Căn cứ vào chiến lƣợc phát triển của ngành giáo dục

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực ngành giáo dục tỉnh quảng nam (Trang 85 - 91)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.1. CĂN CỨ ĐỂ XÂY DỰNG GIẢI PHÁP

3.1.1. Căn cứ vào chiến lƣợc phát triển của ngành giáo dục

a. Bối cảnh và một số vấn đề đặt ra với ngành giáo dục

* Bối cảnh quốc tế

Cuộc cách mạng khoa học công nghệ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, làm nền tảng cho sự phát triển kinh tế tri thức. Khoa học công nghệ trở thành động lực cơ bản của sự phát triển kinh tế - xã hội. Sự phát triển của khoa học công nghệ đã làm thay đổi mạnh mẽ nội dung, phƣơng pháp giáo dục trong các nhà trƣờng, đồng thời đòi hỏi giáo dục phải cung cấp đƣợc nguồn nhân lực có trình độ cao.

Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế vừa là quá trình hợp tác để phát triển, vừa là quá trình đấu tranh của các nƣớc đang phát triển để bảo vệ quyền lợi quốc gia. Cạnh tranh kinh tế giữa các quốc gia ngày càng trở nên quyết liệt, đòi hỏi các nƣớc phải đổi mới công nghệ để tăng năng suất lao động, đặt ra vị trí mới của giáo dục. Các nƣớc đều xem phát triển giáo dục là nhiệm vụ trọng tâm của chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội, dành cho giáo dục những đầu tƣ ƣu tiên, đẩy mạnh cải cách giáo dục nhằm giành ƣu thế cạnh tranh trên trƣờng quốc tế. Quá trình toàn cầu hóa, biến toàn cầu hóa thành điều có ý nghĩa đối với từng con ngƣời, với tất cả các quốc gia. Giáo dục đóng vai trò quan trọng trong việc chuẩn bị nguồn nhân lực có chất lƣợng của mỗi đất nƣớc và tạo cơ hội học tập cho mỗi ngƣời dân. Hệ thống giáo dục, chƣơng trình và phƣơng

pháp giáo dục của các quốc gia tiếp tục đƣợc thay đổi nhằm xóa bỏ mọi ngăn cách trong các nhà trƣờng, cung cấp các tri thức hiện đại, đáp ứng đƣợc yêu cầu mới phát sinh của nền kinh tế. Thời đại cũng đang chứng kiến vị thế nổi bật của giáo dục đại học. Hầu hết các trƣờng đại học trên thế giới đang tiến hành những cải cách toàn diện để trở thành những trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học, sản xuất, chuyển giao công nghệ và xuất khẩu tri thức.

Công nghệ thông tin và truyền thông đƣợc ứng dụng trên quy mô rộng lớn ở mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt trong giáo dục. Với việc kết nối mạng, các công nghệ, tri thức không chỉ tồn tại ở các địa điểm xa xôi, cách trở và khó tiếp cận hoặc chỉ giới hạn với một số ít ngƣời. Giáo dục từ xa đã trở thành một thế mạnh của thời đại, tạo nên một nền giáo dục mở, phi khoảng cách, thích ứng với nhu cầu của từng ngƣời học. Đây là hình thức giáo dục ở mọi lúc, mọi nơi và cho mọi ngƣời, trở thành giải pháp hiệu quả nhất để đáp ứng các yêu cầu ngày càng tăng về giáo dục. Sự phát triển của các phƣơng tiện truyền thông, mạng viễn thông, công nghệ thông tin tạo thuận lợi cho giao lƣu và hội nhập văn hóa, nhƣng cũng tạo điều kiện cho sự du nhập những giá trị xa lạ ở mỗi quốc gia. Đang diễn ra cuộc đấu tranh gay gắt để bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc, ngăn chặn những yếu tố ảnh hƣởng đến an ninh của mỗi nƣớc.

Bối cảnh quốc tế đã tạo cơ hội thuận lợi cho nƣớc ta có thể nhanh chóng tiếp cận với các xu thế mới, tri thức mới, những mô hình giáo dục hiện đại, tận dụng các kinh nghiệm quốc tế để đổi mới và phát triển là thu hẹp khoảng cách phát triển giữa nƣớc ta với các nƣớc khác, đông thời tăng đầu tƣ của các nƣớc, các tổ chức quốc tế và các doanh nghiệp nƣớc ngoài, tăng nhu cầu tuyển dụng lao động qua đào tạo, tạo thời cơ để phát triển giáo dục. Nhƣng ngƣợc lai, nó cũng có thể làm cho khoảng cách kinh tế và tri thức giữa Việt Nam và các nƣớc ngày càng lớn hơn, nƣớc ta có nguy cơ bị tụt hậu xa hơn.

Trong giáo dục cũng chứa đựng nhiều hiểm họa, đặc biệt là nguy cơ xâm nhập của những giá trị văn hóa và lối sống xa lạ làm xóa mòn bản sắc dân tộc, khả năng xuất khẩu giáo dục kém chất lƣợng từ một số nƣớc có thể gây nhiều rủi ro đối với giáo dục Việt Nam, khi mà năng lực quản lực quản lý của ta đối với giáo dục xuyên quốc gia còn yếu, thiếu nhiều chính sách và giải pháp thích hợp để định hƣớng và giám sát chặt chẽ các cơ sở giáo dục có yếu tố nƣớc ngoài.

* Bối cảnh trong nƣớc

Sau gần 30 năm đổi mới, đất nƣớc đang bƣớc vào thời kỳ phát triển mạnh với vị thế và diện mạo mới. Kinh tế Việt Nam liên tục phát triển, an ninh quốc phòng đƣợc giữ vững. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hƣớng tăng cƣờng công nghiệp và dịch vụ. T trọng nông, lâm nghiệp và thủy sản trong GDP ngày càng giảm; t trọng công nghiệp, dịch vụ ngày càng tăng. Đời sống nhân dân đƣợc cải thiện rõ rệt, t lệ hộ nghèo giảm nhanh chóng. Ngoài ra, Việt Nam còn tích cực tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế với nhịp độ tăng trƣởng kinh tế khá cao, với môi trƣờng chính trị ổn định và mức sống của các tầng lớp nhân dân ngày càng đƣợc cải thiện. Việc chủ động tích cực hội nhập quốc tế và gia nhập tổ chức Thƣơng mại Thế giới (WTO) tạo thêm nhiều thuận lợi cho quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc.

Mực dù có những bƣớc tăng trƣởng đáng kể, nền kinh tế nƣớc ta vẫn là nền kinh tế có mức thu nhập thấp. Các chỉ số về kết cấu hạ tầng, phát triển con ngƣời vẫn ở xếp hạng dƣới so với nhiều nƣớc trên thế giới. Năng suất lao động còn thấp, sản xuất chủ yếu vẫn dựa trên những công nghệ lạc hậu, sản phẩm ở dạng thô, chi phí cao, giá trị gia tăng thấp. Cơ cấu kinh tế có chuyển dịch nhƣng còn chậm. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển. Thể chế kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa còn

trong quá trình hoàn thiện, chƣa đồng bộ. Hiệu quả quản lý nhà nƣớc đối với nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội còn thấp.

Bối cảnh mới của đất nƣớc đã đặt ra yêu cầu ngày càng cao đối với việc phát triển giáo dục và đào tạo, mà trong đó lực lƣợng lao động trong ngành giáo dục phải là ngƣời đóng vai trò nòng cốt chủ yếu. Quá trình phát triển đất nƣớc đã làm cho thị trƣờng lao động đƣợc mở rộng, nhu cầu học tập ngày càng tăng lên và thúc đẩy xây dựng một xã hội học tập, trong đó Nhà nƣớc chịu trách nhiệm quản lý nền giáo dục quốc dân, đảm bảo điều kiện cho hoạt động giáo dục phục vụ những mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc; ngƣời học phải trang trải một phần kinh phí giáo dục đào tạo, tức phải chi phí cho sự gia tăng giá trị sức lao động của bản thân, điều đó tạo cơ hội cho giáo dục đào tạo khai thác thêm nhiều nguồn lực ngoài kinh phí Nhà nƣớc. Trong bối cảnh mới, xã hội đòi hỏi ngành giáo dục phải phục vụ đắc lực cho xã hội, kịp thời điều chỉnh cơ cấu, quy mô, nâng cao trình độ đào tạo, đáp ứng nhu cầu đa dạng của thực tiễn, tăng hiệu quả giáo dục đào tạo; giáo dục đào tạo phải định hƣớng lại các quan niệm về giá trị, bồi dƣỡng phẩm chất mới, năng lực mới, đảm bảo công bằng về cơ hội học tập ở mọi cấp học và trình độ đào tạo cho mọi tầng lớp nhân dân, để rút ngắn khoảng cách phát triển giữa nƣớc ta với các nƣớc phát triển trong khu vực và trên thế giới, tránh nguy cơ tụt hậu ngày càng xa trong điều kiện các nƣớc này vẫn tiếp tục phát triển.

b. Chiến lược phát triển của ngành giáo dục

Theo chiến lƣợc phát triển giáo dục Việt Nam thì đến năm 2020, nền giáo dục nƣớc ta đƣợc đổi mới căn bản và toàn diện theo hƣớng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế. Chất lƣợng giáo dục đƣợc nâng cao một cách toàn diện, gồm: giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, năng lực sáng tạo, năng lực thực hành, năng lực ngoại ngữ và tin học. Ngành giáo dục phải đáp ứng đƣợc nhu cầu nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực

chất lƣợng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc và xây dựng nền kinh tế tri thức. Đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục và cơ hội học tập suốt đời cho mỗi ngƣời dân, từng bƣớc hình thành xã hội học tập.

Trong giáo dục phổ thông, đến năm 2020 có 99% trẻ em trong độ tuổi đi học tiểu học và trung học cơ sở. T lệ trẻ em ngƣời dân tộc trong độ tuổi đƣợc đến trƣờng ở tiểu học là 90% và trung học cơ sở là 85%. Giáo dục hòa nhập đƣợc thực hiện ở tất cả các cấp học và trình độ đào tạo để đến năm 2020 có 70% ngƣời khuyết tật và 95% trẻ em có hoàn cảnh khó khăn đƣợc học hòa nhập.

Đến năm 2020, 100% số tỉnh, thành phố đạt chuẩn phổ cập giáo dục 9 năm đúng độ tuổi, 80% thanh niên Việt Nam trong độ tuổi đạt trình độ học vấn trung học phổ thông và tƣơng đƣơng.

Chất lƣợng toàn diện của học sinh phổ thông có sự chuyển biến rõ rệt để phát triển năng lực của ngƣời Việt Nam trong thời kỳ hội nhập. Học sinh có ý thức và trách nhiệm cao trong học tập, có lối sống lành mạnh, có bản lĩnh, trung thực, có năng lực làm việc độc lập và hợp tác, có kỹ năng sống, tích cực tham gia các hoạt động xã hội, ham thích học tập và học tập có kết quả cao; có năng lực tự học; hiểu biết và tự hào, yêu quý Tổ quốc. Khả năng sử dụng ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh trong học tập và vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống của học sinh phổ thông Việt Nam tƣơng đƣơng với học sinh ở các nƣớc phát triển trong khu vực; t lệ hoàn thành cấp học đƣợc duy trì ở mức 90% trở lên đối với cả ba cấp học.

Đối với giáo dục tiểu học: năng lực đọc hiểu và làm toán của học sinh đƣợc nâng cao rõ rệt, t lệ học sinh đạt yêu cầu trong các đánh giá quốc gia về đọc hiểu và tính toán là 90% vào năm 2020. Tất cả học sinh tiểu học đƣợc học 2 buồi ngày vào năm 2020. Học sinh tiểu học đƣợc học chƣơng trình tiếng

Anh mới từ lớp 3 và 70% số này đạt mức độ 1 theo chuẩn năng lực ngoại ngữ quốc tế vào năm 2020.

Đối với giáo dục trung học: học sinh đƣợc trang bị học vấn cơ bản, kỹ năng sống, những hiểu biết ban đầu về công nghệ và nghề phổ thông, đƣợc học một cách liên tục và hiệu quả chƣơng trình ngoại ngữ mới để đến cuối thập k thứ hai của thế k 21 có trình độ ngoại ngữ ngang bằng với các nƣớc phát triển trong khu vực.

Cùng với việc nâng cao chất lƣợng giáo dục học sinh đại trà, những học sinh có năng khiếu đƣợc chú trọng đào tạo và bồi dƣỡng một cách toàn diện để trở thành nhân tài, trụ cột của đất nƣớc trong các lĩnh vực.

Để phấn đấu đạt đƣợc những mục tiêu trên, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc, những năm đến quy mô đào tạo bậc phổ thông cũng phải phát triển, tăng cao, điều đó đƣợc thể hiện cụ thể qua bảng 3.1 nhƣ sau:

Bảng 3.1. Dự báo quy mô đào tạo bậc ph thông toàn quốc đến năm 2020

ĐVT: học sinh Năm 2016-2017 2019-2020 Tổng 18.532.033 19.497.183 Tiểu học 7.129.600 7.273.265 THCS 7.052.197 7.194.303 THPT 4.350.236 5.029.615

Nguồn T ng hợp số liệu từ Website Bộ Giáo dục - Đào tạo

Cùng với sự phát triển của quy mô đào tạo, đội ngũ giáo viên dạy bậc phổ thông trong những năm đến cũng phát triển, tăng cao và đƣợc thể hiện cụ thể ở bảng 3.2 nhƣ sau:

Bảng 3.2. Dự báo số lượng giáo viên dạy bậc ph thông toàn quốc đến năm 2020 ĐVT: giáo viên Năm 2016-2017 2019-2020 Tổng 930.000 934.000 Tiểu học 386.800 406.000 THCS 408.000 412.000 THPT 120.000 116.000

Nguồn T ng hợp số liệu từ Website Bộ Giáo dục - Đào tạo

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực ngành giáo dục tỉnh quảng nam (Trang 85 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)