Tình hình hoàn thiện tổ chức sản xuất của HTXNN

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở tỉnh đăk lắk (Trang 71 - 78)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.4. Tình hình hoàn thiện tổ chức sản xuất của HTXNN

a. Về cơ cấu tổ chức và quản lý, điều hành HTX

Thực hiện Luật HTX năm 2003 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2004), các HTXNN trên địa bàn đã tiến hành điều chỉnh lại Điều lệ HTX và đăng ký ngƣời đại diện pháp luật của HTX (là chủ nhiệm HTX), song về cơ bản cơ cấu tổ chức bộ máy của HTX vẫn nhƣ giai đoạn trƣớc.

Cho đến nay, toàn bộ 123 HTXNN đang còn hoạt động trên địa bàn đã đƣợc chuyển đổi, đăng ký lại theo các quy định của Luật HTX năm 1996 và 2003. Quá trình này đã từng bƣớc tạo cho HTXNN trên địa bàn hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy theo hƣớng gọn hơn, duy trì tốt hơn các hoạt động quản lý, điều hành HTX, trong đó, ban quản trị HTX vừa thực hiện chức năng quản lý, vừa thực hiện chức năng điều hành của HTX; trƣởng ban quản trị đồng thời là chủ nhiệm HTX; khi chủ nhiệm vắng mặt có thể ủy quyền cho thành viên ban quản trị điều hành công việc của HTX. Bên cạnh đó, việc rà soát, đăng ký lại danh sách xã viên và vốn góp của xã viên; xử lý các tồn đọng của HTX cũ và xây dựng mới các phƣơng án SXKD, dịch vụ... đã giúp cho tính tự nguyện hợp tác, tinh thần tham gia xây dựng HTX của xã viên cũng tăng lên, tình hình tài chính và hoạt động SXKD, dịch vụ của HTX đƣợc cải thiện tốt hơn so với trƣớc.

Tuy nhiên, việc tách bạch giữa chức năng quản lý với chức năng điều hành công việc hàng ngày của HTX chƣa rõ nét. Luật HTX năm 2003 có quy định, đối với HTX đƣợc phép thành lập riêng bộ máy quản lý và bộ máy điều hành, trong đó: Ban quản trị thực hiện chức năng quản lý; trƣởng ban quản trị là ngƣời đại diện theo pháp luật của HTX; chủ nhiệm HTX (thuê hoặc Ban quản trị bổ nhiệm) thực hiện chức năng điều hành công việc hàng ngày của HTX và chịu trách nhiệm trƣớc Ban quản trị về công việc đƣợc giao, song trên thực tế, chƣa có HTXNN nào trên địa bàn tỉnh quyết định thực hiện theo mô hình này.

b. Về mô hình hoạt động SXKD, dịch vụ

Cuối năm 2003, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk có 238 HTX, trong đó có 88 HTXNN, chiếm gần 37% tổng số HTX toàn tỉnh. Các HTXNN chủ yếu hoạt động trong các lĩnh vực trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng, và thực hiện các dịch vụ nhƣ: tƣới tiêu; cung ứng vật tƣ phân bón, giống cây trồng, vật nuôi; thú y;

khuyến nông; vay và quản lý vốn vay; ký hợp đồng và tìm thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm...

Đến năm 2013, phần lớn HTXNN trên địa bàn đã chuyển sang mô hình SXKD, dịch vụ tổng hợp. Trong 123 HTXNN còn hoạt động thì có đến 96 HTX (chiếm hơn 78%) là HTX đa chức năng, vừa có tổ chức SXKD các loại cây trồng, vật nuôi, vừa cung ứng các loại dịch vụ cho sản xuất và đời sống của thành viên, cộng đồng; chỉ còn 12 HTXNN chuyên ngành (chiếm gần 9,8%) chỉ chuyên trồng rừng, sản xuất cây giống, rau sạch... và 15 HTXNN dịch đơn thuần (chiếm 12,2%) chỉ chuyên quản lý thủy nông, cung cấp nƣớc tƣới, cung ứng vật tƣ hoặc thu mua nông sản... cho thành viên.

Cùng với việc chuyển đổi, hoàn thiện về cơ cấu tổ chức bộ máy, đổi mới cách thức quản lý, điều hành, mở rộng liên kết..., việc chuyển dần mô hình SXKD từ đơn ngành sang đa ngành là hƣớng đi phù hợp, tạo ra điều kiện và cũng tạo ra áp lực để các HTXNN phải năng động hơn, đáp ứng ngày càng tốt hơn các nhu cầu của thành viên HTX và nâng dần chất lƣợng hoạt động nhằm tồn tại, phát triển trong cơ chế kinh tế thị trƣờng. Thực tế phân loại các năm qua cho thấy, chất lƣợng hoạt động của HTXNN trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã có sự cải thiện tích cực, tỷ lệ HTX đạt khá giỏi tăng dần, tỷ lệ HTX yếu kém giảm dần (xem bảng 2.14).

c. Về mở rộng liên kết, thiết lập và tham gia các chuỗi giá trị trong SXKD

Trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã xuất hiện các hoạt động liên doanh, liên kết giữa HTXNN với nhau và giữa HTXNN với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác, phổ biến là các hình thức doanh nghiệp ứng vốn, ứng vật tƣ cho HTXNN sản xuất và thu mua sản phẩm hoặc HTXNN tự đầu tƣ, đảm nhận thực hiện một công đoạn sản xuất cho doanh nghiệp. Trong thời gian gần đây, bắt đầu có những liên kết rộng hơn theo mô hình liên kết “3

nhà”, “4 nhà” khá hiệu quả, nhƣng chủ yếu là trong ngành hàng cà phê. Việc mở rộng liên kết đã giúp cho một số HTXNN tham gia vào chuỗi giá trị của các ngành hàng, tận dụng nguồn vốn SXKD và học hỏi kinh nghiệm từ các doanh nghiệp bên ngoài... đồng thời mở rộng thị trƣờng, tăng sức cạnh tranh cho HTXNN. Một số liên kết điển hình nhƣ:

- Liên kết giữa HTX nông nghiệp Công Bằng (xã Ea Kiết - huyện Cƣ M’gar) với Công ty Cà phê Đăk-Man trong sản xuất cà phê: Trong liên kết này, Công ty Cà phê Đăk-Man hƣớng dẫn kỹ thuật sản xuất cà phê theo tiêu chuẩn 4C, UTZ - HTX cung ứng đầu vào, cuối vụ thu gom cà phê, sơ chế và bán cho Công ty Cà phê Đăk-Man - Công ty Cà phê Đăk-Man chế biến và xuất khẩu. Với liên kết này, đầu ra sản phẩm của thành viên HTX rất ổn định với mức giá bán luôn cao hơn giá thị trƣờng cùng thời điểm từ 7.000 - 8.000 đồng/kg, trong đó HTX đƣợc hƣởng khoảng 2.000 đồng/kg.

- Liên minh sản xuất nông nghiệp cạnh tranh với sự tham gia của Nhà nƣớc - nhà khoa học - doanh nghiệp - ngƣời nông dân. Trong liên minh này, Nhà nƣớc hỗ trợ kinh phí triển khai; nhà khoa học hƣớng dẫn kỹ thuật; nông dân tổ chức sản xuất; doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm. Trong 5 năm (2009- 2013) đã có 13 liên minh dạng này đƣợc triển khai tại 9 huyện trong tỉnh, mang lại hiệu quả rất tốt, giá sản phẩm cao hơn so với những nông dân ngoài liên minh khoảng 7%, điển hình nhƣ liên minh sản xuất cà phê bền vững tại HTX Cƣ Êbur - Buôn Ma Thuột, liên minh sản xuất lúa giống xác nhận HTXNN Thành Trung, xã Ea Ô, huyện Ea Kar... Các liên kết dạng này cũng đƣợc nhiều doanh nghiệp cà phê khác trong tỉnh nhƣ Tập đoàn Trung Nguyên, Công ty 2-9, Công ty Thắng Lợi, Công ty Phƣớc An và doanh nghiệp ngoài tỉnh nhƣ Công ty Bảo vệ thực vật An Giang... triển khai với các HTXNN và nông hộ trồng cà phê tại một số địa bàn khác.

2.2.5. Kết quả và hiệu quả hoạt động của HTXNN

a. Kết quả hoạt động của HTXNN

Trong 5 năm gần đây, kết quả hoạt động của các HTXNN trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk có tiến bộ. Các chỉ tiêu về doanh thu, lợi nhuận trƣớc thuế bình quân và thu nhập của lao động của HTX tăng dần qua từng năm.

Bảng 2.12. Doanh thu, lợi nhuận trƣớc thuế và thu nhập lao động Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm Tăng

2009 2010 2011 2012 2013 BQ (%)

1- Doanh thu bình quân/HTX 890 1.313 1.178 1.231 1.606 15,9 2- Lợi nhuận bình quân/HTX 77 82 104 110 134 14,8 2- Thu nhập/lao động/năm 8,5 9,0 11,5 12,1 18,8 21,9

Nguồn: Chi cục PTNT tỉnh Đắk Lắk

Số liệu Bảng 2.12 cho thấy:

- Doanh thu bình quân/HTXNN đạt 1.606 triệu đồng ở năm 2013, bình quân giai đoạn 2009-2013 tăng 15,9%/năm.

- Lợi nhuận trƣớc thuế bình quân/HTXNN năm 2013 đạt 134 triệu đồng, bình quân giai đoạn 2009-2013 tăng 14,8%/năm.

- Thu nhập bình quân của lao động trong HTXNN năm 2013 đạt 18,8 triệu đồng/ngƣời, giai đoạn 2009-2013 tăng bình quân 21,9%/năm.

0 500 1.000 1.500 2.000 2009 2010 2011 2012 2013

1- Doanh thu bình quân/HTX 2- Lợi nhuận bình quân/HTX 2- Thu nhập /lao động/năm

Nhìn chung, lợi nhuận bình quân của HTXNN tăng dần qua từng năm, song mức tăng không nhiều, phần lớn là dƣới 300 triệu đồng/năm và vẫn còn một số HTX làm ăn thua lỗ. Điều này cho thấy khả năng tích lũy, bổ sung vốn SXKD cho các chu kỳ tiếp theo của các HTXNN trên địa bàn rất yếu.

Bảng 2.13. HTXNN tỉnh Đắk Lắk phân theo mức lợi nhuận Đơn vị: % Chỉ tiêu Năm 2009 2010 2011 2012 2013 1- Tỷ lệ HTX SXKD lỗ 3,6 4,1 5,1 0 0 2- Tỷ lệ HTX SXKD có lãi 96,4 95,9 94,9 100,0 100,0 + < 100 triệu đồng 48,2 68,7 70,4 66,1 53,9 + Từ 100 đến 200 triệu đồng 23,2 7,9 8,2 10,3 10,0 + Từ 201 đến 300 triệu đồng 17,9 4,6 4,1 11,4 8,2 + Từ 301 đến 400 triệu đồng 1,8 4,8 2,0 6,8 7,9 + Từ 401 đến 500 triệu đồng 3,6 3,4 3,0 0,0 13,3 + Trên 500 triệu đồng 1,8 6,5 7,2 5,4 6,7

Nguồn: Số liệu của Chi cục PTNT Đắk Lắk – Theo phân nhóm của tác giả

c. Hiệu quả hoạt động của HTXNN

Mặc dù trong 5 năm gần đây, kết quả hoạt động của các HTXNN trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk có tiến bộ, song hiệu quả SXKD còn khá hạn chế, số HTXNN xếp loại trung bình trở xuống còn nhiều; các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trƣớc thuế đạt thấp, tăng không nhiều qua từng năm và thiếu ổn định.

Bảng 2.14. Phân loại chất lƣợng hoạt động HTXNN tỉnh Đắk Lắk Đơn vị tính: %

Năm 2008 Năm 2013

1- HTXNN khá, giỏi 21,0 25,0

2- HTXNN trung bình 57,7 55,0

3- HTXNN yếu kém 21,3 20,0

Số liệu Bảng 2.14 cho thấy: Chất lƣợng hoạt động của HTXNN tuy đƣợc cải thiện dần qua từng năm, song số HTX yếu kém vẫn còn nhiều. Đến năm 2013, tỷ lệ HTXNN yếu kém vẫn còn 20%; HTXNN đạt loại khá, giỏi cũng chỉ chiếm 25%, còn phần lớn là HTXNN loại trung bình. Điều này phản ánh thực tế chất lƣợng hoạt động của HTXNN trên địa bàn có bƣớc tiến bộ, nhƣng mức độ không lớn.

Bảng 2.15. Tỷ suất lợi nhuận của HTXNN tỉnh Đắk Lắk Đơn vị: %

Chỉ tiêu Năm

2009 2010 2011 2012 2013

1- Tỷ suất lợi nhuận/vốn điều lệ 8,7 13,8 16,3 16,3 17,9 2- Tỷ suất lợi nhuận/vốn hoạt động 6,7 6,7 5,7 8,5 7,8 3- Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu 8,7 6,2 8,9 8,9 8,4

Nguồn: Chi cục PTNT tỉnh Đắk Lắk

Số liệu Bảng 2.15 cho thấy:

- Tỷ suất lợi nhuận/vốn điều lệ có xu hƣớng tăng dần và đạt mức khá cao vào năm 2013 (17,9%). Điều này phần nào cho thấy hiệu quả sử dụng vốn điều lệ của các HTXNN là khá cao, song cần lƣu ý là quy mô vốn điều lệ của HTXNN trong giai đoạn này có xu hƣớng giảm, trong khi lợi nhuận lại có xu hƣớng tăng làm cho tỷ suất lợi nhuận/vốn điều lệ tăng.

- Tỷ suất lợi nhuận/vốn hoạt động và tỷ suất lợi nhuận/doanh thu tăng, giảm thất thƣờng và có chiều hƣớng giảm nhẹ ở cuối giai đoạn 2009-2013. Điều này cho thấy hiệu quả SXKD của HTXNN còn thiếu ổn định. Xu hƣớng giảm tỷ suất lợi nhuận/doanh thu phần nào cũng phản ánh chi phí hoạt động của các HTXNN trong giai đoạn này đã tăng lên; đồng thời việc gia tăng đầu tƣ tài sản cố định, đầu tƣ dài hạn chƣa phát huy tác dụng.

0 5 10 15 20 2009 2010 2011 2012 2013

Tỷ suất lợi nhuận/vốn điều lệ

Tỷ suất lợi nhuận/vốn hoạt động

Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu

Hình 2.8. Biểu đồ biến động tỷ suất lợi nhuận của HTXNN

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở tỉnh đăk lắk (Trang 71 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)