6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.2.2. Gia tăng các nguồn lực của HTXNN
để tạo ra sản lƣợng của một nền kinh tế, một ngành kinh tế hay một doanh nghiệp đƣợc biểu diễn qua hàm Cobb-Douglas: Y = aKαLβ. Trong đó: K là khối lƣợng vốn; L là quy mô lao động; a là hệ số năng suất các yếu tố tổng hợp TFP nhƣ công nghệ, trình độ tổ chức quản lý [2, tr. 38]. Điều đó cho thấy, các nguồn lực nhƣ vốn, lao động, công nghệ... là các yếu tố không thể thiếu cho bất kỳ một quá trình sản xuất nào, của bất kỳ một doanh nghiệp nào. Muốn gia tăng SXKD, doanh nghiệp chắc chắn phải sử dụng nhiều hơn các yếu tố nguồn lực, hay nói khác đi, sự gia tăng các yếu tố nguồn lực là biểu hiện cho thấy hoạt động SXKD của doanh nghiệp đang tăng lên.
HTXNN, với tƣ cách là một đơn vị SXKD, cũng đòi hỏi phải có các nguồn lực về vốn, lao động, đất đai, công nghệ... và sự gia tăng quy mô các nguồn lực này của HTXNN sẽ phản ánh sự tăng về quy mô SXKD của HTX.
a. Gia tăng quy mô vốn của HTXNN
Vốn của HTXNN đƣợc hình thành từ các nguồn chủ yếu là:
- Vốn góp của thành viên hình thành nên vốn điều lệ của HTX. Theo quy định pháp luật hiện nay, mức góp, hình thức và thời hạn góp vốn của mỗi thành viên HTX thực hiện theo thỏa thuận và theo quy định của điều lệ nhƣng không quá 20% vốn điều lệ của HTX. Vốn góp có thể là vốn bằng đồng tiền Việt Nam hoặc các loại tài sản khác đƣợc quy đổi ra tiền đồng Việt Nam bao gồm ngoại tệ, hiện vật, giá trị quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ và các loại giấy tờ có giá tại thời điểm góp vốn.
- Vốn tích lũy từ lợi nhuận SXKD của HTX và các khoản vốn, trợ cấp của nhà nƣớc, các tổ chức, cá nhân trong, ngoài nƣớc do các bên thỏa thuận và theo quy định của pháp luật.
- Vốn huy động thông qua vay vốn ngân hàng, huy động bằng các hình thức khác theo quy định của pháp luật hoặc huy động bổ sung vốn góp của thành viên theo quyết định của Ðại hội thành viên.
Do thành viên HTXNN đa số là hộ gia đình nông dân - là thành phần thƣờng có ít vốn; hiệu quả sản xuất nông nghiệp thƣờng thấp hơn các loại hình sản xuất khác; HTXNN là một tổ chức kinh tế mang tính xã hội, lấy mục tiêu hỗ trợ cho thành viên là chính... nên vốn của HTXNN thƣờng rất hạn chế và khả năng gia tăng quy mô vốn của HTXNN cũng rất khó khăn.
Để gia tăng vốn, các HTXNN cần phải vận động thành viên thực hiện đầy đủ cam kết góp vốn theo điều lệ; có những kế hoạch, phƣơng án SXKD chất lƣợng để có thể vay vốn, quản lý, sử dụng vốn sao cho hiệu quả, có lãi để bảo toàn và tái sản xuất; năng động mở rộng các mối quan hệ để mở rộng các nguồn tài trợ; đồng thời nhà nƣớc phải có sự hỗ trợ, ƣu đãi nhiều hơn về tín dụng và tạo cơ chế tiếp cận vốn vay dễ dàng hơn cho HTXNN.
Vốn của HTXNN có thể chia thành 2 loại:
- Vốn điều lệ (vốn chủ sở hữu): là vốn do xã viên góp vào HTX để trở thành thành viên HTX.
- Vốn hoạt động: là tổng nguồn vốn của HTXNN sử dụng để SXKD, bao gồm cả vốn điều lệ, vốn huy động và các nguồn tích lũy khác. Vốn hoạt động đƣợc phân thành hai loại, vốn cố định và vốn lƣu động.
+ Vốn cố định: là vốn biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản cố định của HTX, hay đƣợc hiểu là vốn mà HTX đã đầu tƣ mua sắm, xây dựng để hình thành các tài sản cố định nhƣ trụ sở, nhà xƣởng, chuồng trại, máy móc thiết bị, vƣờn cây lâu năm, gia súc làm sức kéo, đàn gia súc nái sinh sản...
+ Vốn lƣu động: là vốn bằng tiền ứng trƣớc để dự trữ cho sản xuất, để mua sắm vật rẻ tiền, mau hỏng và hình thành vốn lƣu thông nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất, tiêu thụ hàng hoá diễn ra một cách bình thƣờng.
Sự gia tăng quy mô vốn của HTXNN đƣợc đánh giá qua 2 chỉ tiêu: - Số lƣợng vốn tăng thêm trong năm, đƣợc tính bằng tổng số vốn cuối năm (ngày 31 tháng 12), trừ đi tổng số vốn cuối năm trƣớc.
- Tốc độ tăng bình quân hàng năm của vốn, đƣợc tính bằng công thức: TLVtbq = 1 1 n V Vn x 100 - 100 (%) - TLVtbq: Tốc độ tăng BQ của vốn. - V1: Số vốn năm gốc. - Vn: Số vốn năm thứ n.
- n: Số năm nghiên cứu.
Việc phân tích số lƣợng vốn tăng thêm và tốc độ tăng bình quân hàng năm đối với vốn điều lệ và vốn hoạt động của HTXNN, kết hợp với các yếu tố khác nhƣ số lƣợng HTXNN và thành viên HTX... trong cùng thời kỳ, không chỉ cho thấy biến động về quy mô của từng loại vốn, mà còn có thể đánh giá đƣợc tình hình và khả năng huy động vốn của HTXNN. Phân tích về cơ cấu vốn cố định và vốn lƣu động trong vốn hoạt động của HTXNN sẽ cho thấy tình hình sử dụng vốn trong hoạt động SXKD của HTXNN.
b. Gia tăng quy mô và chất lượng lao động
Lao động cũng là một trong các yếu tố cấu thành nguồn lực của HTXNN. Do vậy, gia tăng về quy mô số lƣợng lao động sẽ phản ánh sự gia tăng quy mô SXKD của HTXNN. Đây là yếu tố cần đƣợc đặc biệt chú ý vì là yếu tố duy nhất có khả năng sáng tạo để khai thác, sử dụng có hiệu quả các yếu tố nguồn lực khác. Lao động trong HTXNN có thể có nhiều tƣ cách, có thể chỉ là lao động làm công trong HTX, song có thể vừa là chủ sở hữu, vừa là lao động của HTX (quản lý, điều hành hoặc thành viên HTX nhƣng lao động trực tiếp trong HTX...). Trong đó, những ngƣời làm quản lý, điều hành, chuyên môn nghiệp vụ trong HTXNN, đặc biệt là những ngƣời giữ các chức danh chủ chốt nhƣ Chủ tịch HĐQT, Giám đốc HTX, kế toán HTX... cần đƣợc hết sức chú ý, vì quyết định lớn đến sự thành bại của HTXNN.
Để HTXNN hoạt động có hiệu quả, việc gia tăng về số lƣợng lao động là chƣa đủ, mà còn phải nâng cao trình độ của lao động trong HTXNN, đặc biệt là trình độ quản lý, điều hành các cán bộ chủ chốt của HTX. Muốn vậy,
ngoài việc lao động phải tự nâng cao trình độ và HTX phải chuẩn bị tốt nhân sự để lựa chọn những ngƣời có năng lực, tâm huyết đảm nhiệm các vị trí chủ chốt của HTX, rất cần có sự hỗ trợ của chính quyền trong việc đào tạo, huấn luyện kỹ thuật, kỹ năng, nghiệp vụ cho cán bộ, lao động của HTXNN và tạo ra các cơ chế, chính sách thu hút nhân lực chất lƣợng cao làm việc cho HTX.
- Các chỉ tiêu đánh giá gia tăng quy mô lao động của HTXNN nhƣ sau: + Số lƣợng lao động tăng thêm trong năm, đƣợc tính bằng tổng số lao động của HTX ở cuối năm (ngày 31 tháng 12), trừ đi tổng số lao động ở cuối năm trƣớc.
+ Tốc độ tăng bình quân hàng năm của lao động, tính bằng công thức:
TLLĐtbq = 1 1 n LD LDn x100-100 (%)
- TLLĐtbq: Tốc độ tăng BQ của lao động.
- LD1: Số lao động năm gốc.
- LDn: Số lao động năm thứ n.
- n: Số năm nghiên cứu.
- Gia tăng về chất lƣợng đội ngũ cán bộ quản lý, điều hành của HTX đƣợc xem xét qua các khía cạnh:
+ Trình độ học vấn của cán bộ quản lý, điều hành HTX: Đánh giá qua sự tăng, giảm giữa các năm về tỷ lệ cán bộ tốt nghiệp các bậc học phổ thông của cán bộ quản lý, điều hành HTX.
+ Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cán bộ quản lý, điều hành HTX: Đánh giá qua sự tăng, giảm giữa các năm về tỷ lệ tốt nghiệp các trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học chuyên nghiệp của cán bộ quản lý, điều hành HTX.
c. Gia tăng quy mô đất đai
Trong sản xuất hiện đại, khi khoa học công nghệ ngày càng tiến bộ và đƣợc áp dụng rộng rãi thì tính quan trọng của đất đai trong sản xuất nông nghiệp có phần giảm xuống so với trƣớc. Tuy nhiên, đất đai vẫn là tƣ liệu sản
xuất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, nhất là đối với nền sản xuất nông nghiệp còn hạn chế về trình độ thâm canh ở Việt Nam hiện nay. Do đó, sự gia tăng quy mô đất đai của HTXNN vẫn phản ánh sự phát triển của HTX, song ý nghĩa đối với từng loại mô hình HTXNN lại khác nhau.
Đối với các HTXNN chuyên ngành hoặc HTXNN SXKD, dịch vụ tổng hợp do lĩnh vực hoạt động là nuôi trồng một hay một số cây trồng, vật nuôi, nên gia tăng quy mô đất đai phản ánh rõ hơn về sự phát triển quy mô sản xuất của HTX. Đối với những HTXNN dịch vụ đơn thuần, nhu cầu diện tích sử dụng đất ít hơn, nên gia tăng về quy mô đất đai đối với loại hình này cũng không nhiều ý nghĩa để đánh giá sự phát triển của nó.
Gia tăng quy mô đất đai cho HTXNN phụ thuộc vào điều kiện đất đai và định hƣớng sử dụng đất đai của từng địa phƣơng, đồng thời phụ thuộc vào nhu cầu và khả năng quản lý, sử dụng đất của HTX. Chính quyền các địa phƣơng cần phải có quy hoạch đất đai, thực hiện đầy đủ các chính sách ƣu đãi, hỗ trợ về đất đai đối với HTXNN, đồng thời các HTXNN cũng phải xem xét nhu cầu và khả năng đầu tƣ của mình để mở rộng quy mô đất đai phù hợp, sử dụng hiệu quả nhất để tránh lãng phí vốn đầu tƣ và tài nguyên đất.
Đánh giá sự gia tăng quy mô đất đai của HTXNN đƣợc xem xét qua một số chỉ tiêu nhƣ:
+ Tổng diện tích đất tăng thêm trong năm, đƣợc tính bằng tổng diện tích đất HTX quản lý, sử dụng ở cuối năm (ngày 31 tháng 12), trừ đi tổng diện tích đất HTX quản lý, sử dụng ở cuối năm trƣớc.
+ Tỷ lệ tăng bình quân hàng năm về đất đai tính bằng công thức:
TLDTĐtbq = 1 1 n DT DTn x100-100 (%) - TLDTĐtbq: Tốc độ tăng bình quân . - DT1: Số lao động năm gốc. - DTn: Số lao động năm thứ n.
d. Phát triển khoa học - công nghệ
Khoa học công nghệ là yếu tố vô cùng quan trọng đối với quá trình phát triển mọi mặt của nền KT-XH. Đối với HTXNN, khoa học - công nghệ không chỉ tác động trên khía cạnh tạo ra các tiến bộ trong nông nghiệp, về giống mới, về quy trình sản xuất tiên tiến, về bảo quản sản phẩm..., mà còn tác động ở nhiều khía cạnh khác nhƣ cách thức quản lý, tổ chức sản xuất, phân tích thị trƣờng, tiếp thị, marketing, tạo ra các điều kiện tiếp cận thông tin... Tuy nhiên, vấn đề quan trọng hơn cả là mức độ ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ của HTXNN. Điều kiện cần cho vấn đề này là tình hình phát triển khoa học - công nghệ ở địa phƣơng, nhƣng điều kiện đủ lại nằm ở khả năng tiếp thu, ứng dụng của HTXNN, trực tiếp là cán bộ, hộ thành viên, lao động trong HTX. Với thực trạng HTXNN hiện nay, cả hai điều kiện này đều cần có sự hỗ trợ mạnh mẽ hơn từ phía các cơ quan quản lý nhà nƣớc và các đơn vị khoa học công nghệ của địa phƣơng.
Về lý thuyết kinh tế phát triển, đo lƣờng mức độ ứng dụng khoa học - công nghệ trong nền kinh tế, trong từng ngành kinh tế đƣợc tính toán dựa trên mối quan hệ giữa các yếu tố của quá trình sản xuất thông qua hàm Cobb- Douglas: Y = aKαLβ. Trong đó: K là khối lƣợng vốn; L là quy mô lao động; a là năng suất các yếu tố tổng hợp TFP nhƣ công nghệ, trình độ tổ chức quản lý...; α là hệ số co giãn từng phần của sản lƣợng Y theo vốn sản xuất với giả định L không đổi; β là hệ số co giãn từng phần của sản lƣợng Y theo lao động với giả định K không đổi. Hàm số này có thể chuyển thành dạng LnY = Lna + αLnK + βLnL hay gY = gTFP + αgK + βgL (*) để phản ánh tỷ lệ đóng góp của các yếu tố đầu vào trong tăng trƣởng sản lƣợng Y [2, tr. 48-49], trong đó: gY là mức tăng trƣởng giá trị sản lƣợng; gTFP là tỷ lệ đóng góp của các yếu tố công nghệ; gK là tỷ lệ đóng góp của vốn và gL là tỷ lệ đóng góp của lao động. Tuy nhiên, việc sử dụng công thức (*) để đo lƣờng mức độ ứng dụng
công nghệ (gTFP)của HTXNN là không thể và nếu đƣợc thì độ tin cậy cũng không cao. Vì vậy, trong luận văn này, để có cái nhìn tổng thể hơn về tình hình phát triển HTXNN ở tỉnh Đắk Lắk trên phƣơng diện phát triển khoa học - công nghệ của HTX, chúng tôi chỉ tập trung đi vào mô tả một số tiến bộ khoa học - công nghệ mà các HTXNN trên địa bàn đã ứng dụng và đã mang lại những kết quả nhất định đối với SXKD của HTX và của thành viên.