Phát triển trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực ngành giáo dục tỉnh quảng nam (Trang 29 - 30)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2. NỘI DUNG CỦA PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH GIÁO

1.2.2. Phát triển trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nguồn nhân lực

Theo nghĩa tƣơng đối hẹp, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của ngƣời lao động đƣợc hiểu là cấp bậc đào tạo hay trình độ chuyên môn đƣợc đào tạo để ngƣời lao động thực hiện các nhiệm vụ cụ thể do tổ chức phân công.

Theo nghĩa rộng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của ngƣời lao động là toàn bộ những hiểu biết về một lĩnh vực cụ thể. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ không chỉ thuần túy là kiến thức chuyên môn, mà nó bao gồm các kiến thức về văn hóa, tâm lý, xã hội, nghiệp vụ sƣ phạm, tin học, ngoại ngữ…Do vậy, bên cạnh việc đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, việc mở các lớp bồi dƣỡng về kiến thức xã hội, tâm lý, sƣ phạm, tin học, ngoại ngữ, tiếng dân tộc…là rất cần thiết để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho ngƣời lao động.

Phát triển trình độ chuyên môn nghiệp vụ là nâng cao kiến thức chuyên môn cho ngƣời lao động để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ hiện tại, mục tiêu chiến lƣợc trong tƣơng lai và đƣợc thể hiện bằng kết quả tham gia hoạt động thực tế của ngƣời lao động trong ngành nghề đó. Nó là kết quả của quá trình đào tạo, phát triển và kinh nghiệm tích lũy theo thời gian, trong đó chủ yếu là thông qua đào tạo.

Phát triển trình độ chuyên môn nghiệp vụ có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao năng suất, chất lƣợng và hiệu quả lao động. Đây là nội dung quan trọng trong phát triển nguồn nhân lực. Muốn phát triển trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho ngƣời lao động phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ, cần xây dựng và thực hiện các kế hoạch đào tạo ngắn hạn, dài hạn nhằm đào tạo nâng cao và cập nhật kiến thức cho mọi đối tƣợng ngƣời lao động trong tổ chức.

Do vậy để phát triển nguồn nhân lực của tổ chức cần phải quan tâm đến chất lƣợng của nguồn nhân lực, tức là phải nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của ngƣời lao động. Để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ

phải tiến hành đào tạo nguồn nhân lực. Việc đào tạo nguồn nhân lực phải căn cứ vào mục tiêu, phƣơng hƣớng, nhiệm vụ của tổ chức để xác định nội dung cho phù hợp.

Để đánh giá trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nguồn nhân lực, ngƣời ta thực hiện thông qua các chỉ tiêu chủ yếu sau:

- Trình độ đào tạo của từng loại lao động. - Cơ cấu về trình độ đào tạo.

- Tốc độ phát triển trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nguồn nhân lực. Qua các chỉ tiêu trên có thể phát hiện ra những bất hợp lý về cơ cấu cấp bậc đào tạo, sự chênh lệch về trình độ chuyên môn kỹ thuật, từ đó có cơ sở điều chỉnh kế hoạch phát triển nguồn nhân lực, nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ nguồn nhân lực của từng bộ phận, đơn vị.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực ngành giáo dục tỉnh quảng nam (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)