện trong nông dân; xây dựng cho đƣợc đội ngũ nòng cốt của HTX, cán bộ quản lý, điều hành HTX, trƣớc hết là Giám đốc có năng lực, trình độ chuyên môn và tâm huyết với HTX, đồng thời phải mở rộng liên kết, hợp tác

giữa HTXNN với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác.

- Thứ tư, phát triển HTXNN không thể tách rời với quá trình phát triển toàn diện nền kinh tế, đặc biệt là phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân, phát triển khoa học công nghệ, phát triển các thị trƣờng và các liên kết giữa HTX với các doanh nghiệp trên thị trƣờng. Phát triển HTXNN ở một địa phƣơng phải bám sát phƣơng hƣớng, mục tiêu phát triển và phù hợp với đặc điểm, điều kiện KT-XH của từng địa phƣơng, đồng thời phải có các giải pháp đồng bộ để khắc phục, giải quyết những tồn tại, hạn chế trong quá trình phát triển HTXNN nói chung và từng HTXNN cụ thể.

- Thứ năm, HTXNN không chỉ có ý nghĩa kinh tế, mà còn có ý nghĩa xã hội - văn hóa sâu sắc vì là thể chế kết hợp hài hòa giữa sự tự lực của dân và sự trợ giúp của nhà nƣớc, kết hợp giữa nhà nƣớc và thị trƣờng. Do đó, chủ thể phát triển HTXNN trƣớc hết phải là các thành viên và bản thân HTXNN, đi kèm với đó phải có sự quan tâm từ phía nhà nƣớc thông qua các cơ chế, chính sách hỗ trợ đặc thù hơn so với các chủ thể, các thành phần kinh tế khác.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở tỉnh đăk lắk (Trang 83 - 84)