THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HTXNN Ở TỈNH ĐẮK LẮK

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở tỉnh đăk lắk (Trang 56)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HTXNN Ở TỈNH ĐẮK LẮK

2.2.1. Tình hình phát triển về số lƣợng HTXNN

a. Về số lượng HTXNN

có 100 HTXNN, chiếm gần 35,3% tổng số HTX toàn tỉnh. Từ năm 2008 đến nay, nhiều HTX yếu kém phải giải thể, song có nhiều HTX thành lập mới nên tổng số HTXNN của tỉnh tiếp tục tăng.

Bảng 2.1. Số lƣợng HTXNN tỉnh Đắk Lắk HTX/năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013 1- Tổng số HTX toàn tỉnh 283 300 320 319 326 337 2- Riêng HTXNN 100 115 127 142 151 161 - Thành lập mới 4 19 13 18 13 13 - Giải thể 8 4 1 3 4 3

Nguồn: Liên minh HTX và Chi cục PTNT tỉnh Đắk Lắk

Số liệu Bảng 2.1 cho thấy, trong 5 năm (2009-2013), có 76 HTXNN thành lập mới, đồng thời cũng có 15 HTXNN giải thể. Đến năm 2013, toàn tỉnh có 161 HTX, tăng thêm 61 HTX so với năm 2009; bình quân 5 năm 2009 – 2013 tăng hơn 9,9%/năm. Tuy nhiên, so với số lƣợng đăng ký kinh doanh của các loại hình doanh nghiệp khác thì đây là con số rất khiêm tốn (5 năm 2009-2013 có 4.012 doanh nghiệp các loại hình khác và 24.015 hộ kinh doanh đăng ký mới) [24].

Tuy HTXNN chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng số HTX toàn tỉnh, nhƣng đây cũng là loại hình có số lƣợng HTX tồn tại hình thức lớn nhất.

Bảng 2.2. Số HTXNN của tỉnh Đắk Lắk tồn tại hình thức Năm 2009 2010 2011 2012 2013 1- Tổng số HTXNN 115 127 142 151 161 2- Trong đó tồn tại hình thức 27 33 33 41 38 3- Tỷ lệ (%) so tổng số 23,5 26,0 23,2 27,2 23,6 Nguồn: Chi cục PTNT tỉnh Đắk Lắk

Số liệu Bảng 2.2 cho thấy, đến năm 2013, toàn tỉnh có 161 HTXNN thì chỉ có 123 HTX còn hoạt động, có đến 38 HTX chỉ tồn tại hình thức, chiếm 23,6% tổng số HTXNN trên địa bàn tỉnh. Việc giải thể các HTXNN còn tồn tại hình thức cho đến nay đang gặp nhiều khó khăn, vƣớng mắc, nhất là trong việc giải quyết các vấn đề về công nợ của HTX nợ xã viên, nợ ngân hàng và doanh nghiệp... Do những yếu kém, lỏng lẻo trong quản lý và hoạt động suốt một thời gian dài, nên đất đai, tài sản của các HTX thuộc diện phải giải thể hầu nhƣ không còn, công nợ khó xác định vì hồ sơ, chứng từ, sổ sách theo dõi không đầy đủ... bên cạnh đó, các cơ quan quản lý HTX còn nhiều bất cập trong việc chỉ đạo công tác giải thể các HTX tồn tại hình thức, chƣa thật sự quan tâm đúng mức đến công tác này.

Các HTXNN trong khu vực đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ đƣợc tỉnh rất quan tâm hỗ trợ và khuyến khích phát triển bằng những chính sách riêng, ƣu đãi hơn so với các HTXNN khác, nhƣng do nhiều nguyên nhân mà số lƣợng HTXNN hình thành trong khu vực đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ của tỉnh Đắk Lắk đến nay vẫn không nhiều.

Bảng 2.3. HTXNN dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Lắk Năm HTXNN HTXNN DTTS % so HTXNN 2009 115 29 25,2 2010 126 29 23,0 2011 142 37 26,1 2012 151 37 24,5 2013 161 37 23,0 Nguồn: Chi cục PTNT tỉnh Đắk Lắk

Số liệu Bảng 2.3 cho thấy: Năm 2009, ở tỉnh Đắk Lắk có 29 HTXNN đồng bào dân tộc thiểu số, chiếm 25,2% tổng số HTXNN toàn tỉnh. Đến năm 2011, có thêm 8 HTXNN đồng bào dân tộc thiểu số đƣợc thành lập, nâng tổng

số HTX thuộc đối tƣợng này lên 37 HTX, chiếm 26,1% tổng số HTXNN toàn tỉnh và từ đó đến năm 2013 không có thành lập thêm.

b. Tình hình phân bố HTXNN theo địa bàn

Bảng 2.4. Phân bố HTXNN tỉnh Đắk Lắk - Theo địa bàn

Địa bàn Số HTXNN theo năm

2009 2010 2011 2012 2013

1- Huyện Ea Kar 21 22 24 27 27

2- Huyện Krông Năng 13 16 18 21 25

3- Thành phố Buôn Ma Thuột 13 13 16 17 21

4- Huyện Krông Pắc 15 16 15 15 17

5- Huyện Cƣ M’gar 12 12 19 15 15

6- Huyện Ea H’leo 7 11 13 14 13

7- Huyện Krông Ana 7 8 9 9 10

8- Huyện Lắk 4 4 6 8 7

9- Huyện Krông Búk 5 6 6 6 6

10- Huyện Buôn Đôn 3 4 4 5 5

11- Huyện Krông Bông 4 4 3 3 4

12- Huyện M’Đắk 1 1 1 3 4 13- Huyện Cƣ Kuin 4 4 3 3 3 14- Huyện Ea Súp 1 1 0 0 2 15- Thị xã Buôn Hồ 5 5 5 5 2 Tổng số 115 127 142 151 161 Nguồn: Chi cục PTNT tỉnh Đắk Lắk

Số liệu Bảng 2.4 cho thấy: HTXNN ở tỉnh Đắk Lắk phân bố không đều, chủ yếu tập trung ở khu vực trung tâm và các khu vực ở phía bắc, đông bắc của tỉnh, trong khi đó, rất ít HTXNN hình thành và hoạt động tại địa bàn các huyện khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ của tỉnh.

Năm 2013, địa phƣơng có số lƣợng HTXNN lớn nhất là huyện Ea Kar, với 27 HTX, chiếm 16,8% tổng số HTXNN toàn tỉnh, kế đến là các địa phƣơng nhƣ huyện Krông Năng có 25 HTX, chiếm 15,5%; thành phố Buôn

Ma Thuột có 21 HTX, chiếm 13%; huyện Krông Pắc có 17 HTX, chiếm 10,3%... Ở chiều ngƣợc lại, địa bàn có ít HTXNN nhất là thị xã Buôn Hồ và huyện Ea Súp với 02 HTX ở mỗi đơn vị, chiếm 1,2% tổng số HTXNN toàn tỉnh. Trong đó, huyện Ea Súp, tuy là địa phƣơng có diện tích tự nhiên lớn nhất tỉnh, nhƣng trong nhiều năm chỉ có 01 HTXNN thành lập mới ở địa bàn này.

2.2.2. Tình hình các nguồn lực của HTXNN

a. Tình hình vốn của HTXNN

- Về vốn điều lệ: Quy mô vốn điều lệ bình quân của HTXNN trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk rất nhỏ bé và có xu hƣớng giảm trong 5 năm gần đây.

Bảng 2.5. Vốn điều lệ bình quân của HTXNN tỉnh Đắk Lắk

Vốn Điều lệ Đơn vị Năm

tính 2009 2010 2011 2012 2013 1- Bình quân/HTX Tr.đ 885 595 640 677 749 Tăng/giảm Tr.đ -289 45 37 71 2- Tỷ lệ HTX theo mức vốn % 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 < 100 triệu đồng % 31,3 27,8 24,3 22,4 24,3 Từ 100 đến 300 triệu đồng % 27,1 32,8 25,7 34,7 43,7 Từ 301 đến 500 triệu đồng % 12,5 14,8 17,6 18,4 10,7 Từ 501 đến 700 triệu đồng % 2,1 9,2 14,9 11,2 8,7 Từ 701 đến 900 triệu đồng % 16,7 8,7 10,8 8,2 7,8 Trên 900 triệu đồng % 10,4 6,7 6,8 5,1 4,9

Nguồn: Số liệu của Chi cục PTNT Đắk Lắk – Theo phân nhóm của tác giả

Số liệu Bảng 2.5 cho thấy:

+ Bình quân vốn điều lệ/HTX năm 2013 chỉ ở mức 749 triệu đồng. Trong đó, phần lớn HTX chỉ có mức vốn điều lệ bình quân dƣới 300 triệu đồng; số HTXNN có vốn điều lệ trên 900 triệu đồng rất ít.

+ Vốn điều lệ bình quân/HTX năm 2010 giảm mạnh so với năm 2009 (còn khoảng 67,3% so với năm 2009), sau đó dần tăng trở lại nhƣng đến năm 2013 vẫn không đạt mức bình quân của năm 2009. Tính chung cả giai đoạn 2009-2013, vốn điều lệ bình quân/HTX giảm bình quân 4,1%/năm.

Quy mô vốn điều lệ (vốn góp của thành viên) bình quân/HTXNN vừa nhỏ bé, vừa có xu hƣớng giảm xuống trong giai đoạn 2009-2013, một mặt có thể đƣợc giải thích do số lƣợng thành viên HTX liên tục giảm trong giai đoạn này (xem bảng 2.7) trong khi số lƣợng HTX lại tăng (xem bảng 2.1), song mặt khác cũng cho thấy, mức góp vốn của các thành viên HTXNN trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk rất thấp; nói cách khác, khả năng huy động vốn từ các thành viên của HTXNN ở Đắk Lắk là rất hạn chế. Do vậy, ngay từ khi mới thành lập, các HTXNN trên địa bàn đã rất khó khăn về vốn để triển khai đầu tƣ, thực hiện các hoạt động SXKD, dịch vụ của HTX.

- Về vốn hoạt động: Ngƣợc với xu hƣớng của vốn điều lệ, vốn hoạt động bình quân của HTXNN trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk trong 5 năm gần đây lại có xu hƣớng tăng dần về quy mô. Cơ cấu nguồn hình thành vốn hoạt động và cơ cấu sử dụng vốn hoạt động của HTXNN cũng có chuyển biến tích cực.

Phân tích từ số liệu theo dõi tình hình vốn của HTXNN 5 năm qua cho thấy vốn hoạt động bình quân của các HTXNN có sự tăng, giảm qua từng năm, nhƣng xu hƣớng chung là tăng dần, bình quân tăng 10,6%/năm.

0 500 1.000 1.500 2.000 2009 2010 2011 2012 2013 1- Vốn điều lệ bình quân 2- Vốn hoạt động bình quân

Bảng 2.6. Vốn hoạt động bình quân của HTXNN tỉnh Đắk Lắk

Vốn hoạt động Đơn vị Năm

tính 2009 2010 2011 2012 2013

1- Bình quân/HTX Tr.đ 1.154 1.221 1.820 1.294 1.724 2- Tỷ lệ so với vốn điều lệ % 130,4 205,0 284,2 191,1 230,3 3- Cơ cấu nguồn hình thành %

- Vốn góp thành viên HTX % 76,7 48,7 35,2 52,3 43,4 - Vốn vay % 19,2 45,6 58,0 41,5 48,7 - Tự tích lũy và trợ cấp khác % 4,1 5,7 6,9 6,2 7,8 4- Cơ cấu sử dụng vốn % - Vốn cố định % 40,2 61,4 52,4 52,7 52,9 - Vốn lưu động % 59,8 38,6 47,6 47,3 47,1 Nguồn: Chi cục PTNT tỉnh Đắk Lắk

Số liệu Bảng 2.6 cho thấy:

+ Quy mô vốn hoạt động bình quân/HTX luôn cao từ 1,3-2,8 lần so với vốn điều lệ bình quân/HTX ở mỗi năm. Chênh lệch này một phần đƣợc bổ sung từ nguồn tự tích lũy của HTX và tài trợ, trợ cấp khác, song phần lớn từ các nguồn vốn vay (chiếm từ 19,2% đến 58% tổng vốn hoạt động). Đây là một tín hiệu tích cực, cho thấy các HTXNN trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã từng bƣớc có sự cải thiện về chất lƣợng hoạt động, cải thiện điều kiện để đƣợc vay vốn từ các tổ chức tín dụng phục vụ cho các hoạt động SXKD của HTX.

+ Cơ cấu vốn cố định và vốn lƣu động trong vốn hoạt động đều tăng dần, song vốn cố định có tốc độ tăng bình quân nhanh hơn (18,4% so với 4,2%). Điều này cho thấy các HTXNN trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, một mặt đã có sự gia tăng quy mô hoạt động SXKD trong ngắn hạn, mặt khác cũng cho thấy việc đầu tƣ vào tài sản cố định để nâng cao năng lực sản xuất trong dài hạn cũng đƣợc các HTX quan tâm nhiều hơn.

b. Tình hình thành viên và lao động của HTXNN

- Về số lượng thành viên và lao động của HTXNN: Giai đoạn 2009– 2013, thành viên của HTXNN có xu hƣớng giảm cả về tổng số và bình quân thành viên/HTXNN; lao động của HTXNN tăng về tổng số, nhƣng lại có xu hƣớng giảm về bình quân lao động/HTX.

Bảng 2.7. Số lƣợng thành viên và lao động của HTXNN tỉnh Đắk Lắk

Chỉ tiêu Năm Tăng

2009 2010 2011 2012 2013 BQ (%) 1- Số thành viên 15.914 11.059 12.285 12.996 12.949 -0,6 BQ thành viên/HTX 138 87 87 86 80 -9,6 2- Số lao động 5.522 5.672 6.227 6.498 6.700 5,8 BQ lao động/HTX 48 45 44 43 42 -3,8 Nguồn: Chi cục PTNT tỉnh Đắk Lắk

Số liệu Bảng 2.7 cho thấy, giai đoạn 2009-2013:

- Tổng số thành viên HTXNN giảm bình quân 0,6%/năm; bình quân thành viên/HTXNN 9,6%/năm.

- Tổng số lao động trong HTXNN tăng bình quân 5,8%/năm; bình quân lao động/HTX lại giảm bình quân 3,8%/năm.

0 50 100 150 2009 2010 2011 2012 2013 BQ xã viên/HTX BQ lao động/HTX

Hình 2.3. Biểu đồ biến động thành viên, lao động của HTXNN

trên địa bàn cũng cho thấy, quá trình giải thể, chuyển đổi, đăng ký lại và củng cố HTXNN trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk theo Luật HTX năm 2003 đã có những kết quả nhất định, làm giảm số lƣợng ảo về thành viên, lao động trong HTX; giúp cho hiệu quả hoạt động của HTXNN đƣợc cải thiện nên tiếp tục thu hút và giải quyết việc làm cho một lƣợng đáng kể lao động của tỉnh. Tuy vậy, xu hƣớng giảm về bình quân thành viên và lao động/HTXNN cũng cho thấy sức thu hút của HTXNN đối với nông hộ, ngƣời lao động còn khá hạn chế.

- Về chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, điều hành HTX: Trình độ học vấn và chuyên môn của đội ngũ cán bộ quản lý, điều hành HTXNN ở tỉnh Đắk Lắk có sự cải thiện đáng kể. Bảng 2.8. Trình độ học vấn của cán bộ HTXNN tỉnh Đắk Lắk Đơn vị: % 2009 2013 Tăng, giảm - Tiểu học 12,7 0,2 -12,5 - Trung học cơ sở 32,0 20,5 -11,5 - Trung học phổ thông 55,3 79,3 24,0 Nguồn: Chi cục PTNT tỉnh Đắk Lắk

Số liệu Bảng 2.8 cho thấy: So với thời điểm năm 2009, đến năm 2013, tỷ lệ cán bộ HTXNN có học vấn trung học phổ thông tăng 24%, trong khi đó, tỷ lệ cán bộ có học vấn tiểu học giảm 12,5%, trung học cơ sở giảm 11,5%.

12,7 0,2 32,0 20,5 55,3 79,3 2009 2013 Tiểu học Trung học cơ sở Trung học phổ thông Hình 2.4. Biểu đồ trình độ học vấn cán bộ quản lý HTXNN

Bảng 2.9. Trình độ chuyên môn của cán bộ HTXNN tỉnh Đắk Lắk Đơn vị: %

2009 2013 Tăng, giảm

- Chƣa qua đào tạo 80,4 33,7 -46,7

- Sơ cấp và Trung cấp 14,2 47,8 33,6

- Cao đẳng, đại học 5,4 18,5 13,1

Nguồn: Chi cục PTNT tỉnh Đắk Lắk

Số liệu Bảng 2.9 cho thấy: So với thời điểm năm 2009, đến năm 2013, cán bộ có trình độ chuyên môn cao đẳng, đại học tăng 13,1%; cán bộ có trình độ sơ cấp, trung cấp tăng 33,6%; đồng thời, tỷ lệ cán bộ chƣa qua đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ giảm 46,7%.

80,4 33,7 14,2 47,8 5,4 18,5 2009 2013

Chưa qua đào tạo Sơ cấp, Trung cấp Cao đẳng, đại học

Hình 2.5. Biểu đồ trình độ chuyên môn cán bộ quản lý HTXNN

Sự gia tăng về chất lƣợng cán bộ quản lý, điều hành HTXNN do nhiều nguyên nhân. Một mặt, bản thân các HTXNN đã nhận thức đầy đủ hơn về vai trò của cán bộ HTX nên chủ động hơn trong việc tự đào tạo cán bộ của mình và có sự chuẩn bị tốt hơn về nhân sự cho các kỳ đại hội thành viên, lựa chọn cán bộ có năng lực, trình độ tốt để bầu các chức chủ chốt của HTX, đặc biệt là Chủ tịch HĐQT; Giám đốc; Phó giám đốc; Trƣởng Ban kiểm soát và Kế toán trƣởng. Mặt khác, các cơ quan của tỉnh nhƣ Liên minh HTX, Sở Kế hoạch và Đầu tƣ, Chi cục PTNT... đã tổ chức nhiều khóa học do kinh phí nhà nƣớc hỗ trợ để đào tạo, bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng quản lý cho cán bộ các HTX trên địa bàn.

c. Tình hình đất đai của HTXNN

Trong thời gian gần đây, quy mô đất đai do các HTXNN trên địa bàn tỉnh quản lý, sử dụng có sự gia tăng không lớn, song có sự biến động mạnh về nguồn gốc hình thành và cơ cấu đất theo nguồn gốc hình thành.

Bảng 2.10. Tình hình đất đai của HTXNN tỉnh Đắk Lắk Diện tích (1.000 m2

) Cơ cấu (%) 2009 2013 Tăng BQ (%) 2009 2013 Tổng số 23.707 30.732 9,0 100,0 100,0 - Nhà nƣớc giao, cho thuê 8.568 3.379 -26,7 36,1 11,0

- Xã viên góp 2.554 3.135 7,1 10,8 10,2

- HTX tự thuê mƣợn 9.381 22.621 34,1 39,6 73,6 - Các nguồn khác 3.204 1.598 -20,7 13,5 5,2

Nguồn: Số liệu điều tra doanh nghiệp nông thôn – Cục Thống kê Đắk Lắk

Số liệu Bảng 2.10 cho thấy:

Đến năm 2013, các HTXNN trên địa bàn Đắk Lắk quản lý, sử dụng trên 30,7 triệu m2, tăng trên 7 triệu m2 so với năm 2009, bình quân tăng 9%/năm. Do phần lớn HTXNN của tỉnh đã chuyển sang hoạt động SXKD, dịch vụ tổng hợp hoặc dịch vụ đơn thuần, nhu cầu sử dụng đất cũng giảm đi. Sự gia tăng này tuy không lớn nhƣng cũng cho thấy các HTXNN trên địa bàn tỉnh có sự mở rộng về quy mô SXKD.

Xét về nguồn gốc hình thành và cơ cấu đất theo nguồn gốc hình thành:

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở tỉnh đăk lắk (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)