6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.1.3. Đặc điểm về xã hội
a. Dân số và lao động
Trong 10 năm gần đây (2001-2013), quy mô dân số của tỉnh có tốc độ tăng khoảng 2,1%/năm. Đến năm 2013, dân số trung bình toàn tỉnh có hơn 1,82 triệu ngƣời, trong đó dân cƣ đô thị 24,1%, dân cƣ nông thôn 75,9%. Lực lƣợng lao động của tỉnh khá dồi dào, đến năm 2013 có 1.077.570 ngƣời, chiếm 59% dân số, trong đó lao động ở khu vực nông thôn phần lớn trong tổng lực lƣợng lao động (chiếm gần 76,5%) [7], [8].
Trong những năm gần đây, trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lƣợng lao động cũng đƣợc cải thiện tích cực, tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng dần nhƣng chủ yếu tăng ở trình độ đào tạo ngắn hạn, công nhân kỹ thuật... lao động trình độ cao đẳng nghề, đại học chuyên nghiệp tăng không nhiều. Đến năm 2013, tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh đạt 43%, trong đó qua đào tạo nghề đạt 35% [43].
Với quy mô và phân bố dân số, lực lƣợng lao động hiện nay, nguồn cung lao động cho sản xuất nông nghiệp ở Đắk Lắk là rất dồi dào. Bên cạnh đó, chất lƣợng lao động đang đƣợc nâng lên khá nhanh cũng là điều kiện tốt để nâng cao khả năng tiếp thu và ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật, nâng cao hiệu quả SXKD của các đơn vị kinh tế trong tỉnh.
b. Tình hình giáo dục - đào tạo
Nhìn chung, giáo dục và đào tạo của tỉnh phát triển khá nhanh. Toàn tỉnh đã đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở vào năm 2009. Đào tạo chuyên nghiệp có 01 trƣờng đại học với 36 chuyên ngành, quy mô trên 14.000 sinh viên; 02 trƣờng cao đẳng quy mô đào tạo 5.200 sinh viên; 08 trƣờng trung cấp chuyên nghiệp, quy mô đào tạo 4.600 học sinh. Đào tạo nghề có 40
cơ sở, năng lực đào tạo trên 26.900 học viên. Điểm hạn chế lớn trong giáo dục đào tạo vẫn là chất lƣợng đào tạo nghề còn thấp, sinh viên ra trƣờng phần lớn chƣa đủ khả năng đáp ứng ngay các yêu cầu của đơn vị sử dụng; hầu nhƣ chƣa có liên kết giữa cơ sở đào tạo với các đơn vị có nhu cầu sử dụng lao động nên tình trạng đào tạo ngành thừa, ngành thiếu là phổ biến. Một lƣợng lớn các sinh viên của tỉnh đã tốt nghiệp các trƣờng cao đẳng, đại học hệ chính quy nhƣng chƣa có việc làm; đến cuối năm 2012 số này có 2.211 em, trong đó 1.142 em tốt nghiệp cao đẳng, 1.069 em tốt nghiệp đại học [35]. Đây là một lãng phí lớn đối với xã hội và cũng là một nguồn nhân lực có trình độ để tham gia hoạt động của các HTX nếu có giải pháp sử dụng hợp lý.
c. Tình hình phát triển khoa học công nghệ
Trong những năm gần đây, khoa học công nghệ của tỉnh Đắk Lắk có nhiều tiến bộ, chất lƣợng nghiên cứu của các đề tài khoa học từng bƣớc tiếp cận với mặt bằng trình độ khoa học - công nghệ trong khu vực và tập trung ứng dụng, chuyển giao vào lĩnh vực phát triển nông nghiệp nhƣ công nghệ sản xuất men vi sinh; sản xuất phân hữu cơ vi sinh; nuôi cấy mô để nhân giống nhanh các giống cây trồng có năng suất, chất lƣợng cao... Thị trƣờng khoa học - công nghệ từng bƣớc đƣợc hình thành, hỗ trợ các doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý chất lƣợng theo tiêu chuẩn quốc tế, khuyến khích đầu tƣ nghiên cứu khoa học dƣới nhiều hình thức để đƣa nhanh các kết quả nghiên cứu vào sản xuất.
d. Đặc điểm văn hóa và tâm lý của dân cư
Toàn tỉnh có 47 dân tộc, trong đó dân tộc kinh chiếm đa số với khoảng 67%; các dân tộc thiểu số chiếm khoảng 33%. Với thành phần dân tộc nhƣ vậy đã tạo cho tỉnh Đắk Lắk một nền văn hóa đa dạng, vừa mang bản sắc riêng của từng dân tộc, vừa có sự giao thoa văn hóa giữa các dân tộc. Tuy nhiên, mặt bằng phát triển chung của tỉnh Đắk Lắk còn thấp, đặc biệt là ở khu
vực nông thôn, nên tƣ tƣởng làm ăn cá thể, tiểu chủ trong dân cƣ còn khá phổ biến; bên cạnh đó, những ấn tƣợng không hay về HTX thời bao cấp còn khá đậm nét, làm cho HTX ngày nay dù đã đổi mới nhƣng nhiều ngƣời vẫn thiếu tin tƣởng, “ngay cả xã viên các HTX đang hoạt động, ít nhiều vẫn có tƣ tƣởng tự ti, mặc cảm với loại hình tổ chức SXKD này” [33, tr.13]. Đây là một trong những rào cản không nhỏ đối với sự phát triển HTX trên địa bàn.