6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.2. CÁC GIẢI PHÁP CỤ THỂ
3.2.2. Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ nguồn nhân lực
Muốn nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nguồn nhân lực phải thông qua con đƣờng đào tạo, vì vậy, thời gian đến ngành giáo dục tỉnh Quảng Nam phải chú trọng, quan trâm đến công tác đào tạo đội ngũ giáo viên dạy bậc phổ thông của tỉnh; quá trình triển khai thực hiện phải chú ý đên các nội dung cơ bản sau:
a. Xác định mục tiêu, nhu cầu đào tạo đội ngũ giáo viên
Xác định mục tiêu đào tạo là việc nhắm đến cái đích cuối cùng cần đạt đƣợc của đối tƣợng cần đƣợc đào tạo, cụ thể hơn là kết quả cần đạt đƣợc của đối tƣợng đƣợc đào tạo sau khi kết thúc khóa học. Việc xác định mục tiêu đào tạo có vai trò đặc biệt quan trọng, đảm bảo sự phù hợp giữa yêu cầu công việc với tiêu chuẩn cần có của ngƣời lao động, giúp cho ngƣời lao động đáp ứng đƣợc yêu cầu nhiệm vụ công việc cụ thể đƣợc giao.
Xác định mục tiêu đào tạo đội ngũ giáo viên dạy phổ thông phải xuất phát từ mục tiêu phát triển đội ngũ giáo viên dạy phổ thông của tỉnh Quảng
vị trí việc làm. Mục tiêu đào tạo phải rõ ràng, chính xác và cụ thể, có khả năng đo lƣờng và thực hiện đƣợc. Trên cơ sở mục tiêu đào tạo, thực trạng đội ngũ giáo viên hiện có và quy mô, cơ cấu ngành nghề chuyên môn cần đào tạo đƣợc dự báo trong tƣơng lai, cần phải xác định những ngành nghề quan trọng, cần thiết, có nguồn cung và nhu cầu nhiều hay ít, đối chiếu với số lƣợng và trình độ chuyên môn, trình độ các kiến thức phụ trợ khác của đội ngũ giáo viên để tiến hành xác định nhu cầu đào tạo và đối tƣợng đào tạo.
Khi xác định nhu cầu đào tạo đội ngũ giáo viên dạy phổ thông yêu cầu phải xác định khi nào, ở cấp học nào, ngành học nào, địa bàn công tác nào cần phải đào tạo và phải đào tạo trình độ, nội dung kiến thức gì, cho loại giáo viên nào với số lƣợng bao nhiêu ngƣời. Nhu cầu đào tạo phải dựa trên cơ sở phân tích nhu cầu về giáo viên của bậc học, các êu cầu về kiến thức cần thiết cho việc thực hiện công việc và phân tích trình độ kiến thức chuyên môn hiện có của đội ngũ giáo viên.
b. Xác định đối tượng, thời gian và định hướng nội dung đào tạo đội ngũ giáo viên
Trên cơ sở nhu cầu đào tạo của đội ngũ giáo viên, tác dụng tích cực của việc đào tạo đối với đội ngũ giáo viên, động cơ và khả năng nghề nghiệp của ngƣời lao động, ngành giáo dục tỉnh Quảng Nam cần xác định và có kế hoạch cụ thể để cử giáo viên đi đào tạo, đảm bảo về thời gian, tiến độ thực hiện, yêu cầu của công việc và nhu cầu phát triển đội ngũ giáo viên. Nội dung đào tạo cần đƣợc xác định cụ thể đối với từng đối tƣợng để chuẩn hóa, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Đối tƣợng, thời gian và nội dung đào tạo đội ngũ giáo viên dạy phổ thông tỉnh Quảng Nam cụ thể nhƣ sau:
- Đào tạo ngắn hạn về các kiến thức phụ trợ nhƣ nghiệp vụ sƣ phạm, ngoại ngữ, tiếng dân tộc, tin học, lý luận chính trị, quản lý nhà nƣớc… thời
gian dƣới 03 tháng (tổ chức vào mùa hè, tại các cơ sở trong và ngoài tỉnh) cho số giáo viên chƣa có trình độ các mặt kiến thức này.
- Đào tạo nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, thời gian từ 03 tháng đến dƣới 01 năm, tại chính cơ sở nơi ngƣời lao động đang làm việc và các cơ sở trong, ngoài nƣớc cho số giáo viên mới vào nghề, số giáo viên giỏi, nòng cốt, có tâm huyết với nghề.
- Đào tạo chuẩn hóa, thời gian từ 1 năm trở lên tại các cơ sở trong nƣớc cho số giáo viên chƣa đạt trình độ chuẩn theo quy định nhƣng vẫn còn khả năng đào tạo, sử dụng lâu dài và đào tạo trình độ trên chuẩn tại các cơ sở trong và ngoài nƣớc cho các giáo viên trẻ, có năng lực, nhiệt huyết với công việc, có khả năng phát triển để tạo nguồn giáo viên giỏi, làm nòng cốt cho ngành giáo dục sau này.
c. Phương pháp đào tạo nguồn nhân lực
- Đào tạo trong công việc: đào tạo trong công việc là phƣơng pháp đào tạo trực tiếp tại nơi làm việc, trong đó ngƣời học sẽ học đƣợc những kiến thức và kỹ năng cần thiết cho công việc thông qua thực tế thực hiện công việc và thƣờng là dƣới sự hƣớng dẫn của những ngƣời lao động lành nghề hơn. Trong 4 phƣơng pháp thuộc nhóm này, chỉ có kèm cặp và chỉ bảo là có thể áp dụng cho đối tƣợng là giáo viên dạy phổ thông và chủ yếu là giáo viên đang trong thời gian tập sự hoặc thử việc. Theo đó, các giáo viên trẻ sẽ đƣợc những ngƣời có thâm niên và trình độ cao hơn kèm cặp, chỉ bảo, hƣớng dẫn cả về chuyên môn lẫn nghiệp vụ sƣ phạm, trong quá trình tập sự hoặc ngay cả khi đã bắt đầu trực tiếp đứng lớp. Đối với những giáo viên đang tập sự chƣa từng đứng lớp hoặc những giáo viên đang chuẩn bị cho việc chuyển sang giảng dạy một lĩnh vực khác, đây là một phƣơng pháp khá hiệu quả. Tuy nhiên, phƣơng pháp này đòi hỏi trong lĩnh vực đƣợc đào tạo phải có ngƣời đủ khả năng, trình độ làm hƣớng dẫn (không áp dụng đƣợc đối với việc đào tạo giáo viên để
giảng dạy một lĩnh vực mới) và việc áp dụng phƣơng pháp này đối với những giáo viên đã có một quá trình giảng dạy nhất định thì tốn thời gian mà không hiệu quả.
- Đào tạo ngoài công việc: Đào tạo ngoài công việc là phƣơng pháp đào tạo trong đó ngƣời học đƣợc tách ra khỏi sự thực hiện các công việc thực tế. Do đặc thù công việc của đội ngũ giáo viên dạy không phải thƣờng xuyên có mặt tại trƣờng nên việc áp dụng các phƣơng pháp ngoài công việc để đào tạo và phát triển rất thuận lợi; các phƣơng pháp thƣờng đƣợc sử dụng là: mở các khóa đào tạo ngắn hạn hoặc dài hạn; cử đi đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ; tổ chức hoặc đi tham gia các hội nghị, hội thảo; tổ chức trao đổi, sinh hoạt chuyên môn, tọa đàm khoa học và tổ chức đi khảo sát thực địa.
Qua 2 nhóm phƣơng pháp đào tạo và phát triển trên cho thấy nhóm đào tạo trong công việc chỉ có một phƣơng pháp có thể sử dụng cho đội ngũ giáo viên giảng dạy nhƣng chủ yếu chỉ tập trung áp dụng đối với những giáo viên trẻ, đang tập sự và còn thiếu kinh nghiệm giảng dạy thực tế; trong khi nhóm đào tạo ngoài công việc lại có nhiều phƣơng pháp linh hoạt hơn, phù hợp để đào tạo, phát triển đội ngũ giáo viên dạy phổ thông tỉnh Quảng Nam. Tuy nhiên, việc kèm cặp, hƣớng dẫn đối với giáo viên trẻ, đang trong giai đoạn tập sự cũng hết sức quan trọng vì nó giúp cho họ có thể thực hiện tốt những bƣớc đi đầu tiên trong nghề nên đây có thể đƣợc xem là phƣơng pháp thiết yếu đối với những giáo viên đang tập sự, thử việc ở lĩnh vực công tác này.
d. Đổi mới các loại hình đào tạo
Đổi mới công tác đào tạo sẽ phát triển và làm thay đổi cơ cấu trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên. Vì vậy, trong thời gian đến, ngành giáo dục tỉnh Quảng Nam cần chú trọng gắn đào tạo với sử dụng, coi đào tạo là yêu cầu bắt buộc trong việc đề bạt thăng tiến, khuyến khích ngƣời giáo viên tham gia các chƣơng trình đào tạo phù hợp với công việc và năng
lực của mỗi ngƣời. Xác định rõ quyền lợi và trách nhiệm của mỗi cá nhân sau khi tham gia đào tạo và có chính sách ƣu đãi cho giáo viên đã hoàn tất các khóa đào tạo, đặc biệt là những giáo viên hoàn thành tốt, xuất sắc các khóa đào tạo này.
* Căn cứ phƣơng hƣớng, mục tiêu phát triển đội ngũ giáo viên và qua phân tích, xác định mục tiêu, nhu cầu, đối tƣợng, thời gian, phƣơng pháp, nội dung công tác đào tạo đội ngũ giáo viên dạy bậc phổ thông giai đoạn 2014- 2020, thời gian đến, ngành giáo dục tỉnh Quảng Nam có kế hoạch đào tạo đội ngũ giáo viên dạy bậc phổ thông nhƣ bảng 3.6 sau:
Bảng 3.6. Kế hoạch đào tạo đội ngũ giáo viên dạy bậc ph thông tỉnh Quảng Nam trong thời gian đến
Chuyên môn cần đào tạo
Thời gian đào tạo (tháng)
Số GV cần đào tạo đến năm học 2019 – 2020 Tổng số (ng) Tiểu học (ng) THCS (ng) THPT (ngƣời) Ngoại ngữ 03 6.500 3.000 2.500 1.000 Tin học 03 5.500 2.500 2.000 1.000 NVSP 0,5 16.846 7.053 6.350 3.443 Trên ĐH 24 630 30 100 500 Đại học 48 12.411 5.023 4.445 2.943 Cao đẳng 36 3.805 2.000 1.805 0
Nguồn ố liệu dự báo của ngành giáo dục tỉnh Quảng Nam
Theo bảng 3.6 ta thấy, đến năm học 2019-2020, ngành giáo dục tỉnh Quảng Nam cần đào tạo đội ngũ giáo viên dạy bậc phổ thông cụ thể nhƣ sau:
- Đào tạo trên đại học (thời gian đào tạo 36 tháng) cho 630 giáo viên trong đó có 30 giáo viên bậc tiểu học, 100 giáo viên bậc trung học cơ sở và 500 giáo viên bậc trung học phổ thông.
- Đào tạo đại học (thời hạn đào tạo 48 tháng) cho 12.411 giáo viên trong đó có 5.023 giáo viên ở bậc tiểu học, 4.445 giáo viên ở bậc trung học cơ sở và 2.943 giáo viên ở bậc trung học phổ thông.
- Đào tạo cao đẳng cho 3.805 giáo viên với thời gian đào tạo là 36 tháng, trong đó có 2.000 giáo viên bậc tiểu học và 1.805 giáo viên bậc trung học cơ sở.
- Cập nhật, đào tạo các nghiệp vụ sƣ phạm cần thiết cho toàn bộ 16.846 giáo viên các cấp với thời gian đào tạo là 0,5 tháng.
- Đào tạo trình độ ngoại ngữ tƣơng đƣơng trình độ A cho 6.500 giáo viên các cấp với thời gian đào tạo là 03 tháng, và đào tạo tin học trình độ A cho 5.500 giáo viên các cấp cũng với thời gian đào tạo là 03 tháng.
Bên cạnh đó, ngành giáo dục tỉnh Quảng Nam cần chủ động lên kế hoạch phối hợp với các cơ sở đào tạo trong và ngoài tỉnh để cử học sinh đi đào tạo các ngành học (môn học) đang còn thiếu giáo viên.