6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.1.4. Tình hình thực hiện công tác quản lý nhà nƣớc và các chính sách
sách đối với HTXNN [41]
a. Tình hình thực hiện công tác quản lý nhà nước về HTX
Về quản lý nhà nƣớc, ở cấp tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tƣ đã đƣợc bổ sung nhiệm vụ quản lý chung về kinh tế tập thể theo chức năng của ngành. Sở Nông nghiệp và PTNN đã thành lập Chi cục PTNT để quản lý các HTXNN. Ở cấp huyện đã bố trí cán bộ thuộc phòng tài chính – kế hoạch để theo dõi về kinh tế tập thể.
Liên minh HTX tỉnh đã thực hiện đƣợc chức năng phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nƣớc trong việc theo dõi tình hình, xây dựng, tổ chức thực hiện các kế hoạch phát triển kinh tế tập thể, đồng thời triển khai thực hiện các chính sách của nhà nƣớc đối với HTX.
Tuy nhiên, bộ máy và nhân sự quản lý nhà nƣớc về kinh tế tập thể còn bất cập; Sở Kế hoạch và Đầu tƣ chƣa thành lập đƣợc phòng chuyên trách quản lý kinh tế tập thể mà chỉ bố trí 01 cán bộ kiêm nhiệm, ghép trong Phòng Đăng ký kinh doanh và ở cấp huyện cũng tƣơng tự; cấp xã không có cán bộ theo dõi kinh tế tập thể; phối hợp giữa các cơ quan trong công tác quản lý, hỗ trợ phát triển HTX cũng chƣa nhịp nhàng, thiếu sâu sát...
b. Tình hình thực hiện các chính sách đối với HTX
- Chính sách đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý HTX: Hàng năm, Liên minh HTX tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT
phối hợp với các Sở, ngành, các tổ chức đoàn thể và UBND cấp huyện triển khai đào tạo bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ HTX. Riêng đối với HTXNN, giai đoạn 2007-2013 tỉnh tổ chức tập huấn, bồi dƣỡng cho 1.123 cán bộ HTX (265 cán bộ Ban quản trị, 297 cán bộ Ban chủ nhiệm, 234 cán bộ Ban kiểm soát, 267 cán bộ kế toán, 60 xã viên làm công việc chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ), với tổng kinh phí trên 1.850 triệu đồng. Bên cạnh đó, tỉnh còn chọn cử một số cán bộ, thành viên HTX đƣa đi học lớp đào tạo dài hạn để sau khi tốt nghiệp quay về phục vụ lại HTX.
- Chính sách xoá nợ đọng cho HTX: Thực hiện Quyết định 146/QĐ- TTg ngày 02/10/2001 của Thủ tƣớng Chính phủ, các HTX, tập đoàn sản xuất trên địa bàn tỉnh đã đƣợc xóa hết các khoản nợ đọng từ năm 1996 trở về trƣớc đối với các khoản nhƣ: nợ các Doanh nghiệp Nhà nƣớc và nợ ngân sách nhà nƣớc về thuỷ lợi phí, thuế nông nghiệp. Tổng số nợ đã xóa gần 2,04 tỷ đồng.
- Chính sách đất đai cho HTX: Thực hiện chính sách về đất đai đối với HTX, UBND tỉnh Đắk Lắk đã chỉ đạo các ngành, địa phƣơng rà soát lại quỹ đất để xem xét giao đất cho HTX. Do nhiều nguyên nhân, công tác này đƣợc thực hiện rất hạn chế; đến nay mới có 54 HTX đƣợc nhà nƣớc giao đất, cho thuê đất với diện tích 3.378.529 m2. Trong đó, có 30 HTX đƣợc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, 24 HTX đƣợc giao đất, cho thuê đất nhƣng chƣa lập thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Chính sách ưu đãi tài chính, tín dụng đối với HTX: Quỹ Hỗ trợ phát triển HTX tỉnh Đắk Lắk đƣợc thành lập và hoạt động cho vay từ năm 2007 với lãi suất ƣu đãi giúp HTX có thêm điều kiện để đầu tƣ mở rộng SXKD. Nguồn vốn của Quỹ đƣợc ngân sách tỉnh cấp dần qua các năm, lũy kế đến năm 2013 có 5.158 triệu đồng. Do nguồn vốn có hạn, nên hạn mức cho vay tối đa chỉ khoảng 35% tổng mức đầu tƣ mỗi dự án của HTX nhƣng không quá 300 triệu đồng, thời gian vay không quá 36 tháng. Từ năm 2007 đến 2012 đã
giải ngân cho 25 lƣợt HTXNN vay với tổng vốn vay 4.330 triệu đồng.
Ngoài nguồn vay ƣu đãi từ Quỹ Hỗ trợ phát triển HTX, Nghị định số 41/2010/NĐ-CP, ngày 12/4/2010 của Chính phủ có quy định các tổ chức tín dụng đƣợc cho HTXNN vay tối đa đến 500 triệu đồng mà không cần có bảo đảm bằng tài sản, nhƣng phải nộp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có sự bảo đảm (tín chấp) của các tổ chức chính trị - xã hội ở nông thôn, và giao cho các tổ chức tín dụng quy định mức cho vay, điều kiện và thủ tục cho vay không có bảo đảm bằng tài sản đối với từng đối tƣợng khách hàng. Tuy nhiên, trên thực tế chƣa có HTXNN nào trên địa bàn đƣợc vay vốn theo chính sách này. Bởi lẽ, chỉ một số ít HTXNN trên địa bàn đã đƣợc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trong khi các tổ chức chính trị - xã hội cũng không dám đảm bảo cho việc vay vốn của HTX vì e ngại về trách nhiệm, thiếu tin vào khả năng hoàn trả vốn vay của HTXNN; các tổ chức tín dụng, cán bộ tín dụng thƣờng né tránh, hạn chế giải quyết cho HTXNN vay vốn không có tài sản thế chấp bằng các quy định cụ thể về mức cho vay, điều kiện và thủ tục cho vay...
- Chính sách ưu đãi về thuế đối với HTX: Theo Nghị định số 88/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ, HTX đƣợc miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhiều HTXNN chƣa thực hiện đầy đủ chế độ sổ sách, kế toán, thống kê theo quy định và một phần do nhiều quy định chƣa rõ, chƣa phù hợp nên việc áp dụng chính sách gặp nhiều khó khăn.
- Chính sách hỗ trợ khoa học - công nghệ đối với HTX: Thực hiện chính sách theo Nghị định số 134/2004/NĐ-CP của Chính phủ, tỉnh đã bố trí kinh phí để hỗ trợ chuyển giao công nghệ, xây dựng mô hình trình diễn, đào tạo nghề, bồi dƣỡng kiến thức, nghiệp vụ kinh doanh... cho các HTX. Tuy nhiên, kinh phí của tỉnh khá hạn chế, không nhiều, số HTX đƣợc hỗ trợ còn rất ít, phổ biến thông tin khoa học công nghệ đến các HTX rất hạn chế. Việc khuyến khích các cơ quan nghiên cứu khoa học liên kết với HTX, chuyển
giao các thành tựu khoa học công nghệ mới cho các HTX cũng chƣa có nhiều kết quả nên hạn chế điều kiện đƣợc tiếp cận các chƣơng trình khuyến nông, chƣơng trình chuyển giao khoa học - kỹ thuật của các HTX.
- Chính sách hỗ trợ tiếp thị và mở rộng thị trường cho HTX: Hàng năm, tỉnh đã bố trí một phần kinh phí hỗ trợ các HTX trong việc nghiên cứu, tiếp cận thị trƣờng, tham gia các hội chợ, triển lãm trong và ngoài tỉnh. Trong 5 năm 2009-2013, ngân sách tỉnh đã hỗ trợ trên 80 lƣợt HTX tham gia hội chợ, tập huấn, nghiên cứu thị trƣờng với tổng kinh phí 490 triệu đồng. Tuy nhiên, việc hỗ trợ tiếp thị và mở rộng thị trƣờng đối với HTX chƣa đƣợc nhiều, mức hỗ trợ còn thấp, chƣa thực sự lôi cuốn HTX tham gia.
- Chính sách hỗ trợ thành lập mới HTX: Theo chính sách chung của Chính phủ, mỗi HTX thành lập mới đƣợc ngân sách hỗ trợ (kinh phí Trung ƣơng phân bổ cho tỉnh hàng năm) từ 4,6 - 5 triệu đồng cho các công tác cung cấp tƣ vấn thông tin, kiến thức về HTX; tƣ vấn xây dựng Điều lệ HTX, hoàn thiện các thủ tục để thành lập, đăng ký kinh doanh và tổ chức hoạt động của HTX... Trong giai đoạn 2008 – 2013, đã có 74 HTXNN đƣợc hỗ trợ theo chính sách này với tổng kinh phí khoảng 370 triệu đồng.
Riêng với HTXNN đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ, tỉnh Đắk Lắk còn hỗ trợ thêm 10 - 15 triệu đồng khi thành lập mới, đồng thời hỗ trợ về vốn lƣu động, mua máy móc, thiết bị.... Đến nay, đã có 28/37 HTX đƣợc hỗ trợ với tổng kinh phí gần 1,1 tỷ đồng. Tuy nhiên, do chính sách của tỉnh thực hiện theo cơ chế HTX đầu tƣ trƣớc - nhà nƣớc hỗ trợ sau, nhiều HTXNN thuộc đối tƣợng này không có vốn để đầu tƣ trƣớc nên chƣa đƣợc hƣởng chính sách.